Đánh giá của khách về cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 54 - 56)

6. Bố cục của luận văn

2.6. Chất lƣợng sản phẩm du lịch

2.6.1. Đánh giá của khách về cảnh quan môi trường

Bảng 2.7 Ý kiến đánh giá của khách về cảnh quan tự nhiên và môi trường ( %) - Làng Cù Lần

Chỉ tiêu Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

Cảnh quan núi rừng nên thơ, kỳ vĩ 55 45 0

Khí hậu mát mẻ, trong lành 100 0 0

Động thực vật phong phú 0 60 40

Môi trường xanh, sạch đẹp 10 35 55

(Nguồn:kết quả điều tra tháng 6 và tháng 9/2013)

- Thung lũng Vàng

Chỉ tiêu Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

Cảnh quan núi rừng nên thơ, kỳ vĩ 100 0 0

Khí hậu mát mẻ, trong lành 100 0 0

Động thực vật phong phú 0 50 50

Môi trường xanh, sạch đẹp 100 0 0

- Núi Langbiang

Chỉ tiêu Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

Cảnh quan núi rừng nên thơ, kỳ vĩ 100 0 0

Khí hậu mát mẻ, trong lành 90 10 0

Động thực vật phong phú 25 65 10

Môi trường xanh, sạch đẹp 50 35 15

(Nguồn:kết quả điều tra tháng 6 và tháng 9/2013)

- Rừng quốc gia Bidoup-Núi Bà

Chỉ tiêu Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

Cảnh quan núi rừng nên thơ, kỳ vĩ 100 0 0

Khí hậu mát mẻ, trong lành 100 0 0

Động thực vật phong phú 85 15 0

Môi trường xanh, sạch đẹp 75 25 0

(Nguồn:kết quả điều tra tháng 6 và tháng 9/2013)

Tại vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, tác giả đã phỏng vấn anh Killonen đến từ Thụy Điển về cảnh quan tự nhiên môi trường tại đây, được biết “Tôi thật bất ngờ

khi đến đây, thật là hiếm khi thấy một rừng nguyên sinh nằm ngay gần trung tâm thành phố. Đi trong rừng mới thấy được giá trị thiên nhiên ban tặng, rừng ở đây thật giàu có, tôi thích nhất được ngắm hoa lan rừng, không khí thật tuyệt vời, các bạn cần phải bảo vệ nó ”

Qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp khách tại 4 điểm du lịch, đa số khách du lịch đến đây đều cho rằng cảnh quan núi rừng trong khu du lịch còn giữ nguyên trạng, phối hợp cảnh quan rất thơ mộng, ấn tượng, các đối tượng du lịch đều được bố trí và xây dựng dựa vào thế núi và địa hình, ngay cả các con đường chạy trong khu du lịch cũng không có sự can thiệp nhiều của bê tông hóa. Khí hậu mát mẻ, trong lành, nhưng riêng phần đánh giá về động thực vật phong phú thì đa số khách không đồng ý và chỉ đồng ý với điểm Bidoup-Núi Bà vì thực tế khi đến tham quan trong các điểm du lịch trên, khách chỉ được quan sát hệ thực vật, không thấy các loài động vật sinh sống ở đây, tất cả các thông tin về hệ động vật khách nhận được thông qua các phương tiện truyền tin. Khu du lịch Thung Lũng Vàng và núi

Langbian được đánh giá môi trường xanh, sạch, đẹp. Làng Cù Lần công tác vệ sinh còn kém, ngay từ ngoài cổng vào và dọc con đường xuống điểm tham quan cây cối hai bên đường không được cắt tỉa, chăm sóc chu đáo, vẫn còn rác thải, các đối tượng tham quan trong khu du lịch còn thiếu vắng bàn tay con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)