Tác động đến môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 73 - 75)

6. Bố cục của luận văn

2.8. Tác động của du lịch đến cộng đồng xã Lát

2.8.3. Tác động đến môi trường

Để phục vụ cho quy hoạch này, tại các khu du lịch và khu dự án, quá trình san ủi, phát quang tạo mặt bằng cho các dự án đã và sẽ làm mất đi một phần diện

tích rừng, thảm thực vật gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và điều kiện vi khí hậu tại khu vực; làm suy giảm hệ thực vật đồng thời những động vật sống trong môi trường này sẽ bị tiêu diệt hoặc di dời đi nơi khác. Quá trình nạo vét hồ còn có nguy cơ gây ô nhiễm mạch nước ngầm và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái tại vị trí lòng hồ.

Để đi được đến Langbiang, các phương tiện phải đi qua làng thổ cẩm B’NơC, thôn văn hóa cổ K’Ho. Theo như quan sát của tác giả tại khu du lịch núi Langbiang vào mùa đông khách trung bình 10 phút lại có 1 xe từ 4 chỗ đến 45 chỗ đưa khách đến. Mùa vắng khách khoảng 25 phút có một chuyến xe. Với lưu lượng xe lưu thông trên đường đã tạo ra tiếng ồn lớn, liên tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cư dân sống hai bên đường:

Ngoài ra tiếng ồn còn phát sinh từ:khu lưu trú, sự tập trung số lượng khách tại khu du lịch cũng góp phần tạo nên ô nhiễm tiếng ồn; nước thải từ các khu du lịch, nước thải sinh hoạt thải ra ngoài gây ô nhiễm nguồn nước suối trong khu vực. Lượng nước thải này không được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài nên gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm, ảnh hưởng tới sự phát triển của các loài thủy sinh, có nguy cơ nhiễm vi sinh và bùng nổ các loại tảo gây hiện tượng phú dưỡng, ... gây các bệnh tả, lỵ, thương hàn.

Chất thải rắn từ hoạt động san lấp, xây dựng các công trình chủ yếu là khối lượng đất đào lấp, gạch, đá, xi măng, gỗ vụn, sắt thép, bao bì; chất thải từ sinh hoạt tại các khu du lịch; hoạt động sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ như dệt thổ cẩm, gùi, nhạc cụ, cung tên làm từ tre, nứa vụn, gỗ vụn, vải vụn; chất thải từ chuồng nuôi ngựa và động vật hoang dã, gia cầm, gia súc như: phân, thức ăn dư thừa, bao bì đựng thức ăn…nếu không được thu gom, xử lý đúng qui định sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng môi trường đất.

Như vậy, hoạt động du lịch phát triển đã làm thay đổi bộ mặt của xã Lát. Toàn bộ hệ thống giao thông trong xã Lát trước đây là đường đất thay bằng đường bê tông nhựa; hệ thống điện, nước sạch cũng đã cung cấp vào tận thôn nâng cao đời sống người dân; tạo thêm khu vui chơi, giải trí. Mặt khác, giao thông thuận lợi giúp người dân trao đổi hàng hóa, đi lại dễ dàng hơn. Du lịch vào đã sử dụng một số

nghiệp, mở ra cơ hội phát triển kinh doanh như kinh doanh ăn uống, giải trí… làm tăng thu nhập cho địa phương. Ngoài ảnh hưởng tới đời sống kinh tế thì hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng tích cựa và tiêu cức tới nhận thức, tập tục, sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)