Những hạn chế còn tồn tại ở xã Lát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 76 - 79)

6. Bố cục của luận văn

2.10 Những hạn chế còn tồn tại ở xã Lát

a. Hạn chế trong khâu quản lý

Theo như quan sát của tác giả, tại khu du lịch núi Langbiang mùa đông khách cũng chỉ có 1 quầy bán vé vào cổng và một quầy bán vé phương tiện vận chuyển lên núi. Mỗi quầy có khoảng 2 đến 3 nhân viên bán vé. Khu vực bán vé nhỏ, có 1 đến 2 cửa sổ rất nhỏ để khách giao dịch, chỗ chờ đợi mua vé không có ghế ngồi, cây xanh, dù che nắng và nhà vệ sinh. Lưu lượng khách đến đây lớn đã dẫn đến tình trạng khách phải chời đợi hàng tiếng đồng hồ mới mua được vé phương tiện vận chuyển lên núi. Mua được vé, khách cũng vẫn chưa lên núi ngay được vì phải chờ ghép với các đoàn khách khác nhau, nếu muốn đi riêng giá vé rất cao tùy theo số người ngồi trên xe. Xe phục vụ lên núi có hạn, nhu cầu nhiều, khách phải chờ xe quay đầu. Với cách quản lý như trên đã dẫn đến bức xúc cho khách tham

quan, họ phải mất rất nhiều thời gian chờ đợi trong cái nắng gay gắt đã tạo tâm lý ức chế, nhiều khách do không kiên nhẫn được đã bỏ đi và chọn điểm tham quan khác thay thế. Vì vậy, Ban quản lý phải nghiên cứu để đưa ra các giải pháp tối ưu đáp ứng tối đa nhu cầu và sự thỏa mãn của du khách.

Tại thôn văn hóa cổ K’Ho, không có bãi đậu xe, các xe du lịch đưa khách đến phải đậu dọc con đường xã gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng mỹ quan.

Tại khu du lịch Suối Vàng diện tích mặt hồ rất lớn, nhưng quanh khu vực hồ không có cảnh báo, không có hệ thống hàng rào che chắn và đặc biệt không có lực lượng quản lý khu vực lòng hồ để làm nhiệm vụ cứu hộ khi có tai nạn xảy ra.

Trên dọc tuyến đường của xã chạy vào các điểm du lịch như langbiang, thôn văn hóa cổ, làng thổ cẩm,.. hai bên đường không có cây xanh, không có các thùng chứa rác, không có đội vệ sinh môi trường nên rác thải được vứt bừa bãi gây mất vệ sinh, phản cảm.

b. Tình trạng ăn xin:

Trong các khu du lịch có một số người già và trẻ em dân tộc đứng chờ ở cổng, mỗi khi có xe dừng họ tiến lại gần xin tiền. Trường hợp khách có lòng nhân ái “chót” cho một ai đó thì sẽ có rất nhiều người cùng ùa quanh để xin tiền. Hiện tượng này không khỏi phiền lòng du khách.

c. Ý thức của khách du lịch

Một số khách du lịch khi tới đây nhìn cảnh quan đẹp đã tiện tay ngắt hoa, nhổ cây cảnh mang về để thỏa mãn ý thích của riêng mình. Rất nhiều người tổ chức ăn uống xong xả thải rác tại chỗ. Thậm chí, khi phải chờ đợi, không ít người thiếu bình tĩnh đã buông “mỹ từ”,… Tất cả những hình ảnh đó lọt vào rất nhiều những con mắt, không biết những người kia họ sẽ nghĩ gì?

Tiểu kết chương 2

Với thực trạng trên cho thấy tại xã Lát là vùng có tài nguyên du lịch phong phú và nền văn hóa bản địa đặc sắc. Nơi đây rất phù hợp cho phát triển loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại; du lịch kết hợp với thể thao như leo núi, dù lượn, cưỡi ngựa không yên hay du lịch kết hợp với việc tìm hiểu văn hóa dân tộc như: dệt thổ cẩm,

tham gia lễ hội cồng chiêng, tìm hiểu văn hóa bản địa Tây Nguyên trong các làng, thôn dân tộc; du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học. Với tài nguyên phong phú nhưng xã Lát vẫn chưa phát huy hết nội lực của mình do trình độ dân trí thấp, cơ sở vật chất và hạ tầng không đồng bộ. Mặt khác, tình trạng đầu tư cho du lịch còn manh mún, rải rác trong các hạng mục, thiếu tập trung cho công trình trọng điểm, chưa tạo sự đa dạng, mới lạ trong sản phẩm. Chính sách chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn, những dự án được phê duyệt thì lại chưa triển khai hoặc chậm tiến độ. Công tác quảng bá du lịch phụ thuộc vào quảng bá du lịch của thành phố Đà Lạt- Lâm Đồng. Hiện chưa có trung tâm xúc tiến du lịch, các ấn phẩm, tài liệu còn hạn chế. Các chương trình hỗ trợ cộng đồng địa phương mới ở giai đoạn đầu. Xã cần có những chính sách, thể chế, tìm hướng đi đúng phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng.

Thông qua chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu cho thấy hoạt động du lịch tại xã Lát tuy có nhiều thay đổi, ngày càng sôi động, có quy mô và chất lượng hơn, khẳng định được vị thế trên thị trường du lịch tỉnh nhà. Tuy nhiên, ở đây mới chỉ thu hút chủ yếu khách nội địa, trong đó chủ chốt là khách TP Hồ Chí Minh, lượng khách quốc tế rất ít và chỉ tập trung ở khu du lịch Langbiang. Giá cả dịch vụ không cao, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí, vụ ăn uống, mua sắm. Một số đoạn đường đến thôn hẹp, đường đất nên xe lớn không thể vào. Tại thôn văn hóa cổ K’Ho, làng thổ cẩm B’nơC không có bãi đậu xe và nhà vệ sinh công cộng. Hai bên đường vào xã thiếu hệ thống thu gom và xử lý rác thải, thiếu cây xanh nên hiện tượng bụi tăng khi xe du lịch vào.

Mức độ đảm bảo nguyên tắc của du lịch cộng đồng mới chỉ có ở thôn văn hóa cổ và làng thổ cẩm; tại vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà đạt đến mức 6, còn tại Thung Lũng Vàng, Langbiang và làng Cù Lần mới đạt đến tiêu chí 5. Vì vậy, cần phải tăng sự nhận thức vai trò và vị trí của người dân trong sử dụng tài nguyên. Cần để người dân tham gia vào cùng quản lý, bàn bạc, định hướng, quyết sách các chủ chương phát triển hoạt động du lịch tại đây, đồng thời vấn đề phân chia lợi nhuận khi sử dụng nguồn tài nguyên cũng phải công bằng cho các bên tham gia.

Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ LÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)