Tăng cường nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ thông tin thư viện hiện đại tại đại học quốc gia hà nội (Trang 118 - 120)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện các yếu tố tác động lên dịchvụ thông tin –

3.3.1. Tăng cường nguồn lực thông tin

Với nhu cầu tin ngày càng đa dạng và phức tạp của sinh viên ĐHQGHN, Trung tâm TT-TV ĐHQGHN cần chú ý đầu tư phát triển nguồn tài liệu, không chỉ đầy đủ về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng. Theo nhu cầu của NDT, việc tăng cường nguồn tài liệu được đánh giá thực sự cần thiết với 87% rất cần và 13% cần.

Về sản phẩm thông tin thư viện, Trung tâm hiện nay đã có các loại tài liệu thuộc tất cả các lĩnh vực đào tạo đặc biệt là các tài liệu tham khảo phục vụ phương thức đào tạo theo tín chỉ. Phương pháp này đòi hỏi nguồn tài liệu này tham khảo phục vụ quá trình học tập và thư viện là nơi cung cấp nguồn học liệu chủ yếu cho

sinh viên. Tuy nhiên, số lượng tài liệu của Trung tâm cịn hạn chế, vì vậy, để thu hút bạn đọc đến thư viện và đảm bảo công tác phục vụ bạn đọc của mình, Trung tâm cần thực hiện thống kê lại nguồn tài liệu trong kho, tiến hành thanh lọc tài liệu và bổ sung nguồn tài liệu hợp lý. Đặc biệt, với số lượng sinh viên lớn như vậy, việc đầu tư các nguồn tin điện tử cần được đặc biệt chú trọng. Đa số những tài liệu sinh viên cần thì mới ở dạng truyền thống, trong khi nhóm này chiếm tỷ lệ lớn và việc sử dụng thư viện cũng thường xuyên.

Phát triển nguồn thông tin đa dạng, phong phú phù hợp với yêu cầu, chương trình đào tạo của ĐHQGHN. Cụ thể:

- Củng cố và phát triển kho tài liệu in ấn bằng cách tăng cường bổ sung sách, báo, tạp chí quốc văn và ngoại văn về các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN. Ưu tiên bổ sung tài liệu phục vụ chương trình đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, những ngành học trong nhiệm vụ chiến lược của ĐHQGHN.

- Xây dựng và phát triển nguồn tin nội sinh bao gồm: sách giáo khoa, giáo trình, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học… của ĐHQGHN.

- Xây dựng các bộ sưu tập số, cơ sở dữ liệu đặc thù dưới dạng Learning Object theo chuẩn SCORM và các chuẩn khác, đảm bảo khả năng chia sẻ, tái sử dụng và tìm kiếm toàn văn các CSDL số.

Ngoài ra cần phát triển nguồn tài liệu nội sinh phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo cử nhân chất lượng cao, chương trình tiên tiến và đạt chuẩn quốc tế. Hiện nay, với mục tiêu đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQGHN đã và đang xây dựng nhiều trường, khoa, trung tâm đào tạo mới, đòi hỏi việc cung cấp nguồn tài liệu cho chuyên ngành mới đặt ra ngày càng cấp thiết. Từ khảo sát cũng cho thấy sinh viên chưa khai thác được nguồn tài liệu phục vụ học tập theo chuyên ngành/ chuyên khoa theo nhu cầu. Vì vậy, trước hết Trung tâm cần thực hiện điều tra, khảo sát nhu cầu bạn đọc nhằm phát triển vốn tài liệu của thư viện.

Đồng thời nguồn tài liệu không chỉ đầy đủ về nội dung mà còn đa dạng về ngôn ngữ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên và giảng viên thuộc các ngành đạo tạo về ngôn ngữ. Trung tâm chú trọng đầu tư phát triển nguồn học liệu điện tử, số hóa tồn bộ nội dung tài liệu phục vụ khai thác dữ liệu số tóm tắt và

toàn văn của sinh viên và toàn bộ cán bộ ĐHQGHN. Phấn đấu đến năm 2015, Trung tâm bổ sung, thu thập tài liệu đáp ứng 85% giáo trình bài giảng và tài liệu tham khảo phục vụ chương trình đào tạo theo tín chỉ; 90% tài liệu phục vụ chương trình đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, chương trình đào tạo các ngành trong nhiệm vụ chiến lược của ĐHQGHN. Đến năm 2020, kho tư liệu của Trung tâm đáp ứng 100% giáo trình, bài giảng cho các ngành đào tạo của ĐHQGHN.

Việc mở rộng quan hệ với nhiều nhà xuất bản và nhà phân phối là giải pháp quan trọng nhằm phát triển các dạng tài liệu điện tử trực tuyến và phi trực tuyến ở khu vực và trên thế giới như Euromonitor, Blackwell, Absco, Proquest, tạo điều kiện cho Trung tâm đa dạng hoá nguồn tin, giúp độc giả tiếp cận với các nguồn thông tin tiên tiến, chất lượng cao. Công tác đẩy mạnh liên kết thư viện chính là nguồn chia sẻ và bổ sung nguồn tài liệu phong phú cho sinh viên.

Việc tăng cường các nguồn tin điện tử, số hóa sẽ là một động lực thúc đẩy để sản sinh ra các dịch vụ hiện đại tương ứng. Nếu như Trung tâm triển khai hàng loạt dịch vụ mà khơng có sản phẩm để cung cấp thì dịch vụ cũng trở nên vơ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ thông tin thư viện hiện đại tại đại học quốc gia hà nội (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)