Quy hoạch cán bộ cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 64)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện

3.3.6. Quy hoạch cán bộ cấp xã

Việc quy hoạch cán bộ cấp xã có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các cán bộ đó. Tính tự giác trong việc tự nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận của mình.

Bảng 3.16: Số lượng cán bộ được quy hoạch đến năm 2025

Đơn vị: Người

Vị trí Số người

Bí thư và phó bí thư Đảng ủy 108

Chủ tịch và phó chủ tịch HĐND 108

Chủ tịch và phó chủ tịch UBND 108

Chủ tịch ủy ban MTTQ 54

Bí thư đoàn TN 54

Chủ tịch hội Phụ nữ 54

Chủ tịch hội Nông dân 54

Chủ tịch hội CCB 54

Nguồn: Phòng Nội vụ - UBND huyện Bảo Yên

Qua số liệu trên ta có thể thấy số lượng cán bộ quy hoạch là tương đối lớn đủ để đáp ứng nguồn nhân lực cho các vị trí cán bộ tại các UBND cấp xã. Với số lượng này giúp cán bộ được quy hoạch sẽ chuẩn bị tốt hơn về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị mà đòi hỏi ngày càng cao.

Sau khi được vào diện quy hoạch các đối tượng này đã chủ động tham gia học tập, phấn đấu trong công việc: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được, không để tình trạng gây mất đoàn kết, không thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước…. với những lỗ lực đó nhằm thể hiện bản thân để xứng đáng với các vị trí quy hoạch trên.

Để có thể làm cán bộ địa phương thì cần rất nhiều yếu tố không chỉ về mặt chuyên môn mà còn có cả tu dưỡng về đạo đức, lý luận và có những phương pháp làm việc hiệu quả: được gần dân hơn, hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân cũng

như hướng dẫn người dân làm kinh tế, sớm thoát nghèo, nâng cao đời sống tinh thần, bảo tồn văn hóa dân tộc của người dân địa phương.

Bảng 3.17: Đánh giá quy hoạch

Đơn vị: Điểm

Thang đo Điểm Độ lệch

chuẩn Đánh giá

Công tác quy hoạch theo đúng mục tiêu phát

triển của UBND 3,7 1,02 Đồng ý

Đối tượng quy hoạch có đủ năng lực, phẩm chất 3,6 0,98 Đồng ý

Quy hoạch đúng theo quy định 3,9 0,98 Đồng ý

Tiêu chuẩn quy hoạch rõ ràng, công khai 3,8 0,97 Đồng ý

Chiến lược quy hoạch tốt, rõ ràng và phù hợp

với đặc thù UBND 3,8 0,96 Đồng ý

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả

Việc quy hoạch cán bộ là công việc rất quan trọng vì nó liên quan rất nhiều đến chiến lược phát triển chung của mỗi UBND cũng như phát triển chung của địa phương. Thêm vào đó, việc quy hoạch cán bộ cũng giúp các cán bộ có thêm động lực để phấn đấu trong công việc, nó là nguồn động viên kích thích để người lao động hoàn thành nhiệm vụ của mình, đó cũng là điều ghi nhận của lãnh đạo đối với những lỗ lực của bản thân các cán bộ công chức. Với chỉ tiêu “Chiến lược quy hoạch tốt, rõ ràng và phù hợp với đặc thù UBND” đạt mức 3,8 điểm. Điều này cho thấy đó là nguồn động lực để cán bộ công chức tiếp tục phấn đấu. Ngoài ra, với chỉ tiêu “Đối tượng quy hoạch có đủ năng lực, phẩm chất” chỉ đạt mức điểm số là 3,6 điểm vì. Với đặc thù là huyện vùng cao, các xã ở vùng sâu vùng xa, nên cán bộ thường có trình độ không cao. Chính vì vậy, nhiều vị trí mà cán bộ quy hoạch vẫn chưa đủ tiêu chuẩn và đề nghị các cán bộ đó tiếp tục phấn đấu và phát huy như thiếu chứng chỉ về bằng cấp, thiếu chứng chỉ về lý luận chính trị….

