Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 28 - 36)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Tài nguyên du lịch xã Lát

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1.1. Địa hình

Xã Lát nằm gần trung tâm huyện Lạc Dương, gồm có 6 thôn: Đan- Kia, B’nơB, B’nơC, Đănggiarít B, Đạ Nghịt, Păng Tiêng và có ranh giới tiếp giáp như sau:

Phía Đông giáp thị trấn Lạc Dương Phía Tây giáp huyện Đam Rông Phía Nam giáp huyện Lâm Hà

Phía Bắc giáp xã Đưng K’Nớh, xã Đa Nhim.

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã (năm 2010) là 25.174,98ha với những cảnh quan kỳ vĩ và thơ mộng, lại nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố Đà Lạt nên có lợi thế rất lớn về phát triển du lịch. Việc phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn xã Lát không chỉ có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế xã hội của huyện Lạc Dương, mà còn có vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là với du lịch- dịch vụ của thành phố Đà Lạt.

Theo bản đồ địa hình tỷ lệ: 1/25.000 cho thấy: Địa hình thấp dần từ phía Đông xuống Tây của xã (độ cao tương ứng 2.000m xuống 1.450m), có 2 dạng địa hình chính: núi cao và đồi thấp.

- Dạng địa hình núi cao: độ cao khoảng 1.600-2.100m so với mặt nước biển, độ dốc lớn (trên 250), diện tích 22.179,31ha, chiếm 93,83% tổng diện tích tự nhiên. Tuy gây nhiều khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, không thích hợp cho phát triển nông nghiệp, nhưng với dãy Liang Biang kỳ vĩ lại tạo lợi thế rất lớn trong phát triển du lịch trên địa bàn xã.

- Địa hình đồi thấp: độ cao trung bình từ 1.500 – 1.600m, diện tích 1.088,0ha,

chiếm 4,6% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, độ dốc từ 8 - 150 tương đối thuận lợi

cho bố trí sử dụng đất nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là địa bàn chủ yếu trong phát triển kinh tế xã hội của xã, hiện trạng chủ yếu là đất trồng rau-màu - cây công nghiệp hàng năm, cây lâu năm, cây ăn quả.

Đặc trưng của kiến tạo địa tầng khu vực Tây Nguyên bởi các trầm tích phun trào acid, đá bazan cấu ta ̣o lỗ hổng , cấu ta ̣o có thành phần chủ yếu là bazan olivine , có chiều dày từ 1-40m, trên cùng là lớp vỏ phong hóa dày 3m, ở vùng trũng thấp được phủ các lớp trầm tích aluvi chủ yếu là sét , sét pha.

Nằm nép mình dưới những tán rừng thông đặc chủng trải rộng với gần 200ha. So với nhiều khu du lịch khác ở Đà Lạt thì Thung Lũng Vàng không được hoành tráng bằng nhưng nó lại hấp dẫn du khách bởi nghệ thuật sắp đặt trong thiết kế và tận dụng những tiểu cảnh dựa trên cơ sở triết lý Phương Đông khiến cho cảnh quan ở đây nhìn tựa như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Du khách được thưởng ngoạn với không gian Vườn với những tên gọi nên thơ như: Vườn tĩnh lặng, nẻo về của Ý,

suối Đỗ Quyên, Đại viên Cảnh. Cùng với đó là bộ sưu tập Đá bàn quý, gỗ hóa thạch, vườn phong lan Tây Nguyên, vườn Mai Anh Đào Đà Lạt, vườn Mai Anh Đào Nhật Bản, hàng cây phong Canada, vườn Bonsai, và nhiều loại cây quý khác. . được chăm sóc rất công phu. Đặc biệt, điểm nhấn của Thung Lũng Vàng đó là trên lưng chừng đồi thông, có một dòng suối nhân tạo dài khoảng một cây số, những lớp đá được sắp đặt có chủ ý nhưng cứ như vô tình giống dòng suối tự nhiên. Nước từ suối này đổ xuống và chia thành hai dòng chảy có tên Tĩnh và Động.

