Phát triển phƣơng tiện vận tải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 68 - 72)

1.1.1 .Vận tải và vận tải biển

2.2. Phát triển phƣơng tiện vận tải

2.2.1. Hệ thống đội tàu biển

Phƣơng tiện vận chuyển trong vận tải biển là tàu biển, công cụ lao động chính trong quá trình sản xuất của ngành đƣờng biển. Tàu biển gồm tàu quân sự, tàu nghiên cứu khoa học và tàu thƣơng mại. Tàu thƣơng mại có thể là tàu vận tải hàng hóa, tàu chở khách, tàu đánh cá hay tàu hoa tiêu, nhƣng trong phạm vi Luận văn này, tàu biển sẽ đƣợc hiểu là tàu vận tải hàng hóa.

Kinh nghiệm của các nƣớc có ngành hàng hải phát triển mạnh đã chứng minh rằng xây dựng và phát triển đội tàu vận tải mang lại những lợi ích to lớn. Để phát triển vận tải biển, vấn đề mấu chột là xây dựng đội tàu hiện đại. Đội tàu biển mạnh sẽ góp phần củng cố và tăng cƣờng sự độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi nƣớc. Đội tàu trực tiếp tạo ra sản phẩm và đóng góp lớn vào tổng thu nhập quốc dân. Đội tàu biển là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất trong vận tải đƣờng biển. Đây là yếu tố đƣợc quan tâm đặc biệt trong phát triển hệ thống giao thông đƣờng biển của quốc gia.

Hiện tại Trung Quốc có hơn 600 tàu viễn dƣơng với 17 triệu tấn trọng tải. Trong đó, khoảng 200 chiếc với hơn 11 triệu tấn trọng tải, đứng đầu thế giới. Trung Quốc đã có khoảng 130 chiếc tàu container, có sức chở lên đến 210 nghìn TEU, đứng thứ 4 thế giới. Đội tàu vận tải biển quốc tế của Trung Quốc với hơn 37 triệu tấn trọng tải, chiếm 5,3% tổng lƣợng tàu

thuyền thƣơng mại thế giới (23), sức vận chuyển của đội tàu Trung Quốc nhiều năm liên tiếp giữ vị trí top đầu trên thế giới. Ngành vận tải Trung Quốc đã lọt vào tốp đầu của sân chơi cạnh tranh vận tải biển thế giới.

Bảng 2.3: Top 10 đội tàu vận tải biển thế giới, năm 2011

Xếp hạng Quốc gia Tổng số tàu (100 Vạn DWT) Chiếm tỷ trọng của Thế giới (%)

Tỷ trọng các loại tàu so với Thế giới (%) Tàu chở dầu Tàu chở lẻ Tàu container 1 Hy Lạp 217.1 14.9 18.2 17.1 5.8 2 Nhật Bản 209.8 14.4 11.1 20.3 7.5 3 Đức 125.5 8.6 4.4 4.2 33.2 4 Trung Quốc 115.6 8.0 4.1 11.9 5.6 5 Hàn Quốc 54.5 3.7 2.5 5.5 2.9 6 Mỹ 44.5 3.1 3.9 2.8 1.7 7 Hồng Kông 42.4 2.9 2.6 3.9 1.4 8 Na Uy 40.6 2.8 3.7 1.6 0.2 9 Anh 40.3 2.8 2.5 2.7 4.0 10 Đài Loan 37.7 2.6 1.7 3.2 3.8

Nguồn : 航运经纪与物流研究所 Viện nghiên cứu Logistics và kinh tế vận tải (ISL). Số liệu 31 tháng 12 năm 2011

Cùng với đà tăng trƣởng nhanh của kinh tế quốc dân và kinh tế đối ngoại, giao thông vận tải biển Trung Quốc cũng ngày càng đƣợc phát triển. Lƣợng vận tải biển không ngừng gia tăng, sức ảnh hƣởng của vận tải biển Trung Quốc đối với thế giới cũng đƣợc nâng cao, trở thành nhân tố quan trọng trong ngành vận tải biển thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng những qui định chính sách hải vận tích cực về đối ngoại mở cửa và giao lƣu với hải vận quốc tế, mang đến một môi trƣờng ―cạnh tranh, cởi mở, minh

bạch‖ cho ngành vận tải biển6 .

Từ Bảng 2.3 có thể thấy đƣợc, năng lực đội tàu biển của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế đứng ở vị trị thứ 4. Mặc dù nằm trong Top 10 hàng đầu thế giới nhƣng so với những quốc gia có ngành vận tải biển phát triển, năng lực đội tàu Trung Quốc vẫn còn sự khác biệt nhất định về quy mô. Năm 2011, đội tàu biển Trung Quốc chiếm trên 8% tổng đội tàu biển thế giới, nhƣng so với đội tầu thứ nhất thế giới (Hy Lạp) và đội tàu thứ hai thế giới (Nhật Bản) thì năng lực của đội tàu biểnTrung Quốc vẫn còn kém.

Đội tàu vận tải biển của Trung Quốc với lƣợng tải trọng từ 10.000- 50.000 tấn ƣớc tính có khoảng 1.500-2.000 chiếc. Đội tàu biển Trung Quốc chủ yếu vận chuyển các mặt hàng nhƣ than đá, quặng thép, ngũ cốc, phân bón... Tuy nhiên, sự giảm tốc của nền kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã làm suy giảm hoạt động thƣơng mại đƣờng biển nội địa của Trung Quốc khiến các đội tàu của nhiều tập đoàn vận tải biển lớn không có việc làm.

Trong ―Quy hoạch 5 năm lần thứ 11‖ (2005 – 2010), Trung Quốc giữ vị trí là cƣờng quốc về vận tải biển, cảng biển, vận tải container. Vị trí của Trung Quốc trong ngành vận tải biển thế giới ngày càng đƣợc nâng cao, liên tiếp 11 kì Trung Quốc đƣợc chọn làm quốc gia loại A trong tổ chức hải vận quốc tế, trở thành lực lƣợng thúc đẩy chủ yếu cho sự phát triển vận tải biển thế giới, đã vận chuyển hơn 90% hàng hóa thƣơng mại Trung Quốc, gần 94% lƣợng dầu thô nhập khẩu và 99% đá quặng thiếc nhập khẩu.

2.2.2. Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu

Sản lƣợng đóng tàu chiếm giữ phần quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Ngành công nghiệp đóng tàu không những cung cấp thiết bị cho hoạt động khai thác tài nguyên biển mà còn đóng góp sản lƣợng quan

6

Trích ― Báo cáo nghiên cứu triển vọng phát triển và giám sát ngành vận tải biển Trung Quốc năm 2014 – 2019

trọng thúc đẩy tăng trƣởng GDP. Ngành đóng tàu Trung Quốc đã từng đứng đầu trong lịch sử đóng tàu thế giới.

Hơn 60 năm kể từ khi nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã đạt đƣợc những thành tựu khiến cả thế giới phải chú ý, góp công lớn cho xây dựng quốc phòng và xây dựng kinh tế quốc dân. Năm 2006, số lƣợng tàu đƣợc đóng chỉ chiếm 19% lƣợng tàu toàn cầu. Năm 2008, Trung Quốc đã thực hiện bƣớc nhảy vọt lần thứ 3 trong phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, sản lƣợng đóng tàu đã vƣợt Nhật Bản với sản lƣợng đóng tàu đạt 28,81 triệu tấn trọng tải, chiếm 29,5% sản lƣợng đóng tàu thế giới (37).

Năm 2009, lƣợng đơn đặt hàng mới của các xƣởng đóng tàu Trung Quốc đã vƣợt qua Hàn Quốc, vƣơn lên đứng đầu toàn cầu. Trung Quốc cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản tạo thành thế kiềng 3 chân xây dựng cục diện mới cho ngành đóng tàu thế giới. Năm 2010 đã tăng lên 43,6%, số đơn đặt hàng mới cũng tăng tƣơng ứng từ 30% lên đến 48,5%. Đơn đặt hàng tàu lái tay của Trung Quốc từ 23% cũng tăng lên 40,8%. Ba chỉ tiêu lớn (gồm số lƣợng tàu đóng mới, đơn đặt hàng mới và đơn hàng tàu lái tay) trong ngành đóng tàu của Trung Quốc đã vƣợt qua Hàn Quốc, trở thành quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới7

. Trung Quốc đã xây dựng đƣợc những nhà máy đóng tàu hiện đại, chẳng hạn nhà máy đóng tàu Đại Liên đã đóng đƣợc ụ tàu siêu lớn cỡ 300 nghìn tấn, dài 365 m, rộng 80 m, cao 12,17 m, tƣơng đƣơng kích thƣớc tàu sân bay.

Tuy nhiên, dƣới tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới suy thoái trầm trọng, thị trƣờng đóng tàu thế giới suy yếu các đơn hàng giảm xuống đáng kể. Hiện nay những khó khăn chủ yếu mà ngành công nghiệp đóng tàu toàn cầu phải đối diện chính là sự sụt giảm nghiêm trọng

7

Trích ―Quy mô đội tàu vận tải Trung Quốc vƣơn lên vị trí thứ 3 thế giới‖ Nguồn: http://www.chinanews.com/cj/2011/07-12/3175246.shtml

của nhu cầu đóng tàu mới. Năm 2011, tình trạng lƣợng tàu đóng thừa biểu hiện khá rõ, các công ty vận tải do gặp khó trong kinh doanh không bổ sung lƣợng tàu mới, thậm chí lƣợng tàu cũ cũng không vận dụng hết công suất.

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, các công ty vận tải biển ở Trung Quốc luôn phải đối mặt với rủi ro về tài chính. Các hãng vận tải lớn lần lƣợt báo lỗ hoặc lãi không đáng kể trong giai đoạn 2010 - 2013. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ của các hãng vận tải biển ở Trung Quốc, theo ông Ralph Leszczynski, chuyên viên nghiên cứu thuộc Công ty Dịch vụ vận tải biển Banchero Costa, đó là hệ quả của hoạt động mua quá nhiều tàu đắt tiền, công suất lớn của các chủ tàu (bao gồm cả quốc doanh và tƣ nhân) vào trƣớc thời kỳ khủng hoảng khi thời điểm hƣng thịnh của ngành vận tải biển. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc thu hồi vốn của chủ tàu khó đạt đƣợc. Do vậy, thua lỗ là điều không tránh khỏi.

Trung Quốc có 378.000 thuyền viên, trong đó có 197.000 thuyền viên làm việc trên các tàu mang cờ Trung Quốc và 118.000 thuyền viên làm việc trên tàu mang cờ nƣớc ngoài. Thuyền viên Trung quốc đƣợc đánh giá là có chuyên môn, ngoại ngữ khá, tính kỷ luật cao, sẵn sàng chấp nhận mức lƣơng cạnh tranh, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trƣờng lao động nhờ hệ thống đào tạo và đánh giá đƣợc cải tiến và thay đổi cơ bản. Lực lƣợng thuyền viên hùng hậu của Trung Quốc cùng với thuyền viên Philippines là một thách thức không nhỏ đối với việc xuất khẩu thuyền viên Việt Nam.

Trong chiến lƣợc phát triển đội tàu vận tải biển, hiện nay Trung Quốc tập trung đầu tƣ đóng thêm các đội tàu tiếp vận mới. Trong lớp tàu tiếp vận của Trung Quốc hiện có chủ yếu là lớp tàu Phúc Thanh, có phần lạc hậu, do đƣợc đóng từ thập kỷ 80 của thế kỷ trƣớc. Hiện tại Trung Quốc tập trung đóng mới lớp tàu model 903 A trở thành lực lƣợng chủ lực trong đội tàu tiếp vận mới của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)