Kết quả hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 47 - 53)

6. Bố cục của luận văn

2.5. Hiện trạng hoạt động du lịch tại xã Lát

2.5.3 Kết quả hoạt động du lịch

2.5.3.1. Khách du lịch

Các khu du lịch núi Langbiang, thôn văn hoá cổ, làng thổ cẩm hoạt động du lịch từ nhiều năm, khu du lịch làng Cù Lần khai trương năm 2011, Thung Lũng

Vàng bắt đầu đi vào hoạt động năm 2005, vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà bắt đầu phục vụ hoạt động du lịch 2011, tác giả chọn mốc 2011, 2012 để phân tích.

Bảng 2.1 Tình hình khách đến xã Lát giai đoạn 2011-2012 (lượt khách)

Chỉ tiêu 2011 Tổng 2012 Tổng

Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế

Langbiang 363.500 23.500 387.000 364.300 31.700 396.000 TL Vàng 22.600 14.600 372.000 325.100 8.900 334.000 Cù Lần 72.300 11.600 83.900 73.400 11.600 85.000 Th. K’Ho 71.700 15.300 87.000 74.000 21.000 95.000 B’NerC 4.000 9.000 13.000 5.000 10.000 15.000 Bidoup 0 0 0 1.185.000 15.000 1.200.000

Nguồn: Phòng công tác thông tin Huyện Lạc Dương

Qua bảng số liệu trên cho biết, thị trường chính của xã Lát là thị trường nội địa. Tình hình khách đến ngày càng tăng do công tác quảng bá trên mạng, truyền hình, báo chí và tỉnh Lâm Đồng liên tục tổ chức các hoạt động lớn như lễ hội văn hóa trà, lễ hội hoa Đà Lạt, Festival hoa,… đã gây sự chú ý và thu hút khách đến với Lâm Đồng - Lạc Dương. Mặt khác, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư và dành nguồn ngân sách lớn cho phát triển du lịch để tương xứng với tiềm năng của khu vực.

Bảng 2.2 Lượt khách du lịch của tỉnh Lâm Đồng và xã Lát năm 2011, 2012

Năm Tỉnh Lâm Đồng Xã Lát

Tổng Quốc tế Nội địa Tổng Quốc tế Nội địa

2011 3.527.000 181.200 3.345.800 942.900 74.000 868.900

2012 3.937.000 260.600 3.734.400 2.125.000 98.200 2.026.800

Nguồn: Phòng nghiệp vụ du lịch-Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bảng 2.3 Thị phần khách của xã Lát so với toàn tỉnh lâm Đồng (2011 – 2012)

Năm Lƣợt khách (đơn vị tính:%)

Tổng Quốc tế Nội địa

2011 26,7 40,8 26

Qua số liệu trên ta thấy, tổng lượt khách nội địa trung bình chiếm 94,4% so với tổng lượt khách. Tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước là 2.2 lần. Trong đó, phải nói đến vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà có sức hấp dẫn khách lớn nhất. Tổng lượt khách quốc tế trung bình chiếm 5,6% tổng lượt khách, với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 1.3 lần. So sánh thị phần giữa xã Lát với tỉnh Lâm Đồng cho thấy, thị phần xã Lát chiếm tỷ lệ lớn so với tổng lượt khách đến Lâm Đồng. Năm 2011 tổng lượt khách đến xã Lát chiếm 26.7% tổng lượt khách đến Lâm Đồng, khách nội địa chiếm 26%, khách quốc tế là 40.8% so với tổng lượt khách nội địa và quốc tế của tỉnh. Năm 2012 tổng lượt khách đến xã Lát chiếm 54% tổng lượt khách đến Lâm Đồng, khách nội địa chiếm 54.3%, với khách quốc tế là 37.7% so với tổng lượt khách nội địa và quốc tế của tỉnh. Điều này cho thấy, xã Lát đã và đang là một khu du lịch hấp dẫn, không thể thiếu được trong các tour du lịch đến Lâm Đồng-Đà Lạt của khách du lịch. T hụy Sĩ 4.9% T rung Quốc 5.2% Hàn Quốc 5.8% T hụy Điển 9.2% Mỹ 4.5% Canad 4.7% Do T hái 4.4% Khác 4% Pháp 15% Úc 11% Nhật 7% Hà Lan 7.5% Đức 8% Anh 8.8% Pháp Úc T hụy Điển Anh Đức Nhật Hà Lan T rung Quốc Hàn Quốc T hụy Sĩ Mỹ Canad Do T hái Khác