Thơ mộng và có vẻ huyền ảo là các khu vui chơi với cái tên gợi sự khám phá như vườn đá Tứ Linh có bức tượng lớn mang hình dáng vị thần đang gieo hạt, khu vui chơi Thái Cực, hồ Lưỡng Nghi cùng những viên đá lót lối đi lên đồi được xếp theo hình quẻ Thiên hỏa đồng nhân trong Kinh Dịch… Từ khi đi vào hoạt động năm 2005 đến nay, Thung Lũng Vàng đã trở thành một trong những khu du lịch hấp dẫn du khách nhất hiện nay ở Đà Lạt

Nằm ở độ cao được xem là một trong những đỉnh núi cao nhất Đà Lạt, núi Langbiang là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân nơi đây. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Từ dưới chân núi, có dịch vụ xe Jeep đưa khách lên đỉnh. Ngay dưới chân núi, có một thung lũng khá lớn, nơi tổ chức thành công lễ hội 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, được thiết kế như một khu du lịch sinh thái, giải trí. Du khách có thể thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với đồng bào dân tộc, nghe họ kể những câu chuyện huyền thoại. Tại đỉnh núi Langbiang, có các dịch vụ như nhà hàng, quán cà phê, quầy lưu niệm và các dịch vụ khác như: ống nhòm nhìn thành phố Đà Lạt từ trên cao, cưỡi ngựa chụp hình, dù lượn, bắn cung,... Từ trên đỉnh núi, du khách có thể nhìn thấy Suối Vàng và Suối Bạc và toàn cảnh Đà Lạt trên cao với những màn sương mù bay phất phơ trước mặt làm bạn cứ ngỡ như là đang ở trên mây. Đặc biệt, trên đỉnh núi còn có vườn hoa, tượng chàng K’lang và nàng Hơbiang, khu bán hàng lưu niệm,...

2.2.1.2. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi quy luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu của xã Lát có những điểm đặc biệt so với vùng xung quanh: Mát lạnh quanh năm, mưa nhiều, mùa khô ngắn, lượng nước bốc hơi thấp, không có bão, rất thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Độ cao bình quân 1.500m so với mặt biển, nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 18 độ C, biên độ nhiệt trung bình các tháng khoảng 4 độ C, biên độ nhiệt giữa ban ngày và đêm 9 độ C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất (14,10C), tháng 6 có nhiê ̣t đô ̣ trung bình cao nhất (19,50

C ), nhiệt đô ̣ ổn đi ̣nh qua các mùa trong năm . Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10.

Hình 2.1. Nhiệt độ các tháng trong năm ở Xã Lát

(Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng)

Số giờ nắng chủ yếu tập trung vào những tháng từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Nếu tính ban ngày có 12 tiếng thì trung bình năm có chưa đầy 5 giời rưỡi có ánh nắng mặt trời. Từ tháng 12 đến tháng 4, trung bình một ngày có 7 giờ nắng; trong khi đó vào các tháng khác, đặc biệt là từ tháng 7 đến tháng 10, trung bình một ngày chỉ có từ 3 đến 4 giờ có ánh nắng mặt trời.

Hình 2.2. Số giờ nắng các tháng ở xã Lát

(Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng)

Lượng mưa khá cao, trung bình 2.000mm/năm, phân phối không đồng đều trong năm, chủ yếu mưa nhiều vào tháng 6, 7, 8, 9 chiếm 70% lượng mưa trong năm; các tháng 1, 2, 3 lượng mưa thấp, số giờ nắng cao nên độ ẩm thường thấp nhất từ 71 đến 86%. Ngược lại, tháng 7, 8 và tháng 9 số giờ nắng ít , lượng mưa cao nên đô ̣ ẩm lớn nhất (trên dưới 90%). Các mùa khô từ 75-85%.

Hình 2.3. Lượng mưa các tháng trong năm (mm)

(Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng) 2.2.1.3. Tài nguyên nước

- Hệ thống sông suối: Nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu là Suối Vàng là phần

thượng nguồn của sông Đạ Dâng. Suối Vàng bắt nguồn từ khu vực phía Tây dãy

(diện tích mặt hồ rộng khoảng 295 ha, tổng dung tích khoảng 20 triệu m3)

. Do là nguồn nước cung cấp sinh hoạt chủ yếu cho thành phố Đà Lạt nên được bảo vệ nghiêm ngặt và không được sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

- Hệ thống Hồ, Đập: Có hồ Đan - Kia là một phần của hệ thống Suối Vàng.

