6. Bố cục của luận văn
2.2. Tài nguyên du lịch xã Lát
2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
2.2.2.1. Nhà thờ Langbiang
Giáo Xứ Langbiang nằm trong dãy núi Langbiang, còn gọi là Lâm Viên. Đây là một giáo xứ Dân Tộc lớn nhất của giáo phận Ðà lạt, không những về số giáo dân mà còn cả về diện tích, bao trùm huyện Lạc dương, gồm 6 xã: Xã Lát, Ðạ Sa, Ðạ Chay, Ðạ Tong, Ðạ Long và Ðamron. Có khoảng 12.000 giáo dân trên 20.000 dân mà đa số là người Dân Tộc
Giáo xứ được xây dựng năm 1957 bằng gỗ và xây lại 2008, với khung cảnh gần thiên nhiên hòa hợp tâm hồn mộc mạc của các anh em Thượng. Hình ảnh nổi bật trên cung thánh là cây nêu cao khoảng 6 mét dựng bên tòa giảng dưới cây thánh giá, 2 đầu trâu với đôi sừng cong vút ôm lấy gốc cây nêu.
2.2.2.2. Thôn văn hóa cổ K’Ho
Còn lưu giữ các tập tục cổ của người K’Ho trong sản xuất nông nghiệp, tổ chức xã hội, sinh hoạt, tín ngưỡng, cưới hỏi, ma chay, lễ hội,… đặc biệt còn giữ lại nhiều loại hình nhà sàn truyền thống, các dụng cụ lao động xưa của người Lạch và các nhạc cụ dân tộc K’Ho.
2.2.2.3. Khu du lịch văn hóa lễ hội Langbiang:
Theo dự án, khu du lịch văn hóa Langbiang sẽ được đầu tư xây dựng trên diện tích 115ha, cạnh chân núi Langbiang với những hạng mục chính như: Khu trung tâm lễ hội và khu tưởng niệm vua Hùng, khu công viên sinh thái cụm làng các dân tộc Tây nguyên, khu cảnh quan đặc trưng ba miền..., còn lại là các khu vực rừng thông tự nhiên, công viên hoa…Trong đó, tại hai khu vực cụm làng các dân tộc Tây nguyên và khu cảnh quan đặc trưng ba miền sẽ được thiết kế và xây dựng nhiều công trình kiến trúc đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tây nguyên và những cảnh quan độc đáo đại diện các vùng, miền ở ba khu vực Bắc, Trung, Nam.
2.2.2.4. Làng Cù Lần
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, du khách đi hướng về núi Langbiang rồi rẽ theo đường 722, qua đập nước An Kroet vài cây số nữa là đến làng du lịch Cù Lần. Bao bọc làng là khoảng 200ha đồi rừng, gồm 150ha rừng thông thuần loại và 50ha rừng lá rộng, hàng cây cù lần bao bọc ven hồ, ven suối; và những chú cù lần cuộn tròn bất động trên các nhánh cây. Không chỉ có rừng đồi, suối hồ và cỏ cây nguyên sơ, làng Cù Lần còn là địa điểm vui chơi giải trí thú vị. Để khám phá thiên nhiên, khách có thể dùng dịch vụ xe jeep hoặc đi xe đạp hay đi bộ. Băng qua những đồi dốc uốn khúc là những con suối róc rách nước chảy mát lạnh. Tự kết bè tre chèo ngang hồ thiên nhiên giữa khu du lịch hay sử dụng thuyền độc mộc, tự chèo để trải nghiệm hoặc tĩnh lặng ngồi câu cá làm thơ. Khi mỏi chân, khách dừng lại chợ Chồm Hổm để khám phá nét chợ búa dân dã hay dừng chân lại phòng tranh, thưởng thức những bức tranh sơn nước, sơn dầu của các họa sĩ nổi tiếng từ mọi miền đất nước.
2.2.2.5. Kiến trúc nhà ở
- Kiến trúc nhà sàn cổ: Được làm bằng các vật liệu gỗ, tre, nứa, mây, lồ ô,…đặc
trưng của kiến trúc là kết cấu khung cột với hai thành tố chính là cột và xà, để giữ vững cho ngôi nhà chủ nhân lấy liên kết dọc là chủ yếu (hai hàng cột đứng song song) sau đó mới gác lên trên đầu cột những thanh xà dọc, cuối cùng đặt lên xà dọc những thanh xà ngang. Nhà sàn có:
+ Nhà sàn cao cẳng (1->1.5m), nhà sàn thấp cẳng (0.5-0.8m) làm kho thực phẩm đựng bên trong nhà.
