Dịch vụ vận tải biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 27 - 29)

1.1.1 .Vận tải và vận tải biển

1.1.4. Dịch vụ vận tải biển

Dịch vụ vận tải biển là hoạt động dịch vụ tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc ngƣời vận tải thực hiện yêu cầu của khách hàng theo thỏa thuận, hợp đồng để vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.

Trong dịch vụ vận tải, quá trình thực hiện dịch vụ là quá trình tác động về mặt không gian lên đối tƣợng chuyên chở, chứ không phải là quá

trình tác động về mặt kỹ thuật lên đối tƣợng lao động. Hoạt động vận tải không tạo ra sản phẩm mới, không làm thay đổi tích chất hóa lý và kích thƣớc sản phẩm. Sản phẩm vận tải không có khoảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, có nghĩa là nó đƣợc sản xuất và tiêu dùng đồng thời, sản xuất kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng đƣợc tiêu dùng ngay.

Dịch vụ vận tải đƣợc thực hiện theo một quy trình đƣợc thỏa thuận giữa các bên tham gia. Thông thƣờng bao gồm: Tiếp nhận yêu cầu khách hàng -> Thông báo giá -> Ký kết hợp đồng -> Tiếp nhận và gửi hàng -> Thanh toán cƣớc phí và dịch vụ.

Trong các công đoạn trên, việc ký kết hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện dịch vụ vận tải. Sau khi khách hàng chấp nhận giá cả và các dịch vụ đi kèm, việc ký kết hợp đồng sẽ đƣợc tiến hành. Hợp đồng này là sự thỏa thuận giữa các bên liên quan đến dịch vụ vận tải. Bên vận chuyển có trách nhiệm chuyển hàng hóa đến địa điểm tiếp nhận và giao hàng, còn bên thuê vận chuyển sẽ phải trả cƣớc phí vận tải thông qua phƣơng thức chuyển tiền qua ngân hàng, cũng có thể bằng các cách khác nhƣ: thanh toán bằng cách ghi sổ, phƣơng thức nhờ thu hoặc phƣơng thức tín dụng chứng từ.

Trong hoạt động thực tiễn việc triển khai thực hiện dịch vụ vận tải biển thƣờng gắn chặt với dịch vụ cảng biển. Dịch vụ cảng biển chính là chuỗi các hoạt động, bao gồm các hệ thống xếp dỡ, vận chuyển, hỗ trợ hành trình tàu, phục vụ tàu vào cảng, lƣu kho bãi và phục vụ hàng quá cảnh.

- Hệ thống hỗ trợ hành trình tàu: thực hiện nhiệm vụ cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và các dịch vụ hỗ trợ tàu.

- Hệ thống phục vụ tàu vào cảng: nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống này là bảo đảm an toàn và thuận tiện cho tàu khi vào cảng.

- Hệ thống xếp dỡ: thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động xếp và dỡ hàng của tàu tại cảng, bảo đảm an toàn và nhanh chóng.

xếp dỡ và bên kho bãi một cách nhịp nhàng bảo đảm hàng quá cảnh đúng thủ tục và nhanh chóng.

- Hệ thống lƣu kho bãi: thực hiện hỗ trợ lƣu kho bãi

- Hệ thống liên kết vận tải nội địa: bảo đảm sự liên kết giữa hệ thống kho bãi với hệ thống vận tải nội địa.

Các hệ thống trên phải đƣợc quản lý vận hành khoa học mới tạo điều kiện khai thác tối đa năng lực các cảng biển, góp phần nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả hoạt động dịch vụ vận tải biển.

Nhƣ vậy, khi nói đến hệ thống vận tải biển là nói đến cảng biển, đến phƣơng tiện vận tải và việc thực hiện dịch vụ vận tải theo các tuyến đƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)