Nội dung Chiến lƣợc vận tải biển của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 43 - 50)

1.1.1 .Vận tải và vận tải biển

1.4. Nội dung Chiến lƣợc vận tải biển của Trung Quốc

hoảng tài chính toàn cầu

Phát triển vận tải biển Trung Quốc nằm trong chiến lƣợc kinh tế biển nói chung của nƣớc này, nhằm mục tiêu phấn đấu trở thành cƣờng quốc biển. Sau gần 20 năm cải cách và mở cửa, năm 1996 Trung Quốc đã xây dựng và thực thi chiến lƣợc phát triển bền vững kinh tế biển “ Ocean Agenda 21‖ với mục tiêu bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển. Năm 2003, Trung Quốc thực hiện ―Chương trình phát triển kinh tế biển quốc gia‖. Với chƣơng trình này, kinh tế biển đƣợc coi là ngành công nghiệp quan trọng, cần phải có chiến lƣợc phát triển dài hạn, đồng bộ. Chiến lƣợc kinh tế biển của Trung Quốc gồm các nội dung chiến lƣợc cụ thể nhƣ (6, tr.66-72): 1- Chiến lƣợc phân định các vùng kinh tế biển; 2- Chiến lƣợc phát triển các ngành công nghiệp biển trọng điểm; 3- Chiến lƣợc phát triển công nghiệp khai thác dầu khí biển. Và 4- Chiến lƣợc khoa học kỹ thuật biển. Các nội dung chiến lƣợc biển đƣợc tóm lƣợc trong

Phương châm trăm chữ của Trung Quốc: Quy hoạch cả trên đất liền và biển;

hoạch định và thực thi phƣơng hƣớng chiến lƣợc phát triển biển, nâng cao năng lực phát triển, kiểm soát và quản lý biển toàn diện; quy hoạch khoa học các ngành kinh tế biển, phát triển dấu khí biển, vận tải biển, nghề cá biển…; phát

triển và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển, tăng cƣờng xây dựng các cảng cá, bảo vệ hải đảo, dải bờ biển và môi trƣờng sinh thái biển; đảm bảo an ninh vận tải biển, bảo vệ quyền và lợi ích biển.

Về lộ trình chiến lƣợc, Trung Quốc cho rằng thế kỷ XXI thế giới sẽ tập trung khai thác và sử dụng tài nguyên biển, mở rộng ngành nghề, phát triển kinh tế biển, nên đối với Trung Quốc từ 2006-2015 là giai đoạn khởi đầu, chuẩn bị thực hiện toàn diện chiến lƣợc phát triển biển. Từ năm 2016-2030, là giai đoạn phát triển toàn diện. Riêng về kinh tế, đƣa hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao đóng góp khoảng 70% mức tăng trƣởng kinh tế biển. Giai đoạn tiếp theo 2031- 2050 là giai đoạn cất cánh.

Để hiện thực hóa chiến lƣợc kinh tế biển, Trung Quốc rất chú trọng phát triển vận tải biển nhằm bảo đảm các nhu cầu của nền kinh tế. Do vậy, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc, Trung Quốc đã định rõ chiến lƣợc phát triển mạnh mẽ hệ thống cảng biển và đội tàu vận tải biển. Với chiến lƣợc này, Trung Quốc hy vọng cải biến tình trạng lạc hậu của hệ thống cảng vốn có của mình, nâng cao khả năng xếp dỡ của các cảng biển và xây dựng đội tàu biển hùng mạnh. Bên cạnh đó, trong chiến lƣợc phát triển vận tải biển của mình, Trung Quốc cũng đề ra yêu cầu tập trung chú ý phát triển hệ thống dịch vụ vận tải và dịch vụ cảng biển, triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ kỹ thuật và công nghệ quản lý vận tải biển tiên tiến. Tiếp nối mục tiêu phát triển vận tải biển, trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc tiếp tục cụ thể hóa chiến lƣợc giao thông vận tải biển với các nội chính sau:

Một là chiến lược phát triển hệ thống cảng biển. Trong chiến lƣợc phát

triển hệ thống giao thông vận tải của Trung Quốc ở trong và ngoài nƣớc (14, tr.10-19), Trung Quốc chủ trƣơng xây dựng kết nối các khu vực thông qua hệ thống các tuyến đƣờng giao thông vận tải nội địa với quốc tế thông qua các cảng biển. Vì vậy Trung Quốc đã quy hoạch các khu vực cảng biển miền Đông để kết nối, thúc đẩy miền Tây (không có biển) cùng phát triển. Trong chiến lƣợc cảng biển, Trung Quốc xác định phát triển hệ thống cảng hiện đại trong nƣớc đi

cũng phát triển hệ thống cảng ở nƣớc ngoài.