Hồ Suối Vàng gồm hai hồ là Đankia ở trên và Ankroet ở dưới, được tạo bởi hai đập cùng tên Ankroet chắn dòng sông Đa Dung phát nguyên từ núi Langbiang; cạnh đó là một thác nước trắng xóa cũng mang tên Ankroet - thác này đã được toàn quyền Decoux chọn làm nơi xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên của Đà Lạt vào năm 1942.

Hồ Suối Vàng có sức chứa khoảng 20 triệu khối nước, ngoài việc cung cấp nguồn nước trong lành cho thành phố Đà Lạt, còn được dùng để vận hành tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện Ankroet với công suất năm đạt 15 triệu kw/h.

Nơi đây còn có nhà máy nước Suối Vàng khá hiện đại do Đan Mạch giúp xây dựng hoàn thành năm 1984 với công suất 18.000m3/giây, với sự kiểm nghiệm thường xuyên của Trung tâm Y tế dự phòng đã xác nhận nước đầu nguồn luôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết. Đankia - Suối Vàng ngày nay đã được nhìn nhận đúng với giá trị thực của nó. Trong một tương lai không xa nơi đây sẽ trở thành một trung tâm du lịch. Một liên doanh gồm một bên là Tỉnh Lâm Đồng và một bên là Singapore đã có kế hoạch đầu tư với hàng trăm hạng mục lớn nhỏ sẽ được dựng lên bên hồ, trên hồ và giữa những đồi thông, thảm cỏ.

2.2.1.4. Động thực vật

Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình từ 1.500- 1.800m, địa hình chia cắt mạnh được chắn bởi các dãy núi cao như đỉnh Hòn Giao (2.060m), Bidoup (2.287m), LangBiang (2.167m). Khí hậu nơi

đây ôn hoà, nhiệt độ không khí trung bình năm 180C, lượng mưa trung bình năm

1800mm, tại các đai cao trên, lượng mưa có thể đạt 2800-3000mm/năm. Thảm thực vật rừng ở đây được đặc trưng bởi các kiểu rừng:

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố ở độ cao trên 1.700m, lượng mưa 2.300mm- 3.000mm/năm, độ ẩm từ 89%- 95%, được đặc trưng bởi các họ: chè (Theaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Re (Lauraceae), họ Ngọc Lan

(Magnoliaceae), họ Đỗ Quyên (Ericaceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ Hoa Hồng (Rosaceae), họ Thông (pinaceae), họ Kim Giao (Podocarpaceae), họ Hoàng Đàn (Cupressaceae).

- Kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới: Phân bố ở độ cao trên 1.700m, được đặc trưng bởi các họ: họ Dẻ (Fagaceae), họ Re , họ Chè, họ Ngọc Lan, họ Thông, họ Kim Giao, họ Hoàng Đàn.

- Kiểu phụ rừng rêu (rừng lùn): Phân bố ở độ cao trên 2.000m, nơi đây thường xuyên bị che phủ, trên cây rừng có nhiều rêu và địa y mọc, đặc trưng bởi các họ: họ Phong Lan (Orchidaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Đỗ Quyên (Ericaceae).

- Rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở độ cao dưới 1.700m, đặc trưng bởi Thông ba lá (Pinus khasya) mọc thuần loài.

- Rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre với cây lá rộng: Phân bố ở độ cao 800- 1.200m, đặc trưng bởi các loài: Le Núi Dinh (Oxynanthera dinhensis), Lồ Ô (Bambusa balcoa), cùng với các loài cây gỗ như: Mạ sưa (Helicia cochinchinensis), Chẹo (Engelhardtia wallicluana). Hệ thực vật ở đây được di cư xâm nhập theo 3 luồng : Hệ thực vật Ấn Độ- Miến Điện có họ Bàng (Combretaceae); Hệ thực vật Himalaya- Vân Nam, Quý Châu Trung Quốc có 5 họ đặc trưng: họ Kim Giao, họ Dẻ, họ Ngọc Lan, họ Re, họ Đỗ Quyên; Hệ thực vật Bắc Việt Nam- Nam Trung Quốc có 6 họ đặc trưng: họ Đậu (Fabaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Điều (Anacardiaceae).

