Khai thác các điểm, tuyến tham quan du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 43 - 47)

6. Bố cục của luận văn

2.5. Hiện trạng hoạt động du lịch tại xã Lát

2.5.2. Khai thác các điểm, tuyến tham quan du lịch

2.5.2.1. Các điểm du lịch

Theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2015, trên địa bàn xã sẽ có khoảng 4.991,44ha đất khu du lịch [2].bao gồm các khu du lịch sau:

- Khu du lịch Đankia – Suối Vàng GĐ I: 2.490ha. - Khu du lịch bên khu Đankia – Suối Vàng: 2.000ha.

- Khu du lịch văn hoá phát triển ngành nghề: 2ha. (Làng dệt thổ cẩm B’nơC, thôn văn hóa cổ K’Ho).

- Khu du lịch lễ hội các dân tộc Lang Biang: 30ha. - Khu du lịch sinh thái Ankroet: 43ha.

- Khu du lịch Bạch Cúc: 6,44ha. - Khu du lịch thác Bồ Giáng: 90ha. - Khu du lịch Làng Cù Lần: 20ha. - Cụm Thung Lũng Vàng: 150ha.

- Cụm du lịch sinh thái thuỷ điện Đạ Dâng – Đạ chomo: 160ha. - Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.

* Khu du lịch Làng Cù Lần: Do công ty GBQ quản lý và đưa vào hoạt động

được 2 năm nhưng hiện tại hoạt động chưa có hiệu quả, khách du lịch đến rất ít và chỉ lưu lại trong một vài giờ. Qua khảo sát của tác giả, nhà đầu tư mới đầu tư xây dựng được 2 khu lưu trú theo kiến trúc Tây Nguyên có sức chứa khoảng 30 khách, trong các phòng trang thiết bị còn thiếu thốn không có khả năng đáp ứng khách có khả năng chi tiêu cao. Nhà hàng sức chứa khoảng 40 khách, nhà hàng chỉ mở khi có khách đặt ăn. Một khu vui chơi tổ chức đốt lửa trại và giao lưu văn hóa, bên cạnh là mô hình nhà rông trong sân vui chơi. Mô hình chợ Chồm Hổm trưng bày và bán các vật dụng phục vụ lao động sản xuất của dân trong làng, bày bán đồ thủ công mỹ nghệ. Đội xe địa hình 10 xe zeep, một phòng tranh trưng bày khoảng 100 bức tranh, 2 cầu tre bắc qua suối cạn và một hồ nước giữa khu du lịch phục vụ cho câu cá giải trí, một khu vệ sinh. Khu cổng vào dành cho đậu xe là một khoảng đất trống được ban ra chưa trải bê tông, không có nhà chờ cho khách. Toàn bộ khu vực với cảnh quan đơn điệu, thiếu các dịch vụ phục vụ khách ăn uống, vui chơi giải trí, chủ nhân khai thác du lịch chủ yếu dựa vào tài nguyên sẵn có của rừng thông nên chưa thể giữ được chân khách. Theo ý kiến của cô Lan khách du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh “ Cần phải tạo ra nhiều loại hình vui chơi giải trí đặc trưng của dân tộc

K’Ho, phải tạo được điểm nhấn, điểm khác lạ cho làng Cù Lần khác với các khu du lịch trong xã Lát, giá dịch vụ ở đây quá đắt”.

* Khu du lịch Thung Lũng Vàng: Do Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Thung

Lũng Vàng Đà Lạt thuộc Công ty cấp thoát nước Lâm Đồng, khai trương năm 2005 bao gồm: Khu Trung tâm chính với 2 bãi đậu xe (một bãi đậu xe ngoài cổng, một bãi đậu xe trong khu du lịch), nhà đón tiếp, khu bán hàng lưu niệm, khu vui chơi giải trí, câu cá và các trò chơi trên nước. Bên cạnh đó là vườn hoa, hồ cảnh, thác nhân tạo, vườn tượng, vườn mai anh đào, nhà hàng có sức chứa khoảng hơn 100 khách với thực đơn phong phú. Khu nghỉ dưỡng có sức chứa cho đoàn khách lớn được trang bị tương đối đầy đủ, hiện đại phục vụ khách lưu trú qua đêm. Khu canh nông với những vườn cây ăn trái đặc sản Đà Lạt. Khu sinh hoạt ngoài trời, quán cafeteria giải khát, các bãi sinh hoạt lửa trại, các nhà vệ sinh được bối trí khắp nơi trong khuôn viên nằm ẩn hiện trong lòng đất dưới các ngọn đồi. Có một cổng vào và một quầy bán vé, nhưng khách không phải chờ đợi vì hướng dẫn viên đại diện khách mua vé tại quầy và xe chạy thẳng vào trong khu du lịch mới thả khách xuống. Với những cố gắng vượt khó, sáng kiến độc đáo của những người công nhân Công Ty Cấp nước Lâm Đồng góp phần xây dựng quê hương trong thời gian qua, Chủ Tịch nước đã tặng thưởng Huân Chương Lao Động hạng ba. Theo sự đánh giá của tác giả, trong tất cả các khu du lịch hoạt động tại xã Lát, khu du lịch Thung Lũng Vàng có quy mô lớn, cách bố trí và quản lý tốt, nơi lưu luyến khách khi đến đây. Tuy nhiên, theo tác giả, trong khu du lịch nên đầu tư phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường chở khách vì khu vực rộng, lại nhiều đối tượng tham quan, khách khó có thể đi hết điểm.

