6. Bố cục của luận văn
2.6. Chất lƣợng sản phẩm du lịch
2.6.2. Đánh giá về mức độ hài lòng của khách
Bảng 2.8 Các hoạt động ưa thích của du khách khi đến du lịch tại xã Lát. ĐVT: %
Các hoạt động Tỷ lệ %
Khách nội địa Khách quốc tế
Giao lưu văn hóa cồng chiêng 30 20
Thăm quan thắng cảnh 38 5
Thưởng thức đặc sản 5 8
Nhảy dù, bắn cung, cưỡi ngựa, leo núi… 7 30
Tìm hiểu văn hóa địa phương 3 15
Chơi nhạc cụ truyền thống 2 5
Du lịch sinh thái 10 10
Nghỉ dưỡng với khí hậu trong lành 5 3
Hoạt động khác 0 2
Tổng 100 100
(Nguồn:kết quả điều tra tháng 6 và tháng 9/2013)
Sở thích của khách du lịch nội địa và quốc tế có sự giống và khác nhau. Cả khách du lịch nội địa và quốc tế đều ưa thích hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng tại thôn văn hóa cổ K’Ho do chính những chàng trai cô gái trong bản thực hiện. Họ thích được hòa mình trong tiếng cồng chiêng rộn rã, cùng các sơn cước nhảy múa theo điệu nhạc mang âm hưởng của núi rừng, thi đẩy gậy với các chàng trai Lạch dành người yêu và đặc biệt thích được thưởng thức rượu cần thịt nướng bên ánh lửa bập bùng trong lời ca tiếng hát, trong âm hưởng núi rừng, trong cái lạnh của màn đêm buông xuống, không khí càng tăng thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc, các màu da. Với khách nội địa, hoạt động ưa thích nhất của họ là thăm quan thắng cảnh. Khách quốc tế thích tham gia các hoạt động du lịch kết hợp thể thao, tìm hiểu văn hóa địa phương, du lịch sinh thái. Điều đó thể hiện nhu cầu của khách
quốc tế là hướng ngoại, thích gần gũi thiên nhiên hoang sơ, thích mạo hiểm, tìm tòi khám phá những nét độc đáo trong văn hóa của người bản địa.
Bảng 2.9 Đánh giá của khách về đội ngũ lao động ( %)
Chỉ tiêu Tốt Bình
thƣờng
Không tốt
Cách thuyết minh lôi cuốn, hấp dẫn 10 74 16
Có hiểu biết rất tốt về điểm, khu du lịch 50 50 0
Trang phục nhã nhặn, lịch sự 83 10 7
Thân thiện, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ khách 100 0 0
Thái độ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng khách 90 8 2
Chấp hành đúng quy định của điểm du lịch 93 6 1
(Nguồn:kết quả điều tra tháng 6 và tháng 9/2013)
Hầu hết khách chưa đồng ý với “cách thuyết minh lôi cuốn và hấp dẫn” tại khu du lịch xã Lát của đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm. Một số ý kiến khác: Một số điểm chưa có hướng dẫn viên như làng Cù Lần, làng dệt thổ cẩm B’nơC. Tại các điểm du lịch như Thung Lũng Vàng, làng văn hóa cổ K’Ho, núi Langbiang số lượng hướng dẫn viên quá ít không đủ phục vụ nhu cầu trong mùa đông khách, khách rất khó được tiếp cận dịch vụ hướng dẫn. Ý kiến của khách phần nào phản ánh đúng thực trạng của đội ngũ hướng dẫn viên tại đây vì đa số hoạt động hướng dẫn do thanh niên trong xã hoặc người già có kinh nghiệm đảm nhận, một số rất ít trong đội ngũ này có trình độ cao đẳng, trung cấp hoặc đang học tại các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh, số còn lại hầu hết chưa qua đào tạo nên cách phục vụ cũng như cách thể hiện nghiệp vụ chưa có tay nghề cao. Mặt khác, các khu du lịch trên thiên về khai thác hệ động thực vật vì vậy cần phải có kiến thức sâu về lâm nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, du lịch. Đa số khách đều tán thành cao với thái độ của đội ngũ nhân viên là thân thiện, cởi mở, lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng khách và chấp hành đúng nội quy của điểm du lịch
Bảng 2.19 Đánh giá của khách về thái độ của cộng đồng địa phương ( %)
Chỉ tiêu Tỷ lệ % Chỉ tiêu Tỷ lệ %
Niền nở, thân thiện, chân thành 60 E ngại 12
Bình thường 16 Đối đầu 0
Không biểu hiện gì 10 Ý kiến khác 2
(Nguồn:kết quả điều tra tháng 6 và tháng 9/2013)
Theo phiếu điều tra cuả cả khách nội địa và khách quốc tế đều cho rằng cộng đồng địa phương tại xã Lát có thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành với khách. Trích lời một du khách đến từ Thụy Sỹ: “Tôi thích giao tiếp với người dân bản địa
vì tôi được họ đón tiếp thân mật, người dân thật thà, không tính toán, không vụ lợi lại rất vui vẻ, hồn nhiên”. Để lý giải cho tỷ lệ thái độ tích cực của người dân vì đa
số lao động trẻ của xã trực tiếp tham gia phục vụ trong các khu du lịch. Số lao động trung niên hoặc già có thu nhập gián tiếp từ du lịch bằng việc cung cấp các nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ,… Tất cả đều nhận thấy, đời sống của họ gắn liền với sự phát triển của du lịch.
