6. Bố cục của luận văn
2.7. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
2.7.3 .Thu nhập của người dân từ hoạt động du lịch
a. Thu nhập từ hoạt động du lịch
Bảng 2.18 Thu nhập trung bình của người dân tham gia hoạt động du lịch tại xã Lát (đồng/năm) Các hình thức tham gia Thu nhập (đồng/năm) Các hình thức tham gia Thu nhập (đồng/năm) Bán hàng thổ cẩm 30.000.000 Dọn vệ sinh, chăm sóc cây 33.000.000 Chụp ảnh 39.000.000 Phục vụ trong nhà hàng 42.000.000
Hướng dẫn viên 30.000.000 Phục vụ trong nhà
nghỉ Thung Lũng Vàng
27.000.000
Biểu diễn văn hóa cồng chiêng
48.000.000 Lái xe trong khu
du lịch
42.000.000
(Nguồn:kết quả điều tra tháng 02/2013)
Du lịch đã mang lại cho người dân địa phương một nguồn thu nhập tương đối ổn định. Thu nhập phụ thuộc vào tính mùa vụ, từ tháng 2, tháng 5->8, tháng 12 hàng năm, lượng khách đến xã Lát tăng mạnh thu nhập của người dân cũng tăng theo. Từ tháng 9->11, tháng 1, tháng 3, tháng 4 lượng khách giảm dần dẫn đến thu nhập của người dân cũng sụt giảm.Trong tất cả các hoạt động du lịch, hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng có thu nhập cao nhất, hoạt động này cũng thu hút
nhiều nhất lao động trong xã đặc biệt là thanh niên. Bán thổ cẩm có thu nhập thấp nhất và sức mua phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách.
b. Thu nhập từ các hoạt động liên quan
Bảng 2.19 Thu nhập của người dân từ các hoạt động gián tiếp tham gia du lịch tại xã Lát ( đồng/năm)
Hình thức tham gia Thu nhập Hình thức tham gia Thu nhập
Trồng café 80.000.000 Trồng rừng, dệt chiếu 6.000.000
Trồng rau, hồng trái, hoa 24.000.000 Nuôi trâu bò 15.000.000
Trồng dâu tây 50.000.000 Nuôi heo thượng 9.000.000
Trồng lúa nước 18.000.000 Nuôi gia cầm 11.000.000
Dệt thổ cẩm 15.000.000 Đốn củi 7.000.000
(Nguồn:kết quả điều tra tháng tháng 02/2013
Thu nhập lớn nhất từ những người trồng café, dâu tây tập trung vào một số ít những người có quỹ đất rộng. Hoạt động trồng hoa, rau bán cho khách du lịch, nhà hàng và đóng hàng phân bổ đi các tỉnh từ nam ra bắc cũng mang lại thu nhập cao cho người dân, tuy nhiên những nông dân trồng dâu tây, rau, hoa đòi hỏi phải có số vốn đầu tư lớn, quỹ đất và kỹ thuật canh tác. Hoạt động nuôi gia cầm, trâu bò lấy thịt phục vụ các nhà hàng trong khu du lịch và một số nhà hàng phục vụ người dân bản địa. Nuôi heo thượng phục vụ hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng tại xã Lát, trong núi Langbiang và làng Cù Lần. Nuôi trâu phục vụ lễ hội ăn trâu, lễ hội cúng cơm mới. Đốn củi phục vụ đốt lửa trại trong các buổi giao lưu văn hóa, nghề này không bền vững vì xâm phạm đến tài nguyên rừng. Nghề dệt chiếu, cói, đan mây tre, thổ cẩm, trồng rừng tuy thu nhập ít nhưng đã duy trì được nghề truyền thống, tận dụng sức lao động trong lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập, đóng góp phần nào cải thiện chất lượng cuộc sống. Thu nhập của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi không ổn định vì phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và sâu bệnh, dịch bệnh.
c. So sánh thu nhập
So sánh thu nhập của cộng đồng tham gia du lịch và không tham gia du lịch cho thấy lợi ích du lịch mang lại cho người dân địa phương.
Nhìn bảng so sánh trên cho thấy rằng thu nhập bình quân đầu người tham gia phục vụ du lịch cao hơn nhiều và ổn định hơn so với thu nhập của người dân tham gia các ngành nghề khác.