* Khu Lang Biang: Hiện do Công ty du lịch Lâm Đồng đang khai thác kinh

doanh dịch vụ du lịch. Trên đỉnh núi có nhà hàng, khu bán hàng lưu niệm, quán cà phê và các dịch vụ khác như: ống nhòm nhìn thành phố Đà Lạt từ trên cao, dù lượn, cưỡi ngựa chụp hình, bắn cung. Đặc biệt, trên đỉnh núi còn có vườn hoa, tượng chàng K’lang và nàng Hơbiang. Dưới chân núi có một thung lũng khá lớn được thiết kế như một khu du lịch sinh thái, giải trí. Tại đây, du khách có thể thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với đồng bào dân tộc, nghe Già làng kể những câu chuyện tình của chàng Lang và nàng Biang, sử thi, văn hoá của dân tộc. Tuy nhiên theo tác giả, nên đầu tư nhiều loại hình vui chơi giải trí cảm

giác mạnh trên núi, dọc đường lên núi cần bố trí một số trạm dừng chân cung cấp dịch vụ dành cho khách đi bộ, đầu tư hệ thống cáp treo, máng trượt.

* Điểm du lịch thác Ankoret: Do Ban quản lý khu du lịch Đankia-Suối Vàng

và Cty Phú Tân quản lý. Hiện tại điểm du lịch này vẫn chưa có sự đầu tư, tất cả mới nằm trong dự án. Cùng với Ankoet là khu du lịch Bạch Cúc, khu du lịch thác Bồ Giáng, Cụm du lịch sinh thái thuỷ điện Đạ Dâng – Đạ Chomo mới được cấp phép cho dự án nên tại đây cũng chưa có hoạt động kinh doanh. Khu du lịch văn hoá phát triển ngành nghề, khu du lịch lễ hội các dân tộc cũng chưa triển khai đầu tư theo dự án nhưng vẫn sử dụng tài nguyên sẵn có phục vụ hoạt động du lịch.

* Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (VQG): Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường thành lập tháng 2.2011 thuộc VQG Bidoup Núi Bà nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Đây là một hình thức giáo dục sinh động giúp du khách, trẻ em, học sinh, sinh viên hình thành ý thức bảo vệ môi trường vì một tương lai tốt đẹp cho thế hệ mai sau. Cuối tháng 5/2013, tại Đà Lạt, VQG Bidoup - Núi Bà đã phối hợp với Viện Sinh thái học miền Nam tổ chức hội thảo với sự tham vấn của các nhà khoa học về việc quy hoạch và phát triển bảo tàng sinh thái - văn hóa bản địa, nhằm mục đích bảo tồn, lưu trữ tài nguyên thiên nhiên, khôi phục và phát huy di sản văn hóa vật thể (lâm sản ngoài gỗ) và phi vật thể (kiến thức bản địa) của các dân tộc thiểu số Việt Nam, giáo dục môi trường, quan hệ giữa con người và thiên nhiên, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa và nâng cao thu nhập trong cộng đồng dân tộc bản địa. Dự kiến Bảo tàng sẽ được xây dựng tại chân núi Langbiang, do nhóm ông K’Plin - Già làng cộng đồng người K’Ho thiết kế ban đầu. Bảo tàng Sinh thái - Văn hóa góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường rừng và văn hóa bản địa với các chức năng chính như: Trưng bày, triển lãm; thuyết minh văn hoá - sinh thái - lâm sản; tổ chức trình diễn các nghề truyền thống, điệu múa, lễ hội; tổ chức hội thảo, hội nghị có liên quan.

Với sự hỗ trợ của Dự án JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản), một trung tâm du khách đang được xây dựng giữa rừng thông và 3 tuyến du lịch sinh thái mẫu sẽ được triển khai.

2.5.2.2. Các tuyến du lịch

* Tuyến du lịch trong khu vực xã Lát:

Thung lũng trăm năm-> leo núi Langbiang->Vườn dâu->Vườn rau-> Buôn văn hóa cổ K’Ho-> Làng dệt thổ cẩm B’nơC.

Thung lũng Trăm Năm-> Langbiang-> Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà-> Làng dân tộc.

Thung Lũng Vàng->Thủy điện Suối Vàng->Hồ Suối Vàng-> Đập tràn-> Thác Ankroet-> Làng Cù Lần.

Chinh phục Langbiang-> Thăm làng Bon Đưng.

Chinh phục Bidoup tới khu vực có các loài động thực vật cổ như: Thông 2 lá dẹt, thông 5 lá, cây pơ mu trên 1.300 tuổi, các loài hoa và chim rừng, những mỏm đá phủ đầy rêu phong.

Bidoup-> Thác Cổng Trời -> Hồ Suối Vàng.

* Các tuyến du lịch liên kết:

Làng hoa Vạn Thành-> Làng Cù Lần-> Suối Vàng->Suối bạc->Núi langbiang-> Làng Biệt thự cổ-> Chùa Tàu.

Làng dân tộc->Xã Lát->Thung Lũng Vàng – Hồ Suối Vàng -> Ga Xe Lửa- > Thiền Viện Vạn Hạnh -> Nhà Thờ Domaine de Maria -> Tham quan Vườn Dâu.

Dinh Bảo Đại - Thiền Viện Trúc Lâm -Thác Đatanla ->Thung lũng Tình yêu. Nhà thờ Domain De Marie->Thung Lũng Vàng -Núi Langbiang -> Ga Đà Lạt.

Thung lũng tình yêu-> XQ Sử Quán-> Đồi Mộng Mơ-> Viện Sinh học-> buôn văn hóa cổ K’Ho-> nhà thờ Langbiang-> Suối Vàng suối bạc-> Làng hoa Vạn Thành.

Thác K’Long K'Lanh -> Chinh phục đỉnh Hòn Giao (có sinh cảnh của rừng trên đỉnh núi, mây, sương mù bao phủ gần như quanh năm) nối Lâm Đồng với Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)