Mức độ tham gia của cộng đồng vào du lịc hở xã Lát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 62 - 65)

6. Bố cục của luận văn

2.7. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

2.7.1. Mức độ tham gia của cộng đồng vào du lịc hở xã Lát

tư để phát triển du lịch, nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong sử dụng tài nguyên”[16]. Để làm rõ nội dung trên, tác giả tiến hành phân tích vị trí của cộng

đồng địa phương (CĐĐP) trong thời gian xây dựng khu du lịch và hiện nay.

Tham chiếu mô hình du lịch cộng đồng của tác giả Phạm Trung Lương Có 7 mức tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch. Mô hình phát triển DLCĐ chỉ thực sự thành công nếu người dân đạt đến mức số 7 là tự vận động, chủ động trong hoạt động du lịch.

Hình 2.7. Bảy mức tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển

Ghi chú: Mức 5: Làng Cù Lần, Thung Lũng Vàng, Langbiang

Mức 6: Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà

Mức 7: Thôn văn hóa cổ K’Ho, làng thổ cẩm B’nơC

- Dựa trên thực trạng tham gia của cộng đồng địa phương tại khu du lịch Làng Cù Lần, Thung Lũng Vàng, Langbiang có thể khái quát mức độ tham gia của họ trong hoạt động phát triển du lịch đã đạt đến mức 5, Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà mức 6, Thôn văn hóa cổ K’Ho, làng thổ cẩm BnerC mức 7.

Mức 1 Thụ động: cộng đồng không có quyền và trách nhiệm xem xét, dự báo

Mức độ tham gia của CĐĐP tại xã Lát trong hoạt động DL 1.Thụ động 2.Đƣa tin 3. Tƣ vấn 4. Khuyến khích 5. Chức năng 6.Tƣơng Tác 7. Tự vận động Mức độ tham gia của CĐĐP tại xã Lát trong hoạt động DL 1.Thụ động 2.Đƣa tin 3. Tƣ vấn 4. Khuyến khích 5. Chức năng 6.Tƣơng Tác 7. Tự vận động

Mức 2 Cộng đồng chỉ có trách nhiệm trả lời các câu hỏi về nhu cầu đền bù đất, cây lâu năm, nông sản trong thời gian các dự án được triển khai phục vụ xây dựng các khu du lịch trong xã Lát. Sự tham gia này của cộng đồng không có vai trò, ảnh hưởng tới nội dung cần xử lý quy hoạch du lịch và quá trình xây dựng khu du lịch, các kết quả xử lý thông tin không được chia sẻ với cộng đồng.

Mức 3 Các chủ dự án tổ chức buổi tọa đàm, cộng đồng được tham khảo ý kiến và quan điểm. Ý của cộng đồng được lưu ý khi các dự án du lịch tiến hành thu hồi đất. Tuy nhiên họ không được tham gia vào quá trình ra quyết định.

Mức 4, mức 5 Người dân địa phương được ưu tiên tuyển dụng vào một số vị trí trong các khu du lịch như làng Cù Lần, Langbiang, Thung Lũng Vàng và được trả lương theo luật du lịch. Một số được tham gia vào cung cấp dịch vụ như: bán hàng, lái xe, chụp ảnh…được chia theo tỷ lệ lợi nhuận nhưng không hoàn toàn chủ động ra quyết định, phải làm theo ý kiến chỉ đạo của ban quản lý khu du lịch.

- Đối với Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, người dân đã tham gia đến mức 6 là trao đổi, lên kế hoạch và cùng quyết sách và chia lợi nhuận với các bên tham gia như Ban quản lý, nhà đầu tư, nhà nghiên cứu, cộng đồng địa phương, chính quyền. - Đối với hoạt động du lịch tại thôn văn hóa cổ K’Ho và làng thổ cẩm B’nơC, người dân đã tham gia đến mức 7. Người dân tự vận động dưới sự chỉ đạo của Già làng và những người có uy tín trong thôn, tự lập ra các đội múa cồng chiêng, các tổ thêu, dệt thổ cẩm, đan lát. Họ tự tìm thị trường, tự bỏ vốn đầu tư, tự truyền nghề, tự quản lý kỹ thuật, tự tổ chức hội họp bàn bạc các vấn đề và tự tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận thu được sẽ chia nhau theo tỷ lệ của người có công. Như vậy hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát tương đối thành công, với hình thức hoạt động này người dân đã thực sự đang làm chủ tài nguyên của mình và có vai trò to lớn quyết định đến sự phát triển du lịch ở đây. Cũng nhờ mô hình du lịch cộng đồng mà tài nguyên rừng, văn hóa đang được chính người dân giữ gìn và bảo tồn. Mặt khác nhờ du lịch mà đời sống dân cư ngày càng cao, nhận thức cũng được nâng lên.

Bên cạnh hệ thống giao thông huyết mạch vào xã Lát là do ngân sách của tỉnh và Trung Ương rót xuống đầu tư, hệ thống đường liên xã do nhà nước và nhân dân cùng làm, còn hệ thống đường vào trong thôn do chính dân làng đóng góp công và của dưới sự chỉ đạo của Già Làng, tham vấn của cơ quan đoàn thể huyện Lạc Dương. Bên cạnh những cơ sở vật chất cơ bản phục vụ cho du lịch trong các khu du

đồng địa phương cũng tham gia đầu tư vào cơ sở dịch vụ ăn uống là quán ăn, nhà nghỉ của dân trong thôn, quán bán hàng (đồ lưu niệm, hàng nước, hàng ăn, đặc sản địa phương), máy ảnh, xe taxi, xe Jeep chạy trong khu du lịch và xe ôm. Phục vụ hoạt động giao lưu, cộng đồng phải đầu tư các loại nhạc cụ, quyên góp đất tạo không gian tổ chức giao lưu, bàn ghế, phông rạp,.. các loại nguyên liệu và máy móc phục vụ cho dệt thổ cẩm. Để đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp cho khách cũng có sự đóng góp rất lớn của người dân.

Việc cung cấp dịch vụ cũng như phục vụ du lịch trong khu vực xã Lát phần lớn do người dân trong xã đảm nhiệm, số lao động này cũng đã được các tổ chức du lịch tập huấn để nâng cao trình độ và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. Mặt khác, từ khi du lịch hoạt động, người dân đã nhận thức được nguồn lợi mà tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác bản sắc văn hóa bản địa mang lại cho họ. Người dân đã nhận thức được mối quan hệ khăng khít giữa họ và tài nguyên trên địa bàn họ sinh sống. Họ có ý thức trách nhiệm bảo vệ nó để thu hút được nhiều khách du lịch và có như vậy đời sống của họ mới cải thiện nhiều. Theo lời Già làng “Trước đây chưa có du lịch, người dân chủ yếu phát rừng làm rẫy, tỉa

bắp, đốn củi, cuộc sống bếp bênh bữa no bữa đói. Nay du lịch về, mọi nhà không còn phải lo cái ăn, nhiều nhà còn tậu thêm được trâu bò, mua sắm các trang thiết bị hiện đại, đời sống văn hóa cũng nâng cao”.

Chất lượng dịch vụ, hình ảnh du lịch tốt hay xấu đều phụ thuộc người dân địa phương. Họ là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, phục vụ nên thái độ, cách ứng xử của họ đối với khách du lịch ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhận thức được điều này, người dân xã Lát đang xây dựng hình ảnh cho mình tạo sức ảnh hưởng tới sự quay lại của khách và xây dựng thương hiệu điểm đến riêng.

Nguồn thu từ các khu du lịch hàng năm đã đóng góp phần lớn cho ngân sách của xã, huyện. Nguồn thu này đã tích cực ủng hộ các quỹ do chính quyền xã, huyện kêu gọi như: Quỹ xây dựng đường xá, quỹ ủng hộ các gia đình khó khăn, quỹ khuyến học, quỹ phúc lợi để phân phối lại cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn không tham gia hoạt động du lịch, xây dựng trường học, trạm y tế,….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)