Nâng cấp và hiện đại hóa cảng hiện có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 93 - 94)

1.1.1 .Vận tải và vận tải biển

3.2.1. Nâng cấp và hiện đại hóa cảng hiện có

Kết cấu hạ tầng cảng biển xƣa nay đƣợc coi là xƣơng sống của vận tải biển, đặc biệt từ khi container xuất hiện và logistics ra đời. Cảng biển trở thành trung tâm kết nối mạng lƣới giao thông quốc gia với thế giới bên ngoài, là nơi diễn ra hoạt động sầm uất của đa phƣơng thức vận tải mà logistics là động lực thúc đẩy. Để logistics phát triển tốt và hoạt động dịch vụ ở các cảng biển đạt hiệu quả cao, tăng ―giá trị gia tăng‖ cho logistics và cảng biển cần thiết phải đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng cảng biển.

Trung Quốc đang gấp rút thực hiện kế hoạch nâng cấp hệ thống cảng biển, nhất là các cảng biển ở miền Nam nhằm nâng công suất cảng lên mức 60.117 ngàn TEUs vào năm 2015, vƣợt 10 ngàn so với năm 2010. Việc nâng cấp, hiện đại hóa cảng biển không chỉ xuất phát từ yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm nâng cao hiệu quả kinh doanh, mà còn phù hợp xu hƣớng phát triển chung của thế giới.

Hiện đại hóa cảng biển đƣợc Trung Quốc thúc đẩy theo cả hƣớng hiện đại hóa kết cấu hạ tầng cảng biển, và cả theo hƣớng hợp lý hóa trong công nghệ quản lý cảng biển. Cụ thể về kết cấu hạ tầng bến cảng, tập trung vào hiện đại hóa cầu cảng, nhà xƣởng, kho-bãi, trụ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nƣớc, luồng nhánh cảng biển, hệ thống báo

hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác. Hình thành mạng lƣới giao thông quốc gia, kết nối cảng biển với các trung tâm logistics và hệ thống cảng biển toàn cầu để đảm bảo cho quá trình luân chuyển vật tƣ, sản phẩm hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay ngƣời tiêu dùng an toàn, nhanh chóng với chi phí rẻ nhất, tạo ra nguồn giá trị gia tăng cho logistics cũng nhƣ cảng biển. Trong quản lý, Trung Quốc triển khai môi trƣờng thƣơng mại phi giấy tờ, trong đó gồm có trao đổi dữ liệu điện tử giữa hệ thống H2000 (hệ thống thông quan điện tử) và các doanh nghiệp khai thuê, vận tải, bốc dỡ tại các cảng và lƣu kho. Hơn nữa, hệ thống H2000 của Hải quan Trung Quốc đã đƣợc kết nối thành công với hệ thống mạng của cơ quan Thuế, Ngoại hối, Quản lý chất lƣợng và kiểm dịch, và Bộ Công an, Bộ Thƣơng mại phục vụ tốt cho việc chia sẻ thông tin giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan, tổ chức này.

Xu hƣớng trong những năm tới, Trung Quốc tiếp tục đầu tƣ mở rộng và hiện đại hóa các cảng biển để thích nghi hơn với tàu Container, trong đó sẽ xuất hiện loại tàu cực lớn (Super Post Panamax) có chiều dài đến 400m, mớn nƣớc sâu 15m, chở đƣợc 14.500 TEUs so với tàu Container hiện nay (Panamax, Post Panamax) chở từ 6.000 TEUs đến 9.000TEUs. Các cảng sẽ thiết lập hệ thống phân loại hàng hóa có tốc độ xử lý nhanh, gắn với các trung tâm hậu cần (logistic), đƣợc nối kết bằng tàu hoả với các trung tâm tập kết Container (cảng ICD) nằm sâu trong đất liền để thúc đẩy kinh tế vùng xa biển, nhằm tạo chân hàng vững chắc cho các cảng biển trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 93 - 94)