Một số khách cho rằng, khi họ đến tham quan nhận thấy thái độ người dân bình thường, không có biểu hiện chào đón hay đối đầu. Điều này có lẽ do khách chưa tiếp cận gần gũi với người dân hơn.
Bảng 2.11 Đánh giá của khách về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ( %)
Chỉ tiêu Tốt Bình thƣờng Không tốt
Hệ thống điện, nước cung cấp cho khách 60 30 10
Hệ thống giao thông vận tải thuận lợi 65 24 11
Bãi đỗ xe rộng, thuận lợi, văn minh 70 12 18
Nhà hàng đẹp, tiện nghi với các món ăn đa dạng
10 60 30
Khu bán đồ lưu niệm thuận lợi với các sản phẩm đa dạng
14 50 36
Nhà vệ sinh sạch sẽ, tiện nghi, thuận lợi 20 34 46
Đa số khách đều đánh giá cao về hệ thống điện nước trong khu vực du lịch. Hệ thống giao thông vận tải tương đối thuận lợi, ở đây chưa từng xảy ra hiện tượng tắc đường ngay cả trong mùa đông khách và trong dịp lễ hội. Tuy nhiên, một số khách có nhận xét đoạn đường vào trong xã (khoảng 3km) đường hẹp, một số đoạn do lưu lượng xe lưu thông lớn đã hỏng nhưng chưa kịp thời sửa chữa (khu vực bùng binh trung tâm của xã). Số lượng xe taxi phục vụ chạy trong xã ít, mùa đông khách sẽ rất khó khăn để di chuyển. Xe buýt chạy từ xã Lát ra trung tâm thành phố Đà Lạt, một ngày chỉ có chưa đầy 10 chuyến nên khách phải chờ đợi rất lâu; không có tuyến xe buýt di chuyển từ điểm tham quan này sang điểm tham quan khác trong khu vực xã Lát, như vậy sẽ rất khó khăn cho khách. Số lượng lớn khách cho rằng bãi đỗ xe rộng, thuận lợi, văn minh, một số không đồng ý với ý kiến này đối với những khách được khảo sát ở khu du lịch làng Cù Lần, thôn thổ cẩm và thôn văn hóa cổ.
Rất ít khách đánh giá về nhà hàng và các món ăn tốt, khách đều cho rằng bình thường và thậm chí có đến gần 30% khách cho rằng không tốt. Thực tế các điểm du lịch này xa trung tâm, trong các điểm du lịch số lượng nhà hàng ít, quy mô lại nhỏ, các món ăn phục vụ khách chủ yếu món ăn nhanh trừ trường hợp đoàn đặt trước. Ngoài bán cho khách du lịch tham quan trong điểm thì các nhà hàng này không bán được cho khách vãng lai. Trong khu du lịch cho phép khách tự do mang đồ ăn thức uống nên nhu cầu khách ăn tại điểm không cao, thời gian lưu lại của khách cũng không lâu. Trong làng thổ cẩm, làng văn hóa cổ không có nhà hàng, khách muốn ăn phải ra trung tâm thị trấn Lạc Dương.
Nhận xét về khu bán đồ lưu niệm cũng không khả quan nhiều, trong Langbiang và Thung Lũng Vàng có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm nhưng chủ yếu hàng thổ cẩm nên chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách.