3.3.7. Tình hình tạo động lực tinh thân cho cán bộ, công chức

Vấn đề khen thưởng là một trong những biện pháp quan trọng để nhằm tạo động lực phấn đấu cho các cán bộ, công chức cấp xã, họ có tinh thần vượt qua được

Biểu đồ 3.4: Tình hình thưởng cá nhân và tập thể cán bộ, công chức xã

Nguồn: Phòng Nội vụ -UBND huyện Bảo Yên

Sau các buổi làm việc căng thẳng, các UBND cấp xã cũng thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn hóa thể thao nhằm gắn kết cán bộ, công chức xã với nhau. Từ đó, hiểu được tâm tư và nguyện vọng cán bộ, công chức xã có thể kết hợp tốt hơn trong những công việc chung của cơ quan..

Bảng 3.18: Kinh phí chi phúc lợi cho cán bộ, công chức cấp xã

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) BQ Tổ chức nghỉ mát 854 907 942 106,20 103,85 105,03 Tổ chức văn nghệ, thể thao 364 385 464 105,76 120,51 113,14 Các hoạt động khác 254 287 296 112,99 103,13 108,06

Nguồn: Tài chính – kế hoạch, UBND huyện Bảo Yên và tính toán của tác giả

Chi phúc lợi được các UBND triển khai tương đối tốt thông qua chi cho thăm quan, nghỉ mát của cán bộ, công chức xã tại đơn vị, chi cho các hoạt động văn hóa thể thao, chi cho các hoạt động giao lưu giữa các bộ phận trong đơn vị,... các khoản này được trích từ quỹ công đoàn của các UBND nhằm thực hiện các hoạt động chi phúc lợi cho các cán bộ, công chức xã. Thêm vào đó, UBND huyện cũng trích để chi thêm, hỗ trợ cho quỹ công đoàn của các UBND xã: năm 2017 đã chi 854 triệu,

năm 2017 là 907 triệu và năm 2019 là 942 triệu đồng cho các cán bộ, công chức đi nghỉ mát, tạo ra những ngày nghỉ ngơi sau những ngày vất vả với công việc. Thêm vào đó, sau các ngày này các cán bộ, công chức hiểu nhau hơn, tạo thuận lợi trong quá trình làm việc.

UBND các xã và UBND huyện cũng thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, tăng tình đoàn kết. Thêm vào đó, huyện Bảo Yên cũng nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như: Tày, Dao, Mông... Thông qua các buổi giao lưu văn nghệ này, bản sắc văn hóa của các dân tộc được lưu giữ và quảng bá đến các dân tộc khác đang sinh sống trong khu vực. UBND huyện cũng đã tổ chức các hoạt động thể thao như: giải cầu lông, giải đá bóng.... đã thu hút được nhiều cán bộ, công chức xã tham gia và cũng nhiều hạt nhân có triển vọng cũng đã và đang tham gia các giải phong trào của tỉnh. Đây là cơ hội để các cán bộ, công chức giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc của mình.

Môi trường làm việc thoải mái, thân thiện sẽ giúp cán bộ, công chức xã có được tinh thần tốt để công hiến nhiều hơn nữa cho đơn vị mình. Ngoài việc trả lương thì các cơ quan, đơn vị còn sử dụng nhiều cách khác nhau để tạo động lực cho cán bộ, công chức xã như chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần....

Bảng 3.19: Đánh giá về tạo động lực cho công chức

Đơn vị: Điểm

Thang đo Điểm Độ lệch

chuẩn Đánh giá

Hoạt động kiểm tra, chăm sóc sức khỏe định

kỳ được thực hiện tốt 3,4 0,98 Bình thường

Các hoạt động thể thao, giải trí được tổ chức thường xuyên, thu hút sự tham gia của đông đảo công chức

