Phát triển Cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ thông tin thư viện hiện đại tại đại học quốc gia hà nội (Trang 120 - 122)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện các yếu tố tác động lên dịchvụ thông tin –

3.3.2. Phát triển Cơ sở vật chất kỹ thuật

3.2.2.1. Tăng cường các điều kiện CSVC đảm bảo chất lượng phục vụ và nâng cao chất lượng phục vụ NDT.

Đây cũng là một yếu tố được NDT quan tâm và yêu cầu được Trung tâm khắc phục với 79% đánh giá rất cần và 21% cần (hình 3.3). Do đó, Trung tâm cần chú trọng:

- Tăng cường xây dựng và mở rộng các phòng phục vụ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho NDT của toàn ĐHQGHN.

- Tiếp tục nâng cấp và tổ chức lại các kho tài liệu trong toàn Trung tâm theo hướng hiện đại nhằm đảm bảo mỹ quan khu vực phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi, tiện ích cho cán bộ thủ thư và bạn đọc trong việc sắp xếp, bảo quản kho tài liệu và và khai thác kho tài liệu. Mục tiêu hướng tới của Trung tâm là chuyển đổi hoàn toàn kho tài liệu từ kho đóng sang kho mở.

- Với nguồn kinh phí dự án bổ sung, Trung tâm sẽ thiết lập phòng đọc chuyên sâu Kinh tế, Luật, Cơng nghệ tại tầng 5 của tịa nhà thư viện Trung tâm theo mơ hình hiện đại, tạo ra môi trường học tập, làm việc chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế.

- Đầu tư trang thiết bị nội thất như bàn ghế, giá sách, cửa sổ, cửa ra vào, ánh sáng...

- Thanh lý các máy tính cũ, hỏng; trang bị tồn diện các máy tính hiện đại; thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì; đảm bảo đường truyền mạng phải kết nối mạnh, tránh tình trạng tắc nghẽn...

- Trung tâm cần đầu tư lắp đặt hệ thống an ninh phòng đọc trước hết tại các phịng đọc chun sâu, sau đó sẽ trang bị đồng bộ tại các phịng PVBĐ bằng camera kỹ thuật số.

- Phối hợp với các đơn vị đào tạo để mở rộng các khu vực PVBĐ.

Để thuận tiện cho việc thanh tốn các phí sử dụng dịch vụ, Trung tâm có thể nghiên cứu trang bị quầy nạp tiền tự động để kiểm tra tài khoản, nạp thêm tài khoản để có thể sử dụng các dịch vụ của thư viện (mượn tài liệu, tải tài liệu qua Internet, sử dụng máy photocopy, ...) mà không cần đến sự can thiệp của các nhân viên thư viện.

3.3.2.2. Hoàn thiện phần mềm Virtual phù hợp với hoạt động của Trung tâm Về cơ bản phần mềm này đã khắc phục được những nhược điểm và hạn chế mà phần mềm thư viện tích hợp Libol 5.5 gặp phải trong 10 năm Trung tâm sử dụng và khai thác. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơng nghệ và dữ liệu từ môi trường làm việc cũ sang mơi trường số hóa hồn tồn cán bộ Trung tâm sẽ gặp phải khơng ít khó khăn. Trong q trình chuyển đổi dữ liệu làm việc với phần mềm mới, cần có sự trao đổi giữa nhà cung cấp và cán bộ nghiệp vụ của Trung tâm để điều chỉnh hoạt động của các modul cho phù hợp. Mặt khác, phần mềm Virtual là phần mềm thư viện điện tử của Mỹ, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, chưa hỗ trợ ngơn ngữ tiếng Việt. Trong khi đó, trình độ ngoại ngữ của cán bộ Trung tâm cũng như người dùng tin tại ĐHQGHN chưa cao gây khó khăn cho việc tiếp cận để xử lý và tìm kiếm thơng tin. Do đó, lãnh đạo Trung tâm cần đề xuất với nhà cung cấp Việt hóa phần mềm này để cán bộ nghiệp vụ thuận lợi hơn trong việc phát hiện những điểm chưa phù hợp với hoạt động của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ thông tin thư viện hiện đại tại đại học quốc gia hà nội (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)