Tổ chức quản lý vận tải biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 76 - 79)

1.1.1 .Vận tải và vận tải biển

2.4. Tổ chức quản lý vận tải biển

Cùng với sự phát triển mạnh về quy mô cảng biển và các phƣơng tiện vận tải biển, Trung Quốc cũng có sự điều chỉnh trong quy định quản lý ngành vận tải biển, nhất là hai thập kỷ gần đây.

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001), thị trƣờng vận tải biển của Trung Quốc đã có những chuyển biến rõ rệt nhờ đƣờng lối, chính sách mở cửa. Sự đổi mới đƣợc thể hiện trong tự do hóa kinh doanh vận tải và tiếp cận gần hơn với cạnh tranh trong môi trƣờng vận tải viễn dƣơng của đội tàu quốc gia.

Tuy nhiên, luật lệ về kinh doanh vận tải biển của Trung Quốc hiện đang đòi hỏi đổi mới và đảm bảo sự công bằng, tự do, bình đẳng, lành mạnh và hiệu quả trong cạnh tranh trên thị trƣờng vận tải biển. Thời kỳ đầu gia nhập WTO, lĩnh vực kinh doanh vận tải biển tập trung tăng cƣờng bảo vệ và giữ gìn an ninh hàng hải.

Sau khi gia nhập WTO, ngành vận tải biển Trung Quốc đã tổ chức lại nguồn hàng vận chuyển và đƣa ra các quy định cho lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đƣờng biển theo những nội dung sau:

Một là, hệ thống luật pháp chi phối ngành vận tải biển quốc tế đƣợc Chính phủ Trung Quốc xây dựng với mục đích tiếp cận và thực thi nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế trong hoạt động vận tải biển, trong các công ty tàu biển quốc tế nhƣ: những tiến bộ về vận tải hàng hoá quốc tế, quản lý đội tàu biển quốc tế; những quy định về thuế quan, dịch vụ kho vận, những quy

định của các hãng tàu biển; định giá trong vận tải, định giá các dự án vận tải, xuất bản ấn phẩm...

Hai là, nhấn mạnh hơn đến vai trò quản lý theo luật pháp, trong đó đề

cao và mở rộng các quy tắc về thƣơng mại dân sự. Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm tạo dựng công bằng hơn trong cạnh tranh thị trƣờng, từng bƣớc tăng cƣờng quản lý và giám sát thị trƣờng để đảm bảo xây dựng môi trƣờng cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

Ba là, sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, hệ thống luật pháp quản lý vận tải biển quốc tế của Trung Quốc (CISALS) đƣợc bổ sung nhằm cập nhật các điều luật quốc tế, tăng cƣờng ảnh hƣởng các quy định của Nhà nƣớc đối với địa phƣơng và quy định của các sở. Điều này làm giảm đáng kể những chỉ thị mang tính bắt buộc nhằm đảm bảo tính ổn định của các cơ quan luật pháp và chính sách, đáp ứng yêu cầu và nguyên tắc minh bạch trong môi trƣờng hoạt động vận tải biển của WTO.

Bốn là, Trung Quốc (CISALS) đã cho phép mở rộng thị trƣờng, thành

lập các bộ phận giám sát việc thực hiện những quy định áp dụng cho các tổ chức kinh doanh vận tải biển Trung Quốc và nƣớc ngoài trong lĩnh vực thuế, tiếp cận thị trƣờng và quản lý thủ tục hành chính.

Năm là, Trung Quốc (CISALS) tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống

thống kê hiện đại tại các công ty vận tải biển và các hãng tàu biển. Điều này tạo thuận lợi cho môi trƣờng kinh doanh và phát triển của các công ty tàu biển Trung Quốc và các đội tàu tạo khả năng phát triển và tăng cƣờng tính cạnh tranh trong thị trƣờng vận tải biển nội địa và quốc tế.

Sáu là, việc cơ cấu lại hệ thống luật pháp quản lý vận tải biển quốc tế

của Trung Quốc không có ngoại lệ, giới hạn việc giảm các thủ tục pháp lý, chú ý hơn tới những chi phí điều tra nghiên cứu về luật pháp và xem xét lại quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý. Kỹ thuật làm luật khoa học hơn đã đảm bảo luật pháp rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi. Sau khi gia nhập WTO, luật lệ về kinh doanh vận tải biển của Trung Quốc đã có những cải

thiện đáng kể. Năm 2002, Đạo luật về vận tải tàu biển quốc tế của Trung Quốc đã đƣợc công bố và có hiệu lực. Tất cả các quy định đều đƣợc điều chỉnh lại phù hợp với các hoạt động vận tải biển quốc tế (bao gồm cả tàu không hoạt động chở hàng) và các hoạt động hỗ trợ cho tàu biển (bao gồm cả tàu từ cảng biển Trung Quốc ra nƣớc ngoài và ngƣợc lại), các cảng biển Trung Quốc, các công ty kinh doanh vận tải biển quốc tế, các công ty bốc dỡ hàng hóa quốc tế, kho vận quốc tế, bốc xếp và cất giữ hàng container.

Để đảm bảo cạnh tranh công bằng và tuân thủ quy định của thị trƣờng vận tải biển quốc tế, ngành vận tải biển Trung Quốc đã điều chỉnh lại các hệ thống thuế quan cho phù hợp với luật pháp quốc tế. Hệ thống thuế quan Trung Quốc có hiệu lực sau 30 ngày đăng ký và sau 24 giờ đƣợc cam kết.

Bên cạnh đó, vận tải biển Trung Quốc còn chú trọng tới các điều kiện hoạt động vận tải biển quốc tế và các hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể đầu tƣ vào lĩnh vực vận tải biển của Trung Quốc nếu có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và đƣợc cơ quan đầu tƣ nƣớc ngoài của Trung Quốc chấp thuận. Tuy nhiên, vốn của các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vào công ty kinh doanh vận tải biển Trung Quốc không đƣợc vƣợt quá 49% tổng số vốn của công ty.

Hiện tại Bộ giao thông vận tải (MOFTEC), mà cụ thể là Vụ hợp tác vận tải thuộc MOFTEC, là cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm quản lý, tổ chức và phối hợp toàn bộ hoạt động vận tải biển của Trung Quốc. Cụ thể, thực hiện phối hợp hoạt động vận tải thƣơng mại quốc tế trên cả nƣớc, lập kế hoạch vận tải hàng năm, hàng tháng; phối hợp, điều hoà, tổ chức và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch; Soạn thảo các luật, các quy định và điều khoản liên quan đến vận tải quốc tế; Chịu trách nhiệm phê chuẩn và quản lý hành chính các doanh nghiệp vận tải quốc tế; Chịu trách nhiệm quản lý hành chính việc thuê tầu vận tải nƣớc ngoài cũng nhƣ việc ra vào của các xe tải chuyên chở hàng nƣớc ngoài; Quản lý hành chính các hiệp hội tàu vận tải và các hiệp hội chuyên chở đƣờng thuỷ trên phạm vi toàn quốc; Tham gia vào

đàm phán về các hiệp định vận tải đƣờng biển và các hiệp định vận tải đƣờng sắt quốc tế; đàm phán các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng, tham gia vào các cuộc họp hoặc các hội thảo quốc tế; Chịu trách nhiệm về hợp tác trao đổi quốc tế liên quan đến vận tải quốc tế và đào tạo nhân viên; Chịu trách nhiệm xúc tiến việc thực thi các tài liệu thƣơng mại quốc tế cũng nhƣ ứng dụng việc trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)