6. Bố cục của luận văn
2.8. Tác động của du lịch đến cộng đồng xã Lát
2.8.2. Tác động đến kinh tế
- Các khu du lịch đang hoạt động dựa chủ yếu vào tài nguyên rừng nên việc chăm
chặt phá rừng trái phép; những vùng đất trong khu vực chưa được sử dụng hiệu quả (đất trống, đất sản xuất nông nghiệp năng suất thấp, rẫy mới phát…) sẽ được chuyển đổi thành đất du lịch, dịch vụ có giá trị sử dụng cao hơn.
- Quy hoạch lại khu vực với cơ sở hạ tầng đầy đủ hơn (điện lưới, thông tin liên lạc,
nâng cấp đường xá…), bảo đảm vệ sinh môi trường.
- Dự án và các khu du lịch đi vào hoạt động sẽ quảng bá hình ảnh của xã, tăng khả
năng được nhiều người biết đến và ghé thăm; đóng góp một phần lớn vào ngân sách của Huyện; mở ra cho xã Lát những cơ hội lớn để phát triển kinh tế và đẩy mạnh hoạt động du lịch của địa phương. Hoạt động du lịch sẽ kéo theo phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
- Làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội, tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân dân trong khu vực đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. - Dưới tác động của cuộc sống hiện đại, văn hóa các dân tộc thiểu số ngày càng có nguy cơ bị mai một, biến thái thì du lịch đã góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa.
- Nâng cao kiến thức văn hóa của nhân dân địa phương, quảng bá giá trị văn hóa cồng chiêng đặc sắc của dân địa phương cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Bên cạnh những thuận lợi thì du lịch cũng đem đến những tiêu cực cho khu vực: Số lượng người và các phương tiện giao thông tại khu vực tăng có thể dẫn tới tình trạng mất an ninh trật tự, tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Tăng các tệ nạn xã hội do du nhập theo dòng du khách (bệnh truyền nhiễm, mê tín dị đoan, cờ bạc, tiêu cực xã hội, …). Hoạt động du lịch sẽ kéo theo tăng các loại hình thương mại, dịch vụ, làm thay đổi cơ cấu ngành nghề; một bộ phận dân cư chuyển sang làm đồ thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ăn uống, giải khát...
- Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời điểm cao có thể vượt quá khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương. Tiêu biểu là: ách tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng, khả năng của hệ thống thoát nước, xử lý chất thải rắn….
- Việc phát triển du lịch sẽ làm tăng mức sống của người dân địa phương đồng thời cũng làm tăng giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu, thực phẩm.
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp địa phương ngày càng thu hẹp nhường chỗ cho mở rộng du lịch. Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa màu có sự thu hẹp dần theo các năm. Đất trồng cây lâu năm và đất rừng tăng diện tích đáng kể, mặt khác hoạt động khai thác du lịch tại các điểm trong xã Lát đang tập trung ở các khu vực có đất rừng. Theo quy hoạch từ năm 2010 đến 2020, diện tích đất dành cho hoạt động du lịch có sự biến động lớn tăng từ 150ha lên 7.331,50 ha, đất trồng lúa giảm lớn từ 145,29 xuống 43,21ha. Như vậy, du lịch ngoài những mặt tích cực thì tiêu cực đã xuất hiện, tình trạng thu hồi đất nông nghiệp đã dẫn đến nhiều bà con dân tộc trong xã Lát sẽ không còn có đất để sản xuất, chăn nuôi. Với trình độ dân trí thấp, người dân không thể tham gia vào các ngành nghề lao động đòi hỏi trình độ cao (trong đó có du lịch). Khi du lịch phát triển, du khách sẽ đến xã Lát ngày càng đông hơn, người dân lại không có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, tệ nạn xã hội sẽ nảy sinh và lan rộng ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống và đây chính là bài toán khó đòi hỏi các nhà quy hoạch phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng.
Theo bảng phân tích thu nhập giữa người dân tham gia trực tiếp trong hoạt động du lịch và người dân không tham gia du lịch cho thấy: thu nhập và công việc của người làm du lịch rất ổn định, công việc của người lao động tương đối nhàn hạ, ít phải đối mặt với nắng mưa, lại được ăn ngon mặc đẹp. Còn lao động trong các ngành nghề ngoài du lịch, người lao động phải vật lộn với công việc ngoài trời, thu nhập thấp, bếp bênh vì phụ thuộc vào thời tiết. Trước sự so sánh đó sẽ nảy sinh tâm lý muốn hưởng thụ, xu hướng bỏ hoang ruộng đất để tham gia vào vòng xoáy du lịch tăng gây lãng phí tài nguyên. Hiện nay, tại xã Lát nhiều gia đình lực lượng lao động đã tham gia hết vào các đội diễn văn nghệ hay trong khu du lịch, không có người sản xuất. Nhiều gia đình thấy lợi nhuận từ trồng lúa thấp nên đã chuyển quỹ đất trồng lúa sang trồng dâu tây hay chăn nuôi gia cầm, heo thượng. Với tình trạng trên sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu lương thực tại xã Lát.