Hình 2.4 Cơ cấu khách quốc tế đến xã Lát

Khách quốc tế đến chủ yếu là khách Pháp, Úc, Thụy Điển, Anh, Đức, Hà Lan, Nhật Bản sau đó đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Sỹ, Mỹ, Canada, Do Thái, Áo và các nước khác. Khách Pháp chiếm thị phần lớn nhất, đến Úc, khách có thị phần nhỏ nhất lá Do Thái và Áo. Khách du lịch nước ngoài tới xã Lát chủ yếu là đối tượng thanh niên, sinh viên, công nhân viên chức, nhà nghiên cứu, thương nhân, hưu trí. Đối tượng khách lớn nhất là sinh viên (thanh niên) vì ở đây có địa hình hiểm trở, đa dạng sinh học lại có nhiều hoạt động thể thao mạo hiểm nên họ thích

khám phá, thách thức thiên nhiên. Nơi đây có rất nhiều các dân tộc thiểu số cùng sinh sống và còn giữ nhiều tập tục lạ đã hấp dẫn sự tò mò, hiếu kỳ của họ. Như vậy trong các thị trường Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Úc, Châu Mỹ thì thị trường khách đến từ Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất. Số khách đến nhiều nhất là Pháp chiếm 15% tổng số khách du lịch quốc tế đến xã Lát, đối tượng khách này có khả năng chi tiêu cao và sử dụng nhiều các dịch vụ tại điểm như tham gia các trò chơi mạo hiểm, giao lưu và tìm hiểu văn hóa, tìm hiểu kiến trúc nghệ thuật trong các công trình được xây dựng từ thời Pháp như nhà thờ Langbiang, hệ thống biệt thự cổ và các công trình khách sạn, nhà ga, trường học ,… ở Đà Lạt được xây dựng từ thế kỷ 19. Khách đến từ Châu Á, tỷ lệ cao nhất là khách Nhật giữ 7% tổng số khách du lịch quốc tế đến đây, đối tượng khách này đến chủ yếu với mục đích tham quan thắng cảnh, tham gia hoạt động giao lưu văn hóa. Châu Úc, khách đến chủ yếu từ hai nước Úc 11%. Châu Mỹ chủ yếu Việt Kiều Mỹ về nước và các doanh nhân đi tìm kiếm thị trường, sinh viên đến từ Mỹ 4.5%, đối tượng của hai châu lục này đến xã Lát với mong muốn tìm hiểu những tập tục lạ của đồng bào thiểu số, thích khám phá môi trường thiên nhiên hoang dã, thích tham gia các trò chơi mạo hiểm và các hoạt động thể thao của người dân bản địa như bắn cung, cưỡi ngựa, đẩy gậy, đu dây,…Hầu hết số lượng khách quốc tế đến xã Lát, ngoài những nhu cầu như trên khách thường có xu hướng muốn được xâm nhập tìm hiểu cuộc sống đời thường của dân tộc Lạch, Cil sống dưới chân núi, họ muốn tới tận những vườn dâu, vườn rau, vườn café, xem và thử tay nghề dệt các sản phẩm thổ cẩm, đan tre các vật dụng lao động, đặc biệt muốn tham gia vào lễ hội cồng chiêng của người bản địa.

Khách nội địa đến xã Lát rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau, có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn. Thị trường miền Nam chiếm tỷ lệ lớn nhất đến miền Bắc và miền Trung. Trong thị trường miền Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh, đến Đồng Nai, Bình Dương. Sở dĩ khách đến đông vì đây là nơi tập trung dân số và lực lượng lao động lớn nhất trong cả nước, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, đồng thời việc di chuyển lên Đà Lạt rất thuận lợi bằng đường bộ và cả đường không. Phương tiện giao thông đường bộ lên Đà Lạt có nhiều hãng du lịch và vận chuyển cùng cung cấp dịch vụ, khách có thể di

chuyển vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Đường bay thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt, một ngày có 6 chuyến vào mùa cao điểm. Đối tượng khách chủ yếu công nhân viên chức ở tuổi trung niên đi theo đoàn do các cơ quan đoàn thể tổ chức theo chế độ cho người lao động đi tham quan nghỉ dưỡng. Tiếp theo là tiểu thương tìm hiểu thị trường và sinh viên các trường cho đi học tập, nghiên cứu. Xã Lát cũng là địa điểm lý tưởng cho du lịch cuối tuần của người dân địa phương và tuần trăng mật cho các đôi uyên ương từ khắp nơi về.

Thị trường miền Trung đến xã Lát kém sôi động nhất vì mỗi ngày chỉ có một chuyến bay ra vào nối Đà Nẵng và Đà Lạt. Nếu di chuyển theo đường bộ khách phải đi tới 700km, chỉ có hãng du lịch Phương Trang, Sinh Café, Hoàn Hảo và một số xe liên tỉnh khác phục vụ. Khách đi theo xe du lịch phải trung chuyển nhiều chặng mới đến được Đà Lạt, tạo tâm lý ngại đi và khách có xu hướng chuyển địa điểm. Mặt khác, do khu vực miền Trung có nhiều di sản, cảnh quan đẹp, có núi Bà Nà, Bạch Mã khí hậu tương đồng với Đà Lạt đã níu giữ người dân ở lại. Khách đến từ khu vực này đông nhất là Đà Nẵng.

