Bảo vệ môi trường trong xã Lát (BVMT)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 83 - 85)

6. Bố cục của luận văn

3.2 Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

3.2.1 Bảo vệ môi trường trong xã Lát (BVMT)

Hoạt động du lịch ngày càng sôi động trong khu vực xã Lát sẽ kéo theo những tác hại: ảnh hưởng nguồn nước, gây tiếng ồn, phá vỡ cảnh quan, tạo rác thải, nước thải. Các doanh nghiệp du lịch chỉ chú ý các biện pháp bảo vệ môi trường, ít đầu tư như nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho khách, nhân viên; thiếu và hiệu lực yếu về những chế tài đối với những hành vi vi phạm, xâm hại đến môi trường.

* Các giải pháp bảo vệ môi trường về lâu dài:

- Kiện toàn bộ máy quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã, tăng cường cả về nhân lực và vật lực.

- Nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Tài nguyên nước.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường của các khu du lịch, kinh doanh, dịch vụ như áp dụng các mô hình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tái chế, tái sử dụng chất thải, …

- Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng.

* Hoạt động bảo vệ môi trường trước mắt cần:

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo, các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên ... tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phong trào bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và sự hưởng ứng, tham gia của cộng đồng.

- Phát huy hiệu quả vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng đối với vấn đề bảo vệ môi trường.

- Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của người dân.

- Đưa hoạt động tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về BVMT vào các hệ thống giáo dục và đào tạo trong nhà trường phù hợp với công tác BVMT và phát triển bền vững nền kinh tế địa phương. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường cho học sinh sinh viên, người lao động.

- Tăng cường nâng cao nhận thức về BVMT và phát triển bền vững cho cán bộ công nhân viên trong các khu du lịch và dân cư sống trong vùng du lịch thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng, nói chuyện chuyên đề, đào tạo dài hạn và ngắn hạn, các tuần lễ tuyên truyền về BVMT.

- Tổ chức các tuần lễ tuyên truyền về BVMT hàng năm, ngày chủ nhật xanh, ngày thứ bảy tình nguyện và xây dựng các công trình điển hình về BVMT nhằm nhân rộng và phát triển trong mọi tầng lớp nhân dân.

- Đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí thi đua, khen thưởng về ý thức BVMT vào mô hình xây dựng gia đình, thôn, khu phố, cơ quan văn hoá.

- Để bảo vệ nguồn nước phục vụ cho hoạt động du lịch: không san lấp mặt hồ, chặn dòng. Không trực tiếp xả xuống hồ, sông suối những rác thải sinh hoạt, không nối hệ thống xử lý nước thải xuống khu vực hồ. Thường xuyên nạo vét lòng hồ tránh

hiện tượng xâm thực của tảo. Hạn chế tối đa chặt phá cây xanh để giữ nguồn nước ngầm.

- Để bảo vệ môi trường không khí cần tăng cường áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát, giảm phát thải chất ô nhiễm vào môi trường không khí như: khuyến khích sự phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, khí hoá lỏng, cồn, biodiesel và điện. Không cho lưu hành những xe quá cũ, không đảm bảo chất lượng phương tiện. Giảm ô nhiễm không khí do các hoạt động sinh hoạt tại các khu dân cư bằng các biện pháp: tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong đun nấu thay bằng sử dụng dầu, than, củi (hiện nay dân cư sống trong xã Lát sử dụng rất nhiều củi để đun nấu và phục vụ hoạt động đốt lửa phục vụ hoạt động giao lưu)

- Nâng cấp chất lượng đường giao thông từ Đà lạt vào xã Lát và nối các khu du lịch với nhau.

- Tăng mật độ cây xanh dọc hai bên đường và bố trí các khu không viên xanh trong khu dân cư, khuyến khích các hộ gia đình trồng cây xanh, hoa tại các thôn, làng. - Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý môi trường. Xây dựng các cơ chế cụ thể để thu hút sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

Công khai các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm không khí và các nguồn chính gây ô nhiễm không khí trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng có nhận thức đúng về ô nhiễm không khí và nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc BVMT không khí.

- Để quản lý chất thải cần xúc tiến hình thành các khu xử lý rác sinh hoạt tập trung. Thành lập các đơn vị dịch vụ vệ sinh và trang bị các thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý đối với các địa bàn xã. Kiểm soát chặt chẽ các đơn vị có hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)