6. Bố cục của luận văn
3.2 Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
3.2.6 Quản lý lượng khách và tác động của khách du lịch
Hiện nay, lượng khách du lịch tới xã Lát đã tác động đến môi trường và cảnh quan đặc biệt vào những đợt cao điểm như các ngày hội, lễ lớn, mùa hè. Vì vậy, việc quản lý và điều hòa lượng khách là vấn đề cần thiết, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững.
Có nhiều công cụ hỗ trợ cho hoạt động quản lý lượng khách, bao gồm hai nhóm chính công cụ kinh tế và phi kinh tế. Các công cụ kinh tế phổ biến trong hoạt động DLCĐ là thu phí, áp đặt mức giá; các công cụ phi kinh tế như sức chứa, đánh giá tác động du khách, quản lý bằng quy định...
* Quản lý lượng khách trên cơ sở "sức chứa"
Việc tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch tại các điểm, tuyến du lịch cần cân nhắc kỹ lưỡng các điểm đặc trưng, sức chứa của điểm và đảm bảo các yêu
cầu bảo tồn của vùng đó để chắc chắn rằng mối quan hệ giữa du lịch và môi trường không bị mâu thuẫn với nhau. Cùng với việc phân vùng sử dụng DLCĐ thì việc ước tính khả năng mà điểm có thể chứa được lượng khách du lịch nhất định, ít gây tác động xấu đến môi trường là rất cần thiết.
* Quản lý khách bằng thủ tục hành chính, nội quy
Sau khi có sự thống nhất về mặt tổ chức quản lý, cần ban hành và thực thi các thủ tục đăng ký tham quan cho du khách. Ví dụ: ban quản lý chỉ nhận một lượng khách phù hợp với sức chứa của mỗi điểm du lịch, phân bổ các điểm, tuyến tham quan trong từng khoảng phù hợp với sức chứa của từng tuyến, điểm. Như vậy, sẽ phân tán được khách du lịch phù hợp với sức chứa của các điểm đảm bảo chất lượng du lịch.
* Quản lý bằng điều tiết mức thu lệ phí
Nếu hoạt động quản lý cưỡng chế bằng các thủ tục, quy định có thể gây tâm lý không thoải mái cho khách thì quản lý bằng điều tiết mức lệ phí mang tính tự nguyện hơn, tinh lọc được đối tượng khách. Trong du lịch, yếu tố giá cả được xem là có cầu co dãn nhất, tức là khi các yếu tố khác không đổi, giá tăng lên một đơn vị thì lượng cầu giảm mạnh. Vì vậy, việc quy định những mức giá khác nhau cho những vị trí tham quan, du lịch khác nhau có tác động lớn đối với đại đa số khách du lịch, góp phần giảm áp lực đối với một số điểm có tính hấp dẫn nhưng nhạy cảm. Các lệ phí bao gồm: vé tham quan, dịch vụ hướng dẫn, phương tiện vận chuyển tại điểm, ăn uống, vui chơi giải trí...
Biện pháp này có thể gây ra tranh cãi về sự bất bình đẳng trong du lịch vì nó hầu như không có hiệu quả đối với khách có tiềm lực kinh tế cao mà chỉ cản trở hoạt động du lịch của khách phổ thông.