Định hƣớng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 79 - 83)

6. Bố cục của luận văn

3.1 Định hƣớng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng

- Năm 1994, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Đà Lạt và xác định Đà Lạt là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của cả nước và quốc tế.

- Năm 1995, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 307/TTg về việc phê duyệt phát triển tổng thể du lịch Việt Nam và xác định Đà Lạt là hạt nhân thuộc một trong bốn vùng du lịch của cả nước.

- Năm 1996, chương trình quy hoạch du lịch Lâm Đồng được xây dựng và phê duyệt với những loại hình du lịch được xác định gồm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, tham quan, thể thao, vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo,…

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VI (1996- 2000) xác định “Du lịch là nền kinh tế quan trọng của tỉnh, cần phải đầu tư phát triển để nhanh chóng đưa ngành này trở thành ngành kinh tế động lực.”

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ; chú ý phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao.

- Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 10/5/2011 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2011-2015, tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước và quảng bá xúc tiến du lịch ra nước ngoài để thu hút khách quốc tế, xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch của riêng địa phương Lâm Đồng; hàng năm tổ chức tốt Lễ hội văn hóa Cồng chiêng để giới thiệu với du khách những thành tựu về kinh tế, văn hóa và tiềm năng du lịch của đồng bào các dân tộc bản địa. - Quyết định số 97/2003/QĐ-TTg ngày 22/07/2003 được Chính phủ phê duyệt Khu du lịch Đankia - Suối Vàng là một trong bốn khu du lịch tổng hợp quốc gia.

- Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII nhiệm kỳ 2001-2005 và lần thứ VIII nhiệm kỳ 2006 -2010 xác định Khu du lịch Đankia-suối Vàng là một trong 09 công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng.

3.1.2 Các định hướng phát triển du lịch cộng đồng(DLCĐ)

3.1.2.1. Định hướng phân vùng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng

Yêu cầu trong phát triển DLCĐ là sử dụng lãnh thổ du lịch hợp lý. Phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn. Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường (tự nhiên, kinh tế, xã hội). Giúp cho việc quản lý, điều hành du lịch có hiệu quả, xác lập quyền tham gia và quyết định hoạt động du lịch của người dân địa phương, sử dụng nguồn lực địa phương, hỗ trợ phát triển cộng đồng [21]. Để đạt được điều đó, cần phân vùng hoạt động du lịch thành nhiều không gian nhỏ, đảm bảo được công tác kiểm soát và quản lý chung:

- Vùng bảo vệ tài nguyên nghiêm ngặt: Vùng được coi là hạt nhân thuộc phân khu

bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, sinh thái thuỷ điện Đạ Dâng – Đạ Chomo. Tại vùng này, theo quy chế sử dụng rừng đặc dụng, bảo tồn hệ sinh thái rừng và các loài động thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu; bảo vệ phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai nên không được mở rộng hoạt động du lịch gây ảnh hưởng đến môi trường, vùng này chỉ được sử dụng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động du lịch sinh thái (DLST), đặc biệt dưới những hình thức quản lý chặt chẽ.

Các điều kiện đó bao gồm:

+ Đăng ký trước và có hướng dẫn viên DLST của trung tâm đi cùng. Không có hoạt động gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường.

+ Đảm bảo việc tuân thủ các nội quy tham quan (vật dụng, thức ăn mang theo, rác thải, thu lượm mẫu vật,...).

- Vùng tự nhiên hoang dã sử dụng ở mức độ hạn chế: gồm các khu du lịch Thung

Lũng Vàng, Đankia – Suối Vàng, khu văn hoá phát triển ngành nghề, khu lễ hội các dân tộc Lang Biang, khu sinh thái Ankroet, Bạch Cúc, thác Bồ Giáng, làng Cù Lần.

Nên phát triển DLCĐ vùng này vì đây là hình thức khách du lịch nghỉ tại nhà người dân địa phương, cùng sinh hoạt, ăn uống, tham gia các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hình thức này vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, vừa nâng cao đời sống của người dân.

+ Nguồn tài nguyên khu vực này cũng cần được bảo vệ, song có thể sử dụng cho DLST ở mức độ cho phép. Các hoạt động du lịch tránh gây ảnh hưởng môi trường và được quản lý chặt chẽ. Cần tính đến sức chứa cho phép của các điểm, khu trong vùng này nhằm đảm bảo lượng khách tham quan không vượt quá giới hạn cho phép.

+ Có thể sử dụng các phương tiện như xe đạp, ngựa, ô tô điện...những phương tiện vận chuyển không gây ô nhiễm môi trường để tiếp cận vùng này.

+ Tăng cường và đảm bảo việc tuân thủ các nội quy tham quan (vật dụng, thức ăn mang theo, rác thải, việc thu gom rác thải, cách ứng xử với người dân bản địa,...).

+ Tăng cường các phương tiện giám định môi trường trên các tuyến du lịch. Phải có sơ đồ các điểm du lịch; các biển báo, chỉ dẫn, thùng rác; nơi vệ sinh,....

- Vùng dịch vụ hành chính: gồm các xã Đạ-Sar, Đạ-Nhim, Đạ-Chais, Đưng-K'Nớh

cung cấp các nông sản cho hoạt động du lịch nhằm phục vụ khách du lịch. Phát triển vùng dịch vụ hành chính sẽ tạo điều kiện cho người dân xa khu du lịch có thể gián tiếp hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch của địa phương.

