6. Bố cục của luận văn
2.7. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
2.7.4. Chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phương
a. Phân chia lợi ích cho cộng đồng địa phương
Doanh thu từ vé tham quan, các dịch vụ tại điểm, khu du lịch được chuyển về Ban quản lý. Các khu du lịch sẽ trích một phần nộp thuế về Cục thuế tỉnh Lâm đồng. Tiền đưa về Cục thuế sẽ được tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng và quỹ phục lợi của huyện Lạc Dương và xã Lát theo định hướng quy hoạch kinh tế xã hội. Người được thụ hưởng chính là cộng đồng dân cư và họ cũng chính là nguồn cung cấp lao động trong các khu du lịch.
Với dịch vụ giao lưu văn hóa cồng chiêng chuyên phục vụ cho khách đoàn đặt trước, trong buôn có 11 đội múa do các gia đình tự đứng lên tổ chức. Giá mỗi sô diễn tùy theo sự thỏa thuận giữa đoàn khách với người tổ chức từ 800.000 đến 1.500.000/2 tiếng, số lượng diễn viên tham gia tùy thuộc vào quy mô đoàn khách và giá thỏa thuận. Người tổ chức sẽ trả cho đội múa 50.000/sô/ người, số còn lại họ giữ để tái đầu tư và là khoản lợi nhuận riêng. Số tiền này không nộp vào ngân sách và cũng không đóng góp cho các hoạt động phong trào của xã hay các hoạt động xã hội khác.
Hoạt động giao lưu văn hóa mang tính tự phát, do các gia đình tự đứng lên tổ chức và tự thu chi, thiếu sự quản lý của cơ quan ban ngành các cấp. Với hiện tượng này, nếu không đưa vào hoạt động theo khuôn khổ có thể sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các gia đình, số lượng các đội diễn sẽ không dừng ở con số 11. Để có khách, các đội sẽ tự giảm giá hoặc chương trình sẽ chạy đua theo lợi nhuận, theo yêu cầu của khách và làm ảnh hưởng chất lượng, mang tính thương mại hóa.