6. Bố cục của luận văn
3.2 Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
3.2.7. Xúc tiến quảng cáo
Để thành công trong việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cần được quảng cáo một cách hợp lý và có trách nhiệm.Trước hết, cần nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch xã Lát trên toàn quốc, vươn ra khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch, nguồn vốn đầu tư vào khu du lịch.
Thực hiện xúc tiến, quảng bá du lịch chuyên nghiệp, nhắm vào thị trường mục tiêu, lấy điểm đến, sản phẩm du lịch, thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến. Đầu tư ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động xúc tiến quảng bá; khai thác tối ưu công nghệ thông tin và truyền thông; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại; đặt các văn phòng xúc tiến tại các thị trường trọng điểm; tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh và Nhà nước để xúc tiến, quảng bá du lịch.
Các hoạt động xúc tiến cần tập trung chủ yếu sau:
- Nhà nước tập trung tuyên truyền quảng bá hình ảnh Lâm Đồng là một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ Du lịch Việt Nam được thực hiện bằng việc truyền bá rộng rãi và ấn tượng các hình ảnh, lợi thế, nét đặc trưng về thiên nhiên, con người và văn hóa Lâm Đồng thông qua các sản phẩm du lịch cụ thể song song với việc đầu tư tương xứng về cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, hệ thống lưu trú, hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch… Nhà nước hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin, làm cầu nối trong việc mở rộng liên kết trong và ngoài nước, kêu gọi và tạo mọi điều kiện tốt nhất thông thoáng nhất về chính sách thu hút các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực du lịch đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tập trung mạnh cho hoạt động liên kết trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua việc liên kết vùng và dựa vào các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh Du lịch Việt Nam thông qua chương trình chung của cả nước.
- Đối với Hiệp hội và doanh nghiệp, quảng bá hình ảnh, sản phẩm cụ thể và thương hiệu của doanh nghiệp; tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ; giữ uy tín trong kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng quyết định đến hình ảnh du lịch của địa phương và thương hiệu của doanh nghiệp, có chính sách khuyến mãi thống nhất đối với mùa thấp điểm để thu hút khách. Bản thân từng doanh nghiệp phải thật sự chủ động trong việc nghiên cứu, khai thác thị trường khách, nâng cao vai trò hoạt động marketing trong hoạt động kinh doanh. - Hiệp hội và các tổ chức tiếp tục nâng cao vai trò hoạt động, ngày càng thể hiện vai trò của người đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các hội viên trong hoạt động kinh doanh, làm đầu mối để hoạt động xúc tiến, tuyên truyền
của các doanh nghiệp mang tính tập trung, mang lại hiệu quả thiết thực, tiết kiệm kinh phí và tăng hiệu quả hoạt động. Các ngành chức năng liên quan phải thống nhất xây dựng một môi trường đầu tư thật sự thông thoáng, tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện triển khai các thủ tục đầu tư nhanh chóng, hỗ trợ tối đa về thông tin cho các nhà đầu tư
Tập trung mạnh công tác xã hội hóa hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Lâm Đồng bằng nhiều biện pháp, hình thức thông qua các đối tượng cụ thể như:
- Đối với cộng đồng dân cư: Cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận
động, nâng cao niềm tự hào trong lòng người dân địa phương về hình ảnh du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, khơi gợi và phát huy lại vẻ đẹp truyền thống của người Đà Lạt hiền hòa, mến khách. Bằng nhiều biện pháp các ngành, các cấp, tổ chức thường xuyên, trên diện rộng hoạt động tuyên truyền đến từng khu phố, cụm dân cư, khu thương mại, mua sắm, trong doanh nghiệp… về bảo vệ và tôn tạo các danh lam thắng cảnh, về nét đẹp trong văn hóa ứng xử, ý thức xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp…, tổ chức các cuộc thi truyên truyền chủ đề về du lịch để tăng tính hiệu quả. - Đối với đội ngũ nhân viên du lịch: Là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng hình ảnh du lịch địa phương trong lòng du khách. Các doanh nghiệp du lịch cần chú trọng công tác đào tạo, bổ sung kiến thức du lịch của địa phương cho tất cả các nhân viên bên cạnh việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tác phong phục vụ du khách. Bên cạnh đó các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch: taxi, karaoke, cửa hàng đặc sản, làng nghề… cũng phải hết sức chú trọng công tác đào tạo nhân viên về cung cách phục vụ, nghệ thuật bán hàng, kiến thức du lịch địa phương nhằm tạo ấn tượng tốt và lòng tin đối với du khách trong khi sử dụng dịch vụ.
- Đối với hoạt động các hãng lữ hành: Kết hợp tốt hoạt động kinh doanh lữ hành
với việc giới thiệu hình ảnh chung của du lịch địa phương. Xây dựng một đội ngũ hướng dẫn viên lành nghề, vững kiến thức và phong cách phục vụ tốt, nhiệt tình đáp ứng nhu cầu cho du khách.
Cần đưa ra một câu khẩu hiệu (slogan) riêng nhằm quảng bá hình ảnh điểm đến và việc bảo vệ môi trường sinh thái, văn hóa bản địa tại đây. Ngoài ra, thông điệp
cổ động phải thay đổi theo từng chương trình du lịch cụ thể mới thu hút được du khách và phản ánh được nội dung của chương trình. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả và tính hữu dụng của logo xã Lát trong việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh điểm đến bằng việc đính kèm với các ấn phẩm quảng bá, các đoạn video,…
Cách thức, phương tiện quảng bá
- Tổ chức các tour famtrip cho các phóng viên báo chí, các chủ hãng lữ hành, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
- Thường xuyên tổ chức phát phiếu trưng cầu ý kiến để có cái nhìn khách quan về du lịch tại đây, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp để phát triển DLCĐ. Đặc biệt là thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của du khách về hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương trong các khu du lịch để từ đó thấy được những mặt còn hạn chế trong khâu tổ chức và quản lý, đề xuất giải pháp khắc phục.
- Nhanh chóng phát hành các ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức như tuyến hành trình, điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả dịch vụ, giới thiệu về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, con người Lâm Đồng … và địa chỉ, điện thoại các văn phòng, trung tâm tư vấn và cung cấp thông tin cho khách du lịch. Các ấn phẩm, tài liệu quảng bá (sách, báo, tạp chí, tờ rơi, tập gấp,…) phải vừa đảm bảo mục đích quảng bá du lịch vừa mang tính chất giáo dục. Cần phải xuất bản bản đồ du lịch giới thiệu tuyến hành trình, các điểm tham quan, điểm lưu trú, các nhà hàng, khu công viên vui chơi giải trí bằng tiếng Việt, tiếng Anh. Ngoài ra, vé tham quan nên được thiết kế với chức năng bổ sung như một phương tiện quảng bá du lịch bằng việc in kèm hình ảnh về khu du lịch. Một phần của tấm vé với chức năng là tấm bưu thiếp có in sẵn tem, địa chỉ người nhận, người gửi. Bởi lẽ, vé tham quan cũng chính là món quà lưu niệm sau mỗi chuyến đi của du khách.
- Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh, tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, các danh lam thắng cảnh, các lễ hội,… và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển tại khu du lịch
- Cần tận dụng các cơ hội tham gia vào hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch quốc gia, quốc tế; nhận đăng cai, tổ chức các sự kiện để có điều kiện tuyên truyền, tiếp thị những sản phẩm du lịch đặc sắc của xã Lát. Bên cạnh đó sẽ tiến hành các cuộc thi, bình chọn như Top Ten các hãng lữ hành trong và ngoài nước đưa khách về xã Lát Top Ten các khu, điểm du lịch.