3.1.2.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch

Mở rộng tuyến đường chính từ Đà lạt đi vào xã Lát và cải tạo nâng cấp hệ thống đường cũ nối các khu du lịch trong xã, tuyến đường đất liên thôn cần bê tông hóa. Trồng cây xanh hai bên đường, xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, xây khu tập trung rác thải và xử lý rác. Thành lập đội thu gom rác, vệ sinh hàng ngày trên các tuyến đường. Hạn chế cho các phương tiện vận chuyển với tỷ trọng lớn di chuyển trong khu vực để giảm tải tiếng ồn, lượng bụi. Trong các khu du lịch ở xã Lát không bê tông hóa các công trình, cần thiết kế theo nguyên tắc tôn trọng môi trường, phù hợp với cảnh quan, hạn chế xây dựng khách sạn, nhà hàng, quầy lưu niệm,… quy mô lớn. Hạn chế sử dụng vật liệu bê tông cốt thép, ưu tiên các vật liệu thân thiện môi trường; các công trình xây dựng phải nằm ẩn nấp dưới tán cây rừng. Hạn chế san lấp mặt bằng, phá rừng phục vụ cho xây dựng. Các bãi đỗ xe nên bố trí cách xa bên ngoài khu tham quan vì khói, khí thải, sự lưu thông cũng làm ảnh hưởng chất lượng môi trường, thay đổi gien, tác động hệ sinh thái.

Quy định sức chứa cho từng điểm, khu du lịch, tránh hiện tượng khách đến dồn dập quá đông vượt ngưỡng sức chứa ảnh hưởng hệ sinh thái, phải đảm bảo khả năng tự tái tạo, phục hồi của tài nguyên.

3.1.2.3. Định hướng về thị trường

Sản phẩm du lịch chủ yếu của xã Lát là hình thức du lịch sinh thái; giao lưu văn hóa; lễ hội, leo núi, mạo hiểm; vui chơi, giải trí; nghiên cứu khoa học,… Để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và trở thành ngành kinh tế động lực, hình thành và phát triển thương hiệu du lịch xã Lát, việc đầu tư về du lịch và các ngành dịch vụ khác đòi hỏi phải có sự tham gia của Tỉnh, ngành Du lịch và một số ngành liên quan. Đặc biệt, công tác xúc tiến, quảng bá thương hiệu Du lịch Lâm Đồng cần phải đẩy mạnh hoạt động:

Đối với thị trường nước ngoài, chú trọng quảng bá ra các nước ASEAN, Trung Quốc, Australia, tập trung vào các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU, Bắc Mỹ là các nước có thu nhập cao, có tiềm lực về kinh tế có thể kết hợp xúc tiến đầu tư vào các dự án du lịch[3].

Đối với thị trường trong nước, tập trung xúc tiến quảng bá du lịch tại thị trường truyền thống bao gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ, đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến ra miền Bắc chủ yếu hướng vào đối tượng khách cao cấp[3].

Xác định Đà Lạt là điểm trung tâm, tăng cường hợp tác, liên kết nhằm hình thành các tour, tuyến nối kết các vùng du lịch trọng điểm, các địa phương trong cả nước; thông qua các đơn vị lữ hành có năng lực, uy tín hoặc các trung tâm du lịch lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng… để kết nối các tour du lịch quốc tế đến Đà Lạt.

3.1.2.4. Định hướng về đa dạng hoá sản phẩm du lịch

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo hiệu ứng để thu hút du khách trực tiếp, tạo ra những chuyển biến tích cực ở Lâm Đồng. Theo bà Đàm Thị Thọ -Tổng cục Du lịch trong chuyến khảo sát Tây Nguyên nhấn mạnh: “Các tỉnh Tây Nguyên cần tổ chức

nhiều đoàn Famtrip cho các hãng lữ hành, các đơn vị truyền thông để chào bán tour và tuyên truyền nhằm thu hút khách du lịch”. Bà cũng kiến nghị: “Các Công ty du lịch của 5 tỉnh Tây Nguyên nên tự thiết kế hành trình và bán cho các hãng du

lịch”. Tức là có hướng dẫn, phục vụ tại địa phương, các hãng chỉ đưa khách đến.

Làm như thế, khách thỏa mãn vì được đi với “thổ địa”, địa phương tăng thu nhập cho chính mình.

Khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, cao cấp, du lịch dưới tán rừng. Phát triển các loại hình đặc thù như du lịch MICE: du lịch khám phá thiên nhiên kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, trưng bày; du lịch nghiên cứu, đào tạo: du lịch kết hợp với các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, mạo hiểm, khám phá, du lịch trách nhiệm...

Xây dựng các chương trình khai thác nghệ thuật văn hoá cồng chiêng. Khai thác các tuyến du lịch, chương trình liên kết phát triển du lịch khu vực, chương trình liên kết với các hãng du lịch quốc tế; từng bước hình thành các tour du lịch quốc tế Thái Lan - Lào - Cam Pu Chia qua các cửa khẩu quốc tế ở Tây Nguyên và miền Trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)