Thị trường miền Bắc tương đối sôi động, tập trung nhiều nhất đến từ Hà Nội và đi theo đường hàng không, đường sắt. Khách đi theo hình thức đoàn thể và theo gia đình. Ngoài công nhân viên chức, các nhà nghiên cứu, thương nhân, hưu trí đến đông, khách theo đối tượng sinh viên và lao động tự do rất ít. Kế đến là tỉnh Quảng Ninh, chủ yếu công nhân viên ngành than, ngoài ra còn khách đi theo tour xuyên Việt từ đồng bằng sông Hồng. Hiện tại chưa thấy khách đến từ các tỉnh Tây Bắc.

Số lượng khách nội địa chiếm thị phần lớn đến 92.15% năm 2011, 95.4% năm 2012 trong tổng số lượt khách đến xã Lát, số lượng ngày càng tăng và rải đều trong các thời điểm của năm. Chiếm thị phần lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh đến Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội và các tỉnh khác. Thị trường nội địa đã đóng góp vai trò lớn vào quá trình phát triển của du lịch nơi đây, đồng thời góp phần làm giảm tính thời vụ.

Nha Trang 5.1% Cần Thơ 6.7% Bình Dương 10% Đồng Nai 11.5% Hà Nội 4.5% Đà Nẵng 2.7% Khác 21.5% Sài Gòn 38% Sài Gòn Đồng Nai Bình Dương Cần Thơ Nha Trang Hà Nội Đà Nẵng Khác

Hình 2.5 Cơ cấu khách nội địa đến xã Lát

Bảng 2.4 Mức chi tiêu của khách du lịch tại xã Lát (phiếu điều tra trên 100 khách)

Khách nội địa (%) Khách quốc tế (%)

Khoảng tiền chi phí Tỷ lệ % Khoảng tiền chi phí Tỷ lệ %

Dưới 200.000 12 Dưới 10USD 5

Từ 200.000-500.000 78 Từ 10-25USD 60

Từ 500.000-1.000.00 10 Từ 25-50USD 32

Trên 1.000.000 0 Trên 50USD 3

Tổng 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra tháng 6 và tháng 9 năm 2013

Mức chi tiêu của khách Việt và khách Quốc tế tương đối đồng đều, mức chi phí chủ yếu từ 200.000 đến 500.000, chi phí này khách thường chi trả cho vé tham quan, ăn uống, dịch vụ vận chuyển tại điểm và xem trình diễn giao lưu văn hóa. Mức chi từ 500.000 đến 1.000.000, tỷ lệ khách nước ngoài nhiều hơn do họ tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí và nghỉ trong nhà dân. Như vậy, với mức chi tiêu như trên chưa phải là cao, xã Lát cần có nhiều dịch vụ hơn nữa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách.

Tất cả các khu du lịch trên địa bàn số lượng khách đến có xu hướng tăng theo các năm, đây là tín hiệu đáng mừng cho du lịch xã Lát. Trong các khu du lịch chỉ có khu du lịch Thung Lũng Vàng số lượng khách giảm 10% so với năm trước, điều này đáng phải quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu lý do thụt giảm và có giải pháp khắc phục.

2.5.3.2. Doanh thu và nộp ngân sách

Bảng:2.5 Tình hình doanh thu du lịch của xã Lát (tỷ đồng)

Năm Langbiang Thung Lũng Vàng Bidoup-Núi Giao lƣu cồng chiêng 2011 26,441 13,290 0 4,5 2012 27,880 12,984 40 5,0

Nguồn: Phòng công tác thông tin Huyện Lạc Dương Bảng: 2.6 Tình hình nộp ngân sách cho tỉnh từ doanh thu du lịch tại xã Lát ( tỷ đồng)

Năm Langbiang Thung Lũng Vàng Bidoup-Núi Bà

2011 2,641 1,177 0

2012 2,788 2,543 4

Nguồn: Phòng công tác thông tin Huyện Lạc Dương

Qua doanh thu và nộp ngân sách cho thấy, doanh thu từ du lịch có xu hướng tăng và các đơn vị đã đóng thuế cho nhà nước. Tuy nhiên, thôn văn hóa cổ K’Ho doanh thu lớn nhưng không nộp thuế. Điều này cho thấy sự mất cân bằng trong phân chia lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)