Theo kết quả điều tra về thực vật đã thống kê được 1.468 loài thuộc 161 họ, 673 chi, trong đó có 91 loài đặc hữu, 62 loài quý hiếm thuộc 29 họ thực vật khác nhau được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 15 loài được ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ- CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Đặc biệt chú ý họ Phong Lan có 18 loài quý hiếm, Ngành hạt trần có 14 loài, trong đó có 10 loài quý hiếm như: Thông tre nam (Podocarpus annamensis), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Thông đỏ (Taxus wallichiana), Du sam (Keteleria evelyniana), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus macrolepsis),

Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii), Thông năm lá Đà Lạt (Pinus dalatensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook. f.), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum(Roxb) Wall.ex Hook), những loài đặc hữu tiêu biểu là: Côm Bi Doup (Elaeocarpus bidupensis), Chè gò đồng Bi Doup (Gordonia bidupensis), Lan hoàng thảo Đà Lạt (Dendrobium dalatensis), Trà hoa Lang Biang (Impatient langbiangensis), Hoa tím Đà Lạt (Viola dalatensis), Cung nữ Langbiang (Procris langbiangensis), Ẩn mạc Lang Biang (Cryptophragmium langbiangensis), Sồi Langbiang (Quercus langbiangensis), Vân đa Bi Doup (Vanda bidupensis Aver. & christeson), Cáp mộc Bi Doup (Craibiodendron heryi W.W. Smith var bidoupensis Smitin & Phamh), Nỉ lan Bi Doup (Eria bidupensis(Gagnep) Seidenf. Ex Aver)…có thể nói rằng hệ thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú có nhiều loài mang tên địa phương, đồng thời nơi đây còn là cái nôi của Ngành hạt trần (đứng sau Hoàng Liên Sơn), nhiều loài cho giá trị kinh tế cao và khoa học như Pơ mu, Bách xanh, Thông đỏ, Đỗ Quyên, hoa Hồng, Thông năm lá Đà Lạt, Lan Gấm…Về động vật đã điều tra được 208 loài, 81 họ, thuộc 27 bộ.

Trong đó:

+ Các loài đặc hữu: Về Chim có 17 loài tiêu biểu là Mi Langbiang (Crocius Langbianus), Khướu đầu đen (Garrulax milleti), Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti), Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Trĩ sao (Rheinartia ocellata),..Về Thú có một số loài tiêu biểu đặc trừng cho khu vực Nam Trường Sơn như: Bò tót (Bos gaurus), Voi (Elephas maximus), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis).

+ Các loài động vật quý hiếm: Qua điều tra và thống kê cho thấy có 45 loài được ghi trong nghị định 32/2006/NĐ- CP, ngày 30 tháng 3 năm 2006 “ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm”.

+ Cây thuốc : Khu vực này giàu về tài nguyên cây thuốc, thành phần cây thuốc tự nhiên ở đây rất đa dạng như Kinh giới, Đơn buốt, Đại bi, Nam sâm, Ngưu tất nam, Thu hải đường dại... là những loài mọc ở khắp nơi, có trữ lượng lớn. Bên cạnh đó, cũng có một số loài cây thuốc rất dễ tìm và là đặc sản của địa phương như Lông cu li, Bổ cốt toái, Hoàng liên ô rô... [17].

Từ những số liệu trên cho thấy khu hệ động, thực vật của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà có thể được xem như một vườn động, thực vật tự nhiên rộng lớn với những cánh rừng nguyên sinh còn sót lại của Việt Nam và khu vực Đông Nam Châu Á, là một nguồn khám phá vô tận của tất cả các du khách và các nhà khoa học khi đặt chân đến đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)