7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Giải pháp hồn thiện các dịchvụ thơng tin thƣ viện hiện đại
3.1.3. Nhóm dịchvụ đào tạo thơng tin
Trung tâm cần vạch rõ kế hoạch đào tạo từng đối tượng người dùng tin tại ĐHQGHN, tác động một cách có hiệu quả đến người dùng tin thơng qua giao tiếp để hiểu biết và nắm nhu cầu của họ, đào tạo, huấn luyện họ sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để tiếp nhận thông tin.
Trong vài năm trở lại đây, ĐHQGHN tiến hành đổi mới giáo dục, chuyển đổi sang phương pháp đào tạo theo tín chỉ, tạo cho sinh viên chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức, lấy tự học, tự nghiên cứu làm hoạt động quan trọng trong quá trình học; giảng viên thay đổi cách dạy, cách chuẩn bị bài giảng. Trong đào tạo theo tín chỉ, sinh viên sẽ được sử dụng rất nhiều dạng bài giảng điện tử do giáo viên biên soạn, khơng đơn thuần chỉ có dạng dữ liệu tồn văn (fulltext) mà cả dạng dữ liệu là âm thanh và hình ảnh. Trung tâm cần tạo ra môi trường học tập khoa học để bạn đọc đến với Trung tâm khơng chỉ với mục đích mượn sách giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động học tập trên giảng đường mà đến với thư viện bạn đọc được định hướng tới các nguồn tin khoa học khác bổ trợ và nâng cao kiến thức chuyên ngành. Để làm được điều đó rất cần sự hợp tác chặt chẽ, trao đổi thông tin qua lại giữa thủ thư và người học. Khi đó, cán bộ thư viện của Trung tâm trở thành người bạn đồng hành trên bước đường khám phá khoa học của mọi đối tượng dùng tin.
Trong quá trình triển khai áp dụng phần mềm thư viện điện tử mới Virtual, bên cạnh vấn đề chuyển giao công nghệ, tập huấn xử lý thông tin cho cán
tin làm quen với mơi trường tìm kiếm mới. Nếu như trước đây, bạn đọc của Trung tâm thao tác thuần thục các phương thức tìm tin trên mơi trường tĩnh thì với giao diện tìm kiếm mới (chủ yếu sử dụng công nghệ đồ họa) khiến người dùng tin không khỏi bỡ ngỡ, cần thiết phải tổ chức các buổi hướng dẫn quy trình sử dụng các tiện ích hiện đại của Trung tâm.
Việc hướng dẫn NDT (đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất) của Trung tâm đã được tiến hành đều đặn (1 năm 1 lần trước khi NDT nhận thẻ thư viện). Nhưng kết quả thu được chưa cao vì những nguyên nhân: Ý thức học tập của NDT chưa cao; Trung tâm chưa xây dựng được một hệ thống chương trình cụ thể. Mặc dù đã có kểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu của NDT nhưng nên điều chỉnh việc đánh giá để chia nhóm NDT đào tạo cho phù hợp chứ không phải để khước từ quyền sử dụng thư viện của NDT. Do vậy trước mắt Trung tâm cần biên soạn một nội dung chương trình bồi dưỡng cụ thể, nên tập trung đi sâu những vấn đề cần thiết, có cập nhật và bổ sung thường xun những thơng tin mới cho phù hợp với sự phát triển của Trung tâm. Đồng thời, Trung tâm cần tăng cường định kỳ tổ chức (có thể theo quý) và triển khai đến tất cả các phịng PVBĐ để NDT ln được cập nhật những kỹ năng mới và các sản phẩm thông tin mới.
Việc đào tạo NDT có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: Sử dụng các bảng, biểu hướng dẫn đặt ngay trong các phòng phục vụ của trung tâm để NDT tiếp cận trước khi tìm kiếm thơng tin; Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tọa đàm nhằm giúp cho NDT những kiến thức cơ bản về hoạt động TT-TV, cách sử dụng khai thác các sản phẩm và dịch vụ TT-TV; Tổ chức được NDT xem những thước phim giới thiệu về Trung tâm, về các sản phẩm và dịch vụ TT-TV của Trung tâm.
Đào tạo NDT phải được tổ chức thường xuyên, liên tục và có kế hoạch (vì NDT trong ĐHQGHN là yếu tố ln biến động). Muốn làm tốt công tác này, người cán bộ TT-TV phải có tinh thần trách nhiệm cao, lịng nhiệt tình say mê với cơng việc, mặt khác cũng cần đến sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc Trung tâm và sự phối hợp nhịp nhàng của các phịng ban.
Ngồi ra, Trung tâm cần chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm cho NDT. Những lớp tập huấn này sẽ giúp NDT, đặc biệt là sinh viên có những kiến thức bổ ích và thú vị, những kỹ năng thơng tin vơ cùng cần thiết để học tập và nghiên cứu, để biết mình cần gì và tìm những điều mình cần ở đâu trong biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Có thể triển khai đào tạo các kỹ năng như:
+ Hướng dẫn NDT chuyên sâu + Kỹ năng đọc sách siêu tốc + Kỹ năng tìm tin trên Internet...