+ Nhà sàn dài: Dành cho nhiều hộ gia đình hạt nhân cư trú cùng sống trong nhà, khi con gái lấy chồng nhà sẽ nới thêm một gian
+ Nhà sàn ngắn: là những kiến trúc trong đó chỉ có một gia đình hạt nhân
- Kiến trúc nhà sàn hiện đại: Nhà dài từ 8 đến 12m, rộng 5-6m, trụ cao 0.5m làm
bằng gỗ đẽo vuông chắc chắn hoặc bằng gạch xây. Nhà lợp bằng tôn 4 mái, trước cửa ra vào là hiên, mặt sàn bằng gỗ, có thang leo lên, có lan can tay vịn, bên trong nhà chia thành buồng có vách ngăn bằng ván gỗ.
2.2.2.6. Lễ hội
- Lễ hội ăn trâu (lễ hội đâm trâu-Sarơpu): Lễ hội được tổ chức hàng năm diễn ra sau
mùa rẫy để tế thần Ndu và các vị thần khác nhằm tạ ơn các thần đã cho buôn làng, bộ tộc qua hết một năm an lành, làm ăn được mùa. Điều quan trọng không thể thiếu trong lễ hội là cây Nêu-thể hiện khát vọng tìm kiếm cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức ngoài trời, người ta cột trâu vào cây Nêu, phía sau cây Nêu là hàng ché rượu cần của các dòng họ dâng lên cúng thần linh. Sau khi cúng Yàng xong, dàn cồng chiêng nổi lên, dân làng nhảy múa xung quanh con trâu. Trong tiếng cồng chiêng, những thanh niên vạm vỡ nhất trong buôn, với cây lao sắc nhọn trong tay thay nhau đâm vào con trâu cho đến khi con vật chết. Máu trâu bôi vào trán mọi người để cầu phúc. Thịt trâu được sẻ ra nướng ăn tại chỗ, số còn lại chia đều cho các gia đình trong buôn.
- Lễ hội cồng chiêng: Lễ hội cồng chiêng diễn ra trong mọi thời gian và được tổ
chức ngoài trời dưới chân núi Langbiang của dân tộc. Nghi thức đầu tiên là lễ cúng Yàng, tạ ơn thần linh và thông báo đến các đấng thần linh về ngày hội đã hẹn, già làng cùng bà con trong buôn mặc trang phục truyền thống đứng vòng tròn quanh đống lửa, sau đó bắt đầu mời các vị thần linh. Phần thứ hai là phần chào hỏi, giới thiệu và rượu cần được mời lần lượt từng người uống, cùng thưởng thức thịt trâu, thịt rừng nướng tại chỗ. Lúc này tiếng chiêng, trống và các dụng cụ khác vang lên, mọi người cùng nhau nhảy múa các làn điệu dân tộc. Kết thúc hội khi trời đã khuya.
- Lễ cúng cơm mới: Lễ hội này của người Chil, Lạch sống bằng nghề nương rẫy,
diễn ra sau tết nguyên đán. Họ làm lễ để cầu mưa thuận gió hòa, ngăn thú rừng không cho chúng phá nương rẫy. Cúng lúa mới, cơm mới cũng là để cho con cháu biết quý hạt thóc. Lễ cúng gồm: Gạo, rượu cần, gà trống già, heo đực thiến và các thú rừng bẫy được. Lễ hội bắt đầu bằng việc khấn Yàng của thầy cúng, kế đến là tục vấy rượu để chúc mọi người. Cuối cùng là bản tình ca, trường ca và tâm pớt của dân tộc K’Ho trong tiếng Cồng Chiêng rộn rã. Lễ hội kéo dài suốt đêm cho đến sáng.
- Diễn xướng truyền khẩu và âm nhạc dân gian: Hát Yal yau (Kể chuyện xưa), Hát
2.2.2.7. Nhạc cụ truyền thống:
- Cồng chiêng: Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng,
bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.
- Khèn bầu sáu ống: Gồm một quả bầu khô và 6 ống trúc thoát hơi xuyên qua quả
bầu khô được kết dính bằng một loại nhựa cây rừng.
- Đàn ống tre: Gồm một ống tre được bịt kín ở hai đầu một cách tự nhiên, ở giữa
ống tre có khoét một lỗ thoát âm, hai bên lỗ thoát âm có 6 sợi dây lớn đến nhỏ, có độ dày mỏng, lớn nhỏ khác nhau được căng lên.
- Trống: Nhạc cụ có màng rung gồm tang trống làm bằng gỗ theo dạng phình đều ở
giữa hoặc thẳng. Mặt trống được bọc bằng da súc vật. Người Lạch đánh trống dùng bằng tay.