7. Cấu trúc của luận văn
2.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến dịchvụ thông tin – thƣ viện hiện đạ
2.6.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật
2.6.2.1. Các trụ sở phục vụ
Hiện tại Trung tâm có trụ sở phục vụ tại:
+ Trụ sở chính nhà 7 tầng, 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
+ Phòng phục vụ bạn đọc trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, số 1 đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
+ Phòng phục vụ bạn đọc Khoa học tự nhiên, số nhà 334 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
+ Phòng phục vụ bạn đọc Khoa học xã hội nhân văn, số nhà 336 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
+ Phòng đọc Ký túc xá Mễ Trì, 182 đường Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội.
2.6.2.2. Hạ tầng kỹ thuật CNTT: * Phần cứng:
Hiện tại Trung tâm thông tin thư viện ĐHQGHN gồm 10 máy chủ và 300 máy trạm làm việc và tra cứu.
- Máy chủ: gồm 10 cái được tập trung đặt tại trụ sở chính ở 144 Xuân Thuỷ, bao gồm: Máy chủ website, Máy chủ an ninh, Máy chủ phần mềm thư viện, Máy chủ phần mềm thư viện số, Máy chủ tra cứu, Máy chủ dữ liệu, Máy chủ download tài liệu tự động, Máy chủ phần mềm dự án, Máy chủ hành chính, văn phịng, Máy chủ dự phịng. Máy chủ có cấu hình cao SUN X4600 M2, với 4 CHIP 2G8, RAM 16G. Tốc độ đường truyền của máy chủ là 2Mb/giây. Đường truyền máy chủ là đường truyền leadline thuê của Viettel hai đường cáp quang được nối từ Nhà điều hành Đại học Quốc gia sang. Một đường cáp IP thực và một đường nối mạng nội bộ với nhau.
- Máy trạm: 300 chiếc máy tính được chia đều phục vụ cho các hoạt động tại Trung tâm: công tác nghiệp vụ (50%) và cơng tác phục vụ (50%). Cấu hình máy trạm cao với CHIP là Pentum 4 và Pentum E2160, RAM 512Mb. Card màn hình ln ON và Trung tâm khơng mua dịng dời. [31]
* Mạng máy tính:
Trung tâm sử dụng các mạng LAN, VNU net, INTERNET và WIRELESS. (xem chi tiết thiết kế và cấu trúc từng mạng tại Phụ lục 4)
Việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT cho Trung tâm được dựa trên thiết kế như sau:
Hình 2.27. Thiết kế mơ hình mạng máy tính tại Trung tâm
Với mơ hình trên ta thấy rõ cả tính sẵn sàng cao lẫn tính mở rộng theo chiều dọc rất tốt. Việc có hai cân bằng tải (Loadbalancer) làm việc song song với nhau ở chế độ sao lưu chuyên dụng (hot-backup) đảm nhận nhiệm vụ tiếp nhận và phân phối các yêu cầu từ NDT đến các máy chủ bên trong làm cho hệ thống ln có thể cung cấp được dịch vụ. Các máy chủ được sử dụng tùy vào năng lực của mình, mỗi khi tải của tồn bộ hệ thống đạt ngưỡng cao, ta có thể dễ dàng tăng thêm các máy chủ làm cho năng lực của toàn bộ hệ thống được nâng lên, giải quyết việc quá tải chung của toàn hệ thống. Việc triển khai kỹ thuật máy chủ ảo (virtual server) như vậy cũng làm cho việc một vài máy chủ hỏng hóc chỉ làm giảm năng lực của tồn hệ thống mà khơng gây đình trệ, gián đoạn hoạt động của hệ thống.
Để phát huy tối đa tiện ích của cơng nghệ RFID, Trung tâm đầu tư 2 bộ thiết bị đi kèm theo bao gồm:
- Hai cánh cổng an ninh nằm ở cửa vào thư viện, có tác dụng báo động đối với các tài liệu được mang trái phép ra khỏi phịng đọc.
- Trạm lưu thơng - Trạm lập trình
- Ngồi ra, một số hệ thống camera sẽ được bố trí để quan sát được các hoạt động trong phòng đọc mở và phòng đọc sách q hiểm để đảm bảo khơng thất thốt sách, báo tài liệu của Trung tâm.
