Chủ trƣơng, chính sách phát triển du lịch của chính quyền địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 39 - 42)

6. Bố cục của luận văn

2.3. Chủ trƣơng, chính sách phát triển du lịch của chính quyền địa

- Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX, Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 10/5/2011 của Tỉnh ủy về Phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn

2011-2015 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch Lâm Đồng sẽ tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và

người dân, nhất là đội ngũ những người làm du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ về những tiềm năng, lợi thế của du lịch; xem phát triển du lịch là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, dịch vụ, các lĩnh vực xã hội,... Từ đó, tạo sự đồng thuận và chung sức của xã hội nhằm đưa du lịch phát triển ngang tầm với tiềm năng vốn có của nó.

Thứ hai: Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, đảm bảo tính đa

dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của các đối tượng khách du lịch. Các địa phương có tiềm năng về du lịch và ngành chức năng cần chú trọng nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch, hãng lữ hành - vận chuyển gắn với chất lượng dịch vụ. Bảo tồn, nâng cao giá trị các danh lam thắng cảnh, di tích

lịch sử - văn hóa - kiến trúc, giá trị văn hóa bản địa. Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đảm bảo hài hòa giữa giá trị kinh tế và văn hóa. Sử dụng và phát huy có hiệu quả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, hướng tới nền du lịch bền vững.

Thứ ba: Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như hệ thống giao thông và các

công trình khác như trung tâm hội nghị, hội thảo; trung tâm văn hóa, thể thao; các cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo; cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; các cơ sở khám, chữa bệnh, nghỉ dưỡng… Định hướng xây dựng và phát triển những cơ sở này trở thành các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh với các địa phương khác.

Thứ tư: Xây dựng môi trường du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, bao hàm

cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Tránh tình trạng chỉ tập trung khai thác thế mạnh tự nhiên dẫn đến việc hủy hoại môi rường cảnh quan, lơ là trong việc quản lý môi trường nhân văn để xảy ra các tình trạng thiếu văn hóa, bội tín, chèo kéo khách…

Thứ năm: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch,

đảm bảo tính chuyên nghiệp nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt gắn với những sản phẩm du lịch đặc trưng, những điểm đến hấp dẫn phù hợp với nhu cầu các đối tượng khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Ngành chức năng cần có chiến lược để xây dựng những tour du lịch với những sản phẩm cao cấp dành cho đối tượng khách du lịch có khả năng chi trả cao.

Thứ sáu: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Đà Lạt là thành phố du lịch chất lượng cao; đồng thời là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch có uy tín trong cả nước. Tỉnh cần có những chính sách hấp dẫn, thu hút đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, qua đó mời gọi các chuyên gia giỏi về lĩnh vực này đến công tác tại Lâm Đồng. Ngành chức năng cần chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn - ngoại ngữ và năng lực thực tiễn cho đội ngũ hoạt động của ngành đảm bảo tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch chất lượng cao.

- Theo quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 23/4/2012) của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng: Chú trọng nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch , tổng số lao động trong ngành đến năm 2015 có 15.000 người, tỷ lệ qua đào tạo đạt 64,7%; năm 2020 có 22.000 người, tỷ lệ qua đào tạo đạt 71,8%. Để đạt chỉ tiêu trên, giai đoạn 2011-2015, cần đào tạo bồi dưỡng khoảng 2.000 người; giai đoạn 2016- 2020 khoảng 4.000 người. Cơ cấu trình độ lao động đến năm 2015: 46,7% sơ cấp, 25,3% trung cấp, 11,9% cao đẳng, 16,3% đại học, sau đại học; tương ứng đến năm 2020 là 42,8%, 24,5%, 14,6%, 18,1%.

- Thực hiện quyết định số 50/2008/QĐ-UBND ngày 7/11/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống cho làng dệt thổ cẩm B’Nơ C (xã Lát, huyện Lạc Dương), phát triển dưới hình thức du lịch làng nghề thu hút du khách đến tham quan, quảng bá sản phẩm, tạo lập thị trường tiêu thụ và giới thiệu bản sắc, đặc trưng văn hoá của làng.

- Để duy trì, bảo tồn gía trị văn hóa cồng chiêng phục vụ du khách, huyện đã ban hành các văn bản quy định để quản lý hoạt động của các nhóm cồng chiêng như: Quy chế quản lý các hoạt động tổ chức biểu diễn kinh doanh văn hóa cồng chiêng trên địa bàn Lạc Dương, quyết định về việc thành lập câu lạc bộ (CLB) cồng chiêng Lang Biang. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, kịp thời chấn chỉnh các biểu hiện sai trái, lệch lạc. Tích cực hỗ trợ quảng bá, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng và định hướng nội dung biểu diễn; điều tra, nghiên cứu về văn hóa, khôi phục các lễ hội truyền thống, tạo điều kiện cho nhóm phát triển. Huyện đã thành lập CLB văn hóa cồng chiêng để giúp các nhóm trao đổi về chuyên môn, động viên nhắc nhở nhau cùng chấp hành tốt các quy định, từng bước hình thành ý thức tự quản trong từng đội nhóm và trong CLB, xây dựng tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các nghệ nhân trong nhóm cồng chiêng. Coi trọng và đề cao vai trò của các già làng, những người có uy tín trong cộng đồng, các nghệ nhân trong việc vận động các nhóm cồng chiêng ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Sở VH-TTDL đã thực hiện thẩm định nội dung chương trình biểu diễn của các nhóm làm cơ sở cho việc cấp phép biểu diễn, qua đó kịp thời chấn chỉnh những

chương trình tiết mục không phù hợp, định hướng nội dung chương trình biểu diễn cho các nhóm đảm bảo tính truyền thống của văn hóa cồng chiêng, và hàm lượng nghệ thuật cao trong các tiết mục. Các cơ quan nghiệp vụ của Sở cũng mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng phong cách phục vụ khách du lịch và các quy định của nhà nước về biểu diễn nghệ thuật nơi công cộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)