D MỨC ĐỘ ĐỒNG CẢM
t Sig Thống kê đa cộng uyến
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay tiêu dùng dành cho KHCN
- Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể các quyết định, chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước cho các NHTM. Các văn bản chỉ đạo cũng như các thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước phải bao quát được hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế, tránh sự nhầm lẫn, xung đột trong việc thực thi. Khoảng thời gian từ khi ban hành một quyết định, quy định đến khi có sự thay đổi chúng cần được kéo dài hơn, tránh gây khó khăn cho các NHTM trong việc đầu tư chi phí, thời gian để đào tạo, hướng dẫn triển khai.
- Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, điều hành đối với các NHTM, đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác cho các NHTM. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện trung tâm thông tín tín dụng, thường xuyên cập nhật thông tin tín dụng của khách hàng để các NHTM có thể dễ dàng tra cứu thông tin khi cần thiết.
3.3.2.2. Nâng cao vai trò của Ngân hàng nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ
Việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước nhằm mục tiêu thúc đẩy, phát triển ổn định, vững chắc nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và
quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá... để hoạt động của NHTM có thể thay đổi thích ứng phù hợp với diễn biến thị trường.
3.3.2.3. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống NHTM
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quy định an toàn trong hoạt động đối với các NHTM, tạo ra khung pháp lý cho hoạt động của các NHTM. Từ đó, NHNN cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ thanh tra, giám sát đối với hoạt động của NHTM để hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Từ đó có biện pháp xử phạt thích hợp, đảm bảo tính răn đe.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin giữa các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại cho hoạt động của một số NHTM nói riêng, toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nói chung.
3.3.2.4. Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong quản lý nợ xấu và cơ chế phối hợp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng
Rủi ro của khách hàng mang lại rủi ro cho ngân hàng, từ đó phát sinh nợ xấu cho ngân hàng. Do đó hoạt động ngân hàng cần được thực hiện và quản lý thông qua các tiêu chuẩn có tính thông lệ quốc tế, đặc biệt trong hoạt động quản lý nợ xấu Ngân hàng nhà nước cần xây dựng và ứng dụng các chuẩn mực quốc tế hiện đại trong quản lý nợ xấu, có ý nghĩa quan trọng như: (1) tạo điều kiện cho các NHTM tăng khả năng huy động vốn, thúc đẩy kinh tế phát triển; (2) tăng uy tín cho ngân hàng; (3) xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát hiệu quả để hỗ trợ cho việc phát triển thị trường tài chính và xây dựng hệ thống NHTM phát triển, đáp ứng các điều kiện hội nhập kinh tế quốc” tế.
KẾT LUẬN
Qua quá trình vận “dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, đánh giá vào mục tiêu nghiên cứu, đề tài Chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dươngđã giải quyết một số nội dung sau:
Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng và các căn cứ được sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại các NHTM.
Hai là, kết hợp các dữ liệu và những hiểu biết trong quá trình thực tập từ đó đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân tại Chi nhánh.
Có thể nói rằng, quy mô dịch vụ cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân của Chi nhánh đang ngày càng mở rộng trong thời gian qua (Doanh số CVTD tăng qua các năm, năm 2017 là 74.710 và năm 2019 là 112.752), nhưng chất lượng dịch vụ CVTD vẫn chưa được khách hàng đánh giá cao, kết hợp với các chỉ tiêu định lượng, định tính và ý kiến đánh giá của khách hàng đã được phân tích ở trên, ngân hàng cần cần phải có sự cải tiến của ngân hàng trong thời gian tới.
Ba là, trong đề tài đã đề xuất một số giải pháp đối với Chi nhánh nhằm khắc phục các điểm yếu, những mặt chưa đạt được từ đó tạo động lực để nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD dành cho KHCN, và nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.
Tóm lại, DVCVTD dành cho KHCN của NHTM là một dịch vụ khá mới mẻ và đóng một vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế, với ngân hàng và người tiêu dùng. Vì vậy, muốn cho DVCVTD dành cho KHCN thật sự phát huy hết vai trò của nó cần có sự phối hợp đồng bộ giữa ngân hàng, khách hàng và Nhà nước.
Với vai trò đặc biệt quan trọng đó, NHNN và Vietinbank nên có các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động này, làm cho dịch vụ CVTD dành cho KHCN có thể mở rộng nhưng vẫn đảm bảo an toàn và chất lượng cao.
Hạn chế và hướng phát triển của đề tài Hạn chế của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích số liệu thứ cấp mà chi nhánh đã cung cấp nên tính chính xác của việc phân tích còn phụ thuộc vào chất lượng số liệu.
Do thời gian còn hạn chế nên đề tài vẫn chưa nghiên cứu với kích thước mẫu lớn hơn, nên tính chính xác và đại diện vẫn chưa tốt.
Hướng phát triển của đề tài
Nhằm có được những đánh giá tốt hơn đối với chất lượng dịch vụ CVTD dành cho KHCN tại ngân hàng, em đề xuất việc thực hiện một số các đề tài nghiên cứu tương tự vào một thời điểm khác sau này. Các bài nghiên cứu sau này nên mở rộng với kích cỡ mẫu lớn hơn nữa, để đảm bảo tính chính xác cao và đại diện cho tổng thể tốt hơn, có thể thực hiện công trình nghiên cứu với tổng thể là toàn bộ khách hàng của toàn bộ Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, chứ không chỉ giới hạn là khách hàng của Vietinbank Đông Hải Dương như đề tài này.
NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
2. Phan Thị Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Giao thông vận tải Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hiền, 2019. Phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng – Chi nhánh Đông Đô. Luận văn thạc sỹ. Học viện tài chính.
5. Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2014. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Học viện tài chính.
6. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê.
7. Trần Thị Mai Lan, 2018. Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ. Đại học Thương Mại.
8. Nguyễn Thị Mùi, 2010. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.
9. Trần Phương Nga, 2019. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế Quốc dân.
10.Peters.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.
11.Nguyễn Thị Thuý, 2017. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Đông. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
12.Nguyễn Văn Tiến, 2011. Giáo trình Tài chính tiền tệ ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
14.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Đông Hải Dương (2017, 2018, 2019). Báo cáo nội bộ về tình hình cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.