3,6 1,01 Đồng ý

Đội ngũ công chức được tạo điều kiện làm

việc đầy đủ trang thiết bị văn phòng.. 3,5 0,98 Đồng ý

Các chế độ nghỉ dưỡng, ốm đau, thai sản,

Khi nền kinh tế có nhiều thay đổi thì cũng là lúc khối lượng công việc ngày càng nhiều, áp lực công việc lớn. Do vậy việc tạo được động lực cho người lao động là vấn đề cấp bách nhất là phải tạo được động lực cho cán bộ công chức cấp xã. Thêm vào đó, cán bộ công chức xã là cán bộ tiếp xúc nhiều với dân, phải đi xuống đến các bản làng và thậm chí phải biết cả tiếng dân tộc nên đòi hỏi có sức khỏe. Với chỉ tiêu “Hoạt động kiểm tra, chăm sóc sức khỏe định kỳ được thực hiện tốt” chỉ đạt mức điểm là 3,4 điểm. Đây là mức điểm không cao vì: các gói khám sức khỏe cho cán bộ không nhiều, không xét nghiệm nhiều chỉ tiêu nên việc khám mới dừng lại ở mức cơ bản. Với chỉ tiêu “Đội ngũ công chức được tạo điều kiện làm việc đầy đủ trang thiết bị văn phòng..” đạt mức điểm 3,5 điểm vì: các xã này thuộc các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn nhiều trụ sở làm việc của UBND xã đã được xây dựng từ lâu như: Việt Tiến, Vĩnh Yên, Xuân Hòa….thậm chí chí nhiều đoạn tường đã bị ẩm mốc, bong chóc…. Nhưng đã được cán bộ tại các xã khắc phục để hoàn thành công việc. Thêm vào đó, các xã thuộc vùng kinh tế khó khăn nên các cán bộ xã ngoài được hưởng các chính sách chung thì các chính sách riêng như hỗ trợ đi lại, hỗ trợ làm việc khu vực vùng sâu vùng xa… được nhà nước quan tâm vào thực hiện khuyến khích.

3.3.8. Đánh giá thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao

Hoạt động đánh giá công việc là rất quan trọng, nó thể hiện năng lực vào hiệu quả công việc của các cán bộ công chức. Cũng thông qua việc đánh giá này mà các công chức thấy được những việc đã làm được và chưa là được để có những điều chỉnh kịp thời. Đối với lãnh đạo thì căn cứ vào đánh giá hoạt động này để có những nhận xét cũng như là chỉ tiêu khen thưởng, bình xét công việc cuối năm.

Bảng 3.20: Đánh giá công chức cấp xã Đơn vị: % Đơn vị: % Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) BQ Hoàn thành XSNV 57,4 60,7 50,1 - - - Hoàn thành tốt NV 26,2 27,3 30,2 - - - Hoàn thành NV 14,9 9,4 17,9 - - - Không hoàn thành NV 1,5 2,6 1,8 - - -

Việc đánh giá này còn thể hiện mức độ đóng góp của các cán bộ, công chức đó đối với cơ quan làm việc của mình cũng như sự ghi nhận của tập thể lãnh đạo xã đối với từng cá nhân. Việc đánh giá đảm bảo tính khách quan, công bằng và minh bạch tránh những tranh cãi, hiểu nhầm gây mất đoàn kết trong nội bộ. Hoạt động đánh giá kết giá kết quả công tác của cán bộ, công chức là một hoạt động thường xuyên của UBND xã. Đây là căn cứ để khen thưởng cho cán bộ công chức xã đang làm việc tại các UBND xã, những cán bộ, công chức có thành tích đóng góp cao thì sẽ được khen thưởng một cách xứng đáng.

Bằng những lỗ lực của bản thân cũng như tập thể UBND các xã, số lượng các cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngày càng tương đối cao. Điều này thể hiện năng lực làm việc đã có nhiều cải thiện đáng kể. Điều này còn giúp cho mối quan hệ giữa cán bộ công chức xã và người dân được nâng cao. Người dân sẵn sàng làm theo những hướng dẫn và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Có một lượng ít cán bộ, công chức là không hoàn thành nhiệm vụ năm 2017 chiếm 1,5% năm 2018 là 2,6% và năm 2019 là 1,8%. Các cán bộ này là do vi phạm kỷ luật trong quá trình công tác, vi phạm về tài chính và điều hành công việc. Các trường hợp này đều được xử lý theo quy định của pháp luật.

Cán bộ công chức cấp xã không chỉ được đánh giá dựa trên góc độ cán bộ quản lý của lãnh đạo mà còn được xem xét từ phía của mình dân, những người ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động cũng như quyết định của cán bộ công chức cấp xã.

Biểu đồ 3.5: Tình hình khiếu nại, tố cáo về thực hiện nhiệm vụ của CBCC

Nguồn: Phòng Thanh tra – UBND huyện Bảo Yên

Bằng những lỗ lực bản thân của chính cán bộ, công chức cấp xã đó là hoàn thiện ngày càng tốt hơn trong việc được giao. Thì người dân khiếu nại, tố cáo cũng là một trong những kênh thông tin quan trọng để xem xét và đánh giá chính cán bộ công chức đó. Khi người dân phát hiện những hành vi vi phạm, những thái độ cư xử và phương pháp làm việc không được tốt. Người dân sẵn sàng tố cáo cũng như báo cáo cấp trên xem xét đánh giá.

Qua số liệu trên có thể thấy đơn thư tố cáo khiếu nại về việc thực hiện nhiệm vụ chức năng của các bộ công chức không nhiều so với một địa bàn rất rộng cũng như số lượng các xã, thị trấn là tương đối đông như Bảo Yên. Đối với phía lãnh đạo địa phương cũng căn cứ vào các đơn thư này để có những góc nhìn đa chiều về cán bộ, công chức cấp xã để có những đánh giá chuẩn xác hơn về những đối tượng này.

Bảng 3.21: Đánh giá về hoạt động đánh giá cán bộ, công chức cấp xã

Đơn vị: Điểm

Thang đo Điểm Độ lệch chuẩn Đánh giá

Hoạt động đánh giá thường xuyên và liên tục 3,7 1,02 Đồng ý

Phương pháp đánh giá linh hoạt 3,8 0,98 Đồng ý

Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá rõ ràng, dễ hiểu 3,8 0,97 Đồng ý

Đánh giá công khai, minh bạch 3,7 0,98 Đồng ý

Kết quả đánh giá phản ánh đúng đóng góp

của công chức đối với cơ quan 3,5 1,01 Đồng ý

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả

Đánh giá công chức là việc làm thường xuyên để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. Cũng thông qua hoạt động đánh giá, các lãnh đạo sẽ ghi nhận những đóng góp cả công sức và tinh thần của cán bộ công chức đối với công việc được giao. Bên cạnh đó, việc đánh giá cũng cần phải có những phương pháp nhất định vừa đảm bảo việc đánh giá không gây áp lực đối với công chức nhưng nó cũng là tiêu chuẩn để tiến hành phân loại cán bộ. Do vậy, với tiêu chí “Kết quả đánh giá phản ánh đúng đóng góp của công chức đối với cơ quan” đạt mức điểm là 3,5 điểm vì: cán bộ xã thường là giao tiếp trực tiếp với người dân, những người thường có trình độ không cao và đa dạng lứa tuổi nên nhiều khi cán bộ xã đã giải thích, hướng dẫn…. nhưng người dân không hiểu, không làm theo. Trong nhiều trường hợp cán bộ xã đến tận nhà để hướng dẫn, công sức vất vả nhưng chưa thực sự được ghi nhận rõ ràng. Bên cạnh đó, việc đánh giá thường được công khai minh bạch nên với tiêu chí “Đánh giá công khai, minh bạch” đạt mức điểm số là 3,7 điểm vì hằng năm UBND xã thường xuyên có những buổi tổ chức đánh giá phân loại công chức. Tại các buổi này, các ý kiến đóng góp được công khai, hướng dẫn và nhận xét minh bạch để cán bộ biết và có những sửa chữa kịp thời.

3.3.9. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ công chức cấp xã cấp xã

dưới, nhất là chính quyền cấp xã. Chấn chỉnh phong cách làm việc, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền xã, thị trấn. Tập trung củng cố chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, đảm bảo đầy đủ chế độ, chính sách để công chức cấp xã yên tâm công tác có hiệu quả. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ công chức.

Bảng 3.22: Tình hình thanh tra, kiểm tra

Đơn vị: Đợt Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) BQ Thanh tra 5 4 6 80 150 115 Kiểm tra Thường xuyên 4 3 5 75 166,66 120,83 Đột xuất 7 8 6 114,28 75,00 94,64

Nguồn: Phòng thanh tra – UBND huyện Bảo Yên và tính toán của tác giả

Hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của các các bộ, công chức cấp xã được tiến hành thường xuyên để đảm bảo các cán bộ, công chức luôn thực hiện đúng nhiệm vụ của mình theo các quy định của nhà nước. Đối với các hoạt động thanh tra chủ yếu tập trung vào mảng hoạt động chi tiêu của các cán bộ, công chức cho các hoạt động. Ngoài ra, cán bộ thanh tra cũng tiến hành thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 64)