Tất cả các nhà vệ sinh được bố trí trong các khu du lịch không thu vé; tại thôn văn hóa cổ và làng thổ cẩm không có khu vệ sinh công cộng cho khách tham quan. Khách phản ánh trong Thung Lũng Vàng nhà vệ sinh vừa nhỏ, ẩm, tối, hôi. Tại núi Langbian, làng Cù Lần bố trí rất ít nhà vệ sinh nên không thuận tiện cho khách.
Bảng 2.22 Đánh giá của khách về giá cả dịch vụ phục vụ du lịch. ĐVT: % Chỉ tiêu Rất đắt Đắt Bình thƣờng Rẻ Rất rẻ Vé tham quan 0 14 80 6 0
Tham gia trò chơi tại điểm 0 0 46 54 0
Thuê trình diễn văn hóa 0 0 28 38 34
Sản phẩm lưu niệm 16 42 42 0 0
Dịch vụ ăn uống 0 26 62 12
(Nguồn:kết quả điều tra tháng 6 và tháng 9/2013
Theo ý kiến đánh giá của cả khách quốc tế và Việt Nam, giá cả dịch vụ tại các điểm tham quan trong xã Lát đều chấp nhận được. Với giá vé tham quan của tất cả các điểm du lịch sinh thái từ 20.000 đến 30.000đ/người (giá bao gồm vé vào cổng, nước khoáng uống chứa trong thùng lớn đặt rải rác khắp nơi trong khu du lịch, phí vệ sinh, thuế, hướng dẫn viên nếu khách đi đoàn có đăng ký trước..), những điểm văn hóa và công trình kiến trúc như nhà thờ, làng thổ cẩm, thôn văn hóa cổ,.. không thu vé tham quan. Khách nhận xét giá tham gia trò chơi tại điểm rẻ (mức giá mỗi trò chơi từ 5.000đ đến 40.000đ cho các hoạt động tương ứng như bắn cung, chèo thuyền, cưỡi ngựa, dù lượn,…). Đặc biệt, giá thuê trình diễn văn hóa bản địa rẻ và rất rẻ (800.000 đến 1.500.000/sô diễn kéo dài từ 2 tiếng trở lên, bao gồm thưởng thức văn nghệ, múa truyền thống, hoạt động trình diễn thi tài, lửa trại, rượu cần, thịt heo thượng nướng,…), trong không khí giao lưu làm cho khách vô cùng hứng thú và không muốn chia tay khi chương trình kết thúc. Họ đánh gía cao về cảm nhận những dịch vụ được hưởng thụ với giá tiền phải trả quá chênh lệch nhau. Mặt khác, 50% khách nhận thấy giá sản phẩm lưu niệm đắt hơn giá trị thực, chính vì lý do đó nên sản phẩm thổ cẩm truyền thống tại đây tiêu thụ chậm.
Bảng 2.13 Ý kiến khách trong nước về loại hình lưu trú trong tương lai ( %)
Các loại hình lƣu trú Tỷ lệ % Các loại hình lƣu trú Tỷ lệ %
Biệt thự cao cấp 0 Nhà nghỉ 35
Làng du lịch 10 Ở trọ nhà dân 30
Khách sạn 0 Khu vực cắm trại 25
Với khách nội địa, theo họ nên xây dựng loại hình lưu trú ở đây là nhà nghỉ, kết hợp với nhà dân kinh doanh lưu trú và cắm trại, như vậy tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, nên đầu tư các hạng mục khác sẽ hấp dẫn khách hơn. Mặt khác, khách không có nhu cầu lưu lại đây lâu vì khoảng cách từ xã Lát ra trung tâm thành phố Đà Lạt 12km, nơi cung cấp các dịch vụ phong phú, đa dạng, giá rẻ.
