Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đông hải dương (Trang 81 - 83)

D MỨC ĐỘ ĐỒNG CẢM

t Sig Thống kê đa cộng uyến

3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng

Trước khi tiến hành bất cứ một hoạt động cho vay nào cũng luôn đòi hỏi các ngân hàng phải có quá trình thẩm định kỹ càng khách hàng vay, công tác thẩm định này bao gồm việc xem xét khách hàng có đủ năng lực tài chính và dân sự để tiến hành hoạt động tín dụng hay không. Vì vậy, công tác thẩm định được coi là nền tảng trong hoạt động tín dụng. Nhưng Vietinbank Đông Hải Dương chủ yếu là các nhân viên tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên kinh nghiệm thẩm định chưa có nhiều, mặt khác Vietinbank Đông Hải Dương chưa có hệ thống đào tạo nhân viên mới sát với

thực tế và hiệu quả. Để lựa chọn một cách chính xác và khoa học, ngân hàng nên tiến hành phân tích và theo dõi khách hàng theo bốn nhóm tiêu thức: tư cách khách hàng và lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng, phương án sử dụng vốn vay và kế hoạch trả nợ, tình hình tài chính hiện tại và tương lai, tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng như một cán bộ tín dụng nào cũng làm tốt được hết nhiệm vụ và trách nhiệm của mình khi tiến hành thẩm định. Việc thẩm định khó khăn nhất là với hoạt động cho vay tiêu dùng vì chủ yếu phải dựa vào các báo cáo tài chính hay thông tin từ phía khách hàng cung cấp, mà có rất ít các bảng báo cáo tài chính hay phương án kinh doanh rõ ràng. Vì vậy, mức độ rủi ro thẩm định khá cao, hoặc các sự cố xảy ra cho khách hàng là những nguyên nhân bất khả kháng. Chính vì thế nâng cao công tác thẩm định khách hàng để hạn chế rủi ro là việc làm tiên quyết. Việc thu thập và phân tích thông tin một cách chính xác đầy đủ, tổng hợp sẽ tạo nên những cơ sở cần thiết ban đầu cho công tác cho vay.

Một trong những công việc quan trọng nữa là phải chú trọng công tác lưu trữ thông tin. Một khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì nhất thiết phải có những thông tin cần thiết cho việc chấm điểm tín dụng của ngân hàng. Sau khi ngân hàng tất toán xong một món vay, mọi tài liệu cứng về khách hàng sẽ được cất vào kho, còn các tài liệu mềm sẽ được lưu trữ vào máy tính của Vietinbank Đông Hải Dương. Ngân hàng cần xây dựng quy trình quản lý dữ liệu tiên tiến để tiện lợi cho công tác thẩm định khách hàng, và nhất là sự phối hợp giữa các bộ phận phòng ban của ngân hàng để tăng cường thông tin nội bộ, kết hợp trao đổi thường xuyên với các tổ chức tín dụng khác nhằm nắm bắt chính xác thông tin về khách hàng.

Tăng cường nâng cao trình độ và năng lực của nhân viên thẩm định có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định khách hàng, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng của khoản cấp tín dụng. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Bên cạnh đó, cần cải tiến chương trình đào tạo cho nhân viên mới sát với thực tế hơn, giảm lãng phí thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và nhân viên. Nâng cao khả năng và trình độ của cán bộ thẩm

định là yêu cầu chung không chỉ đối với từng chi nhánh mà còn là của hệ thống ngân hàng Vietinbank Đông Hải Dương nói chung.

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đông hải dương (Trang 81 - 83)