Về hệ thống cảng biển trong nƣớc, ―Quy hoạch bố cục cảng biển toàn quốc― năm 2006 đã xác định phát triển cảng biển liên hoàn theo vùng kinh tế, để hình thành các cụm cảng. Quy hoạch nêu rõ: ―Kinh tế biển Trung Quốc vẫn trong giai đoạn phát triển theo bề rộng, cơ cấu sản nghiệp biển không hợp lý là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kinh tế và kỹ thuật biển của Trung Quốc lạc hậu so với các quốc gia biển tiên tiến trên thế giới, cần giải quyết vấn đề này thông qua quy hoạch thống nhất, điều chỉnh hợp lý và ƣu hóa cơ cấu sản nghiệp. Trên cơ sở đó, từng bƣớc phát triển thành các chuỗi thành phố cảng, và cụm công nghiệp biển với đặc điểm khác nhau, để thúc đẩy kinh tế biển Trung Quốc phát triển bền vững trong thế kỷ XXI―.

Quy hoạch phát triển 5 năm lần thứ 12 (2010-2015), về giao thông vận tải biển đã nêu rõ:

- Tăng cƣờng địa vị trọng tâm của các cảng chính. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng quy mô lớn cảng chính, phát huy đầy đủ vai trò của các cảng trung chuyển lớn trong hệ thống giao thông toàn diện, tăng cƣờng phát triển kinh tế và xã hội của các vùng nội địa.

- Thúc đẩy phát triển cảng mới. Thực hiện kế hoạch phát triển quốc gia và khu vực, kết hợp với việc bố trí công nghiệp, quy hoạch tổng thể, khoa học và thúc đẩy dịch vụ phát triển kinh tế khu vực trong việc phát triển cảng mới. Tập trung đẩy mạnh việc xây dựng cảng Đại Liên, cảng Thiên Tân, các cảng eo biển Bờ Tây…và tăng cƣờng mức độ hiện đại hóa của cụm cảng ven biển.

- Trong giai đoạn 5 năm lần thứ 12, quy hoạch khoảng 440 cảng biển nƣớc sâu mới, tập trung vào việc thúc đẩy xây dựng cảng container, than đá, dầu thô, quặng sắt. Thúc đẩy việc xây dựng các bến cảng giao hàng, cải thiện khả năng bảo mật, đẩy mạnh việc xây dựng các cảng phía Đông và phía Nam Trung Quốc. Quy hoạch dự kiện các bến cảng phía Bắc vận chuyển than công suất trên 310 triệu tấn. Mở rộng xây dựng nhà máy lọc dầu và bố trí

cũng nhƣ xây dựng đƣờng ống dẫn dầu thô, dự trữ dầu và nhu cầu cung ứng an ninh năng lƣợng, xây dựng các bến cảng có trọng tải lớn. Quy hoạch dự kiến các bến cảng mới sẽ có công suất bốc xếp lên đến 100 triệu tấn dầu thô. Đẩy nhanh việc xây dựng cảng Bột Hải, khu vực sông Dƣơng Tử. Xây dựng cơ sở dự trữ thép lớn kết hợp bố trí ven biển, hỗ trợ xây dựng nhà ga quặng sắt. Lập kế hoạch mới quy mô xếp dỡ công suất 390 triệu tấn thép.Về hệ thống giao thông vận tải container, đẩy nhanh việc hình thành hệ thống giao thông vận tải container nội địa. Quy hoạch mới thông qua dự kiến các bến cảng container công suất trên 58 triệu TEU (39).

- Thúc đẩy xây dựng Trung tâm vận tải thƣợng du Trùng Khánh và Trung tâm vận tải thƣợng du Vũ Hán thuộc khu vực sông Dƣơng Tử, lấy các cảng khẩu làm trọng điểm, thúc đẩy quy mô hóa cảng, xây dựng cảng có tính chuyên nghiệp hóa. tập trung chủ yếu vào việc thúc đẩy các cảng sông rộng quy mô, xây dựng cảng chuyên môn container, ô tô ro-ro, hàng rời và bến chuyên dùng khác.

Về phát triển cảng biển ở nƣớc ngoài, Trung Quốc đã đề xuất chiến lƣợc ―Chuỗi ngọc trai― nhằm kết nối các cảng biển trong nƣớc với các cảng biển nƣớc ngoài do Trung Quốc thuê, hay xây dựng thành một chuỗi, bảo đảm các dịch vụ hậu cần và an ninh kinh tế cho Trung Quốc.

Hai là, chiến lược phát triển đội tàu biển. Điều chỉnh cơ cấu năng lực,

thúc đẩy phát triển tàu vận tải, theo hƣớng chuyên nghiệp hