Các hình thức tham gia phục vụ du lịch của cộng đồng địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 65 - 67)

6. Bố cục của luận văn

2.7. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

2.7.2. Các hình thức tham gia phục vụ du lịch của cộng đồng địa

Hiện tại trong xã Lát có tổng số đang ở tuổi lao động: 1982 người. Số lao động phục vụ trực tiếp trong hoạt động du lịch chủ yếu thuộc thôn Păng Tiêng và thôn Đạ

C chủ yếu dệt và buôn bán hàng thổ cẩm. Thôn Đan Kia trồng rừng và café, đốn củi, hái rướn, hái cây thuốc và lan rừng.Thôn Đănggia rít B và thôn B’Nơ B trồng hoa màu, trồng hồng, dệt chiếu.

Lao động trong xã Lát tham gia trực tiếp hoạt động phục vụ du lịch tại các điểm du lịch như: Thung lũng Vàng: 40 lao động trực tiếp hưởng lương của công ty (trong đó: 2 soát vé, 4 bảo vệ, 5 phục vụ nhà nghỉ, 7 phục vụ nhà hàng, 15 chăm sóc cây cảnh, 6 dọn vệ sinh, 1 quản lý bộ phận lưu trú) và 14 lao động không thuộc quân số của công ty: 6 người bán hàng lưu niệm thuê cho tư nhân, 8 người chụp ảnh. Tại khu du lịch núi Langbiang gồm 50 lao động (6 nhân viên bán vé, 4 soát vé, 3 bảo vệ, 12 lái xe, 5 dọn vệ sinh, 6 hướng dẫn viên, 12 trồng rừng và chăm sóc cây, 1 nhân viên văn phòng, 1 quản lý), các nhân viên ở đây đều có trình độ hết cấp hai đến cấp ba, duy chỉ có 2 người đã tốt nghiệp cao đẳng, số hướng dẫn viên chủ yếu đang theo học hệ trung cấp tại các trường. Ngoài ra còn có sự tham gia của 15 lao động làm thuê cho quầy ăn uống, quầy lưu niệm, các điểm vui chơi giải trí trong Langbiang. Tại làng Cù Lần người dân địa phương được thuê làm công ăn lương, chủ yếu là chăm sóc cây cảnh và làm vườn (5 người), dọn vệ sinh (2 người), lái xe trong điểm tham quan (4 người), nhân viên bán và soát vé (2 người), bảo vệ (2 người), phục vụ ăn uống (2 người). Tại vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà có 3 bảo vệ, 6 làm công tác hướng dẫn viên đưa khách đi trong rừng, 2 phục vụ tại trung tâm, 15 lao động trồng rừng, 3 nhân viên dọn vệ sinh. Số lượng lao động phục vụ tại các điểm du lịch tăng giảm theo nhu cầu của mùa vụ.

Các công việc người dân xã Lát tham gia trong hoạt động du lịch không đòi hỏi phải có trình độ, chỉ cần có kinh nghiệm và sức khỏe, cần cù là đủ. Lực lượng lao động này chủ yếu là thanh niên và trung niên.

Tại thôn văn hóa và làng nghề: Hoạt động du lịch trong làng thổ cẩm B’NơC, thôn văn hóa cổ K’Ho do người dân làm chủ, thu hút tất cả các lứa tuổi, giới tính tham gia trực tiếp và gián tiếp. Tham quan trong thôn văn hóa cổ, hướng dẫn viên là những người già có kinh nghiệm sống và vốn kiến thức về văn hóa; họ không hưởng lương mà hưởng theo sự hảo tâm của khách. Đã có hình thức phục vụ khách lưu trú qua đêm tại nhà dân, hiện đã có 18 gia đình tham gia và chính những thành viên trong gia đình phục vụ khách lưu trú (thôn Păng Tiêng có 12, thôn Đạ Nghịt có 6 gia đình). Hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng đã lập ra 11 đội cồng chiêng,

các đội múa, đội hát, biểu diễn nhạc cụ (mỗi đội có khoảng dưới 30 diễn viên múa, ban nhạc 2 người, phục vụ rượu cần thịt nướng 5 người). Trong làng thổ cẩm có 55 hộ dệt thổ cẩm, trình diễn cho khách tham quan, 49 hộ buôn bán hàng thổ cẩm phục vụ khách du lịch.

Số lao động còn lại chủ yếu làm nghề chăn nuôi, trồng trọt nông sản và trồng hoa, buôn bán nhỏ, làm thuê, một số tham gia công tác đoàn, hội của xã, của huyện Lạc Dương.

Điều này cho thấy hoạt động du lịch tại đây đã có sự tham gia rất lớn của người dân địa phương trong phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)