6. Bố cục của luận văn
3.2 Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
3.2.5 Hỗ trợ cộng đồng địa phương
Tổ chức phát triển các mô hình du lịch cộng đồng tại xã Lát. Tạo điều kiện cho người dân trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch nâng cao nhận thức, thấy được lợi ích của nguồn tài nguyên thiên nhiên đem lại. Từ đó hình thành ý thức trách nhiệm đối với môi trường tự nhiên cũng như bảo tồn truyền thống văn hóa địa phương.
Mô hình homestay
Mô hình có thể triển khai tại thôn văn hóa cổ K’Ho, làng thổ cẩm BnơC, nơi còn giữ nhiều phong tục tập quán, nếp sống, sản xuất, canh tác … theo phương thức cổ truyền. và đặc biệt trong sinh hoạt có rất nhiều lễ hội của dân tộc Cil, Lạch. Như vậy, khách du lịch vừa được nghỉ lại nhà dân, tìm hiểu cuộc sống hàng ngày, tham gia vào các hoạt động đời thường hoặc các hoạt động ở địa phương và tận hưởng thiên nhiên. Với các hộ gia đình vừa có thể sử dụng không gian trong nhà cho khách du lịch thuê, vừa bố trí thành viên của gia đình phụ giúp dọn dẹp. Ngoài thu nhập từ cho thuê nhà nghỉ, để bày tỏ sự đón tiếp nhiệt tình của chủ nhà đối với du khách và để giữ kỷ niệm trong chuyến thăm quan, thông thường trước khi ra về, khách còn mua sản phẩm chủ nhà làm ra. Nhờ dịch vụ này, cộng đồng có thêm thu nhập từ du lịch.
Mô hình nhà vườn: Trong mô hình này gồm các vườn trồng cây ăn quả, vườn rau sạch, vườn cây dược liệu,…
+ Mô hình trồng hoa: Với điều kiện khí hậu của xã Lát, chất đất và diện tích đất lớn
rất thuận lợi cho phát triển các mô hình vườn hoa. Chúng ta có thể khoanh vùng từng khu vực để trồng hoa, mỗi khu vực trồng một loại hoa nhất định và phải đảm bảo trong khu vực đó luôn có hoa nở để khách vừa tham quan, vừa tìm hiểu công nghệ, đồng thời tạo thêm điểm nhấn tăng giá trị sản phẩm, vừa xuất khẩu.
+ Mô hình cây ăn quả: Được trồng tại các thôn có địa hình tương đối bằng phẳng, dọc các tuyến đường. Trong vườn trồng các loại quả phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực, có thể trồng xen trong khu dân cư. Các vườn cây ăn quả vừa là nơi cung cấp các sản phẩm đồng thời cũng là điểm tham quan hấp dẫn.
+ Mô hình trồng rau, dâu tây an toàn: Khách rất thích được đến thăm các vườn dâu tây, vườn rau an toàn trong nhà kính, phương pháp trồng theo công nghệ cao. Nên bố trí mô hình này ở khu vực gần phường 7 vì chất đất và điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Mặt khác, rau và dâu tây phải sử dụng thuốc sâu, phân bón nên bố trí ở khu vực vành đai như thế sẽ không bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường không khí và nước. Mô hình sẽ cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng, cũng tạo cảnh quan đẹp mắt khi du khách tới đây thăm quan và mua sản phẩm về làm quà.
+ Mô hình vườn dược liệu: Nên được trồng tại rừng Bidoup-Núi Bà và núi
Langbiang do chính người dân trong làng thực hiện vì bản thân họ có nghề thuốc gia truyền. Vườn cây dược liệu là địa điểm tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh sinh viên và giới thiệu về các loại cây thuốc quý cũng như tác dụng trong chữa bệnh của chúng, đồng thời hoạt động này cũng là bảo tồn các loại dược liệu quý đang có nguy cơ bị mất hẳn.
Mô hình trang trại chăn nuôi: Chăn nuôi dê, lợn rừng, bò, gà đồi và nuôi ong
kết hợp với trồng cây cảnh theo mô hình trang trại thôn xóm với sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng, quy mô sản xuất sẽ được mở rộng hơn. Sản phẩm chăn nuôi sẽ là nguồn cung cấp thực phẩm đặc sản cho các quán ăn, nhà hàng, khách sạn trong khu vực. Mô hình có thể triển khai ở khu vực vùng ven của xã. Mô hình cung cấp sản phẩm cho nhà hàng, khách sạn và cũng là nơi để du khách tới tham quan trong chuyến du lịch hay đi bộ dã ngoại. Đến thăm mô hình du khách có thể tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi và mua sản phẩm làm quà như mật ong.
Xây dựng, tổ chức các mô hình du lịch cộng đồng, kết hợp phát triển du lịch với phát triển thế mạnh kinh tế của địa phương là việc làm cần thiết. Các mô hình này sẽ thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc cung cấp các dịch vụ du lịch, tạo sinh kế bền vững cho người dân.