Cung cấp Intranet/Internet qua mạng WIFI với mạng lưới các điểm truy cập đặt trong khuôn viên của Trung tâm là một trong những nội dung khi xây dựng thư viện điện tử. Dịch vụ này sẽ làm tăng đáng kể việc sử dụng có hiệu quả các thơng tin mà Trung tâm có, cũng như giảm thiểu được áp lực thiếu máy tính cá nhân dùng chung. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của CNTT, giá máy tính xách tay đang có chiều hướng giảm mạnh, nhiều sinh viên có thể tự trang bị máy tính xách tay phục vụ việc học tập, vui chơi và giải trí của mình. Tuy nhiên, việc triển khai cụ thể mạng WIFI có thể địi hỏi một đánh giá cụ thể, lựa chọn phương cách cung cấp dịch vụ, khảo sát thiết kế tại chỗ nơi đặt các điểm truy cập nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho việc triển khai dịch vụ này.
Công tác tin học hóa của Trung tâm cũng đạt trình độ tiên tiến nhất Việt Nam. Sau khi tiếp nhận Dự án Giáo dục Đại học, Dự án Microsolf do Văn phòng đại diện Microsolf Việt Nam tài trợ và kết thúc giai đạn một của Dự án đầu tư chiều sâu “Xây dựng và phát triển thư viện điện tử tại Trung tâm TT-TV ĐHQGHN nhằm nâng cao chất lượng phục vụ NCKH và đào tạo đẳng cấp quốc tế”, các phòng làm việc đã được trang bị đầy đủ máy tính. Trụ sở chính được kết nối mạng LAN hồn chỉnh; các khu vực Thượng Đình, Ngoại ngữ, Mễ Trì được kết nối mạng Intranet ĐHQGHN và kết nối Internet. Hiện tại, Trung tâm có 10 máy chủ và hơn 300 máy trạm làm việc và tra cứu. Các phịng phục vụ bạn đọc được trang bị tồn diện từ giá kệ, bàn ghế đến hệ thống điều hịa, máy tính, máy in, hệ thống camera giám sát… Nói tóm lại, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quản lý và CSVC của thư viện là nền tảng cho sự phát triển tương lai và là cơ sở để cung cấp các dịch vụ hiện đại.
Có thể thấy, Trung tâm được đầu tư các trang thiết bị hết sức hiện đại và tương đối đồng bộ. Đồng bộ ở đây được thể hiện qua 2 khía canh: các trang thiết bị có sự tương thích với nhau, đồng thời chúng tạo nên một hệ thống hồn chỉnh. Chính sự đồng bộ đó đã cho phép triển khai được các dịch vụ một cách ổn định, và mỗi “đơn vị” thiết bị sẽ phát huy được đầy đủ khả năng của mình trong việc thực
* Phần mềm thư viện điện tử Virtual
Việc sử dụng phần mềm thư viện điện tử Virtual đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nghiệp vụ, phục vụ. Ngồi các tính năng ưu việt hỗ trợ tra cứu OPAC (như đã giới thiệu ở trên), phần mềm Virtual cịn hỗ trợ các tính năng nổi trội phục vụ cho các khâu hoạt động khác như:
Module bổ sung có tính tích hợp và tương tác cao, dễ dàng tạo đơn đặt bằng cách kéo – thả, Phần mềm tự động nhận khi có hóa đơn, tạo biểu ghi sơ lược và có thể truy cập ngay vào danh sách mới.
Module biên mục được thiết kế bằng giao diện đồ họa (GUI) để thay thế những dịng lệch tương tác máy tính, thân thiện với NDT, làm cho máy tính trở nên sử dụng dễ dàng hơn đối với NDT khơng có kinh nghiệm nhiều. Cán bộ thư viện sẽ trực tiếp biên mục và sửa trên biểu ghi gốc dựa trên MARC21, chuẩn biên mục FRBR, Unicode.
Module lưu thông quản lý biểu ghi bạn đọc trên MARC, quản lý tiền phạt, áp dụng công nghệ RFID tự động mượn – trả, báo cáo và theo dõi tài khoản…
Module quản lý ấn phẩm nhiều kỳ tự động tạo biểu ghi ấn phẩm, công cụ pattern editor dễ sử dụng, tạo các biểu ghi nhanh và dễ dàng.
Với những thông tin trên cho thấy, phần mềm Virtual là sự lựa chọn thay thế đúng đắn để Trung tâm có thể quản lý tốt hơn tài nguyên số và thân thiện hơn với NDT.
Có thể nhận thấy, việc sử dụng phần mềm hiện đại tạo điều kiện rất lớn trong quá trình thao tác nghiệp vụ và phục vụ NDT của cán bộ thư viện. Các hoạt động giảm tải sẽ tạo thuận lợi cho việc tổ chức được các sản phẩm hiện đại được dễ dàng hơn và từ đó sẽ sản sinh ra các dịch vụ hiện đại đi kèm nhằm khai thác tối đa các nguồn tin.