Bảng 2.14 Ý kiến khách quốc tế về loại hình lưu trú trong tương lai tại xã Lát ( %)
Các loại hình lƣu trú Tỷ lệ % Các loại hình lƣu trú Tỷ lệ %
Biệt thự cao cấp 20 Nhà nghỉ 0
Làng du lịch 0 Ở trọ nhà dân 68
Khách sạn 10 Khu vực cắm trại 2
(Nguồn:kết quả điều tra tháng 6 và tháng 9/2013
Ý kiến của khách du lịch có phần khác, đa số khách Nhật mong muốn xây biệt thự cao cấp ở đây, họ muốn được lưu trú trong không gian hoàn toàn yên tĩnh, khoáng đạt, không khí trong lành. Khách Châu Âu không đồng ý xây các công trình lớn trong khu vực này vì sẽ phá vỡ cảnh quan, tàn phá môi trường, hoạt động cắm trại sẽ gây cháy rừng, diệt các thảm thực vật sống bám sát trên mặt đất, ô nhiễm môi trường nước; đa số khách thích được lưu trú trong nhà dân, họ muốn tìm hiểu văn hóa, tập tục và trải nghiệm cuộc sống của dân tộc ít người.
Bảng 2.15 Ý kiến của khách về các hoạt động du lịch nên được đầu tư tại xã ( %)
Các hoạt động Tỷ lệ % Các hoạt động Tỷ lệ %
Leo núi, dù lượn, cưỡi ngựa, ,.. 25 Nghiên cứu đa dạng sinh học 3
Trình diễn các lễ hội 40 Thám hiểm núi rừng 10
Tìm hiểu văn hóa bản địa 17 Dã ngoại 5
(Nguồn:kết quả điều tra tháng 6 và tháng 9/2013
Dựa vào tài nguyên du lịch, tại đây có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch. Tất cả du khách đều mong muốn đầu tư nhiều hơn vào hoạt động trình diễn các lễ hội, giao lưu văn hóa vì hoạt động này rất đặc sắc, mang nét đặc trưng riêng của dân tộc Lạch, không trùng lặp với bất cứ ở đâu trên đất nước. Mặt khác, trước thực trạng lai căng, văn hóa bị pha tạp, suy thoái, hoạt động này sẽ củng cố, giữ gìn bản sắc, truyền thống của dân tộc; người dân thấy cái lợi từ việc khai thác văn hóa của dân
tộc mình, họ sẽ gia sức giữ gìn, trân trọng nó. Đối tượng thanh niên thích đầu tư nhiều hơn vào hoạt động du lịch kết hợp thể thao vì nó thể hiện được sức trẻ, lòng ham muốn được chinh phục thiên nhiên, chiến thắng chính bản thân. Khách nước ngoài thích được thám hiểm núi rừng hơn và tìm hiểu văn hóa bản địa.
Bảng 2.16 Ý kiến của khách về các dịch vụ du lịch nên được đầu tư ở xã Lát ( %)
Các dịch vụ Tỷ lệ % Các dịch vụ Tỷ lệ %
Vui chơi, giải trí 40 Dịch vụ lưu trú 10
Dịch vụ ăn uống 20 Mua sắm 10
Vận chuyển 20 Dịch vụ khác 0
(Nguồn:kết quả điều tra tháng 6 và tháng 9/2013
Kết quả điều tra, số phiếu tán thành cho đầu tư hoạt động vui chơi cao nhất. Du khách mong muốn trong khu vực xã Lát sẽ tạo ra nhiều hoạt động thể thao, văn nghệ, nghệ thuật… mang nét đặc trưng của các dân tộc K’Ho. Dịch vụ ăn uống cũng cần được đầu tư, ngoài các nhà hàng trong điểm tham quan, nên mở nhà hàng, quán bar và đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ cả du khách và cư dân. Nên tăng cường tuyến xe buýt, taxi phụ vụ khách di chuyển đến các điểm tham quan trong khu vực xã Lát.
Bảng 2.17 Ý kiến của khách về các hoạt động cần được hỗ trợ từ vé tham quan ( %)
Các hoạt động cần hỗ trợ Tỷ lệ Các hoạt động cần hỗ trợ Tỷ lệ
Cộng đồng địa phương 27 Hoạt động bảo vệ môi trường 23
Đào tạo du lịch 10 Bảo tồn giá trị sinh thái, văn hóa 20
Đầu tư cơ sở hạ tầng 20 Hoạt động khác 0
(Nguồn:kết quả điều tra tháng 6 và tháng 9/2013
Quan điểm của khách, nguồn thu được từ du lịch cần hỗ trợ cho cộng đồng địa phương đảm bảo nguyên tắc công bằng, bên cạnh đó quan tâm cho các hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn các giá trị sinh thái, văn hóa, đồng thời nâng cấp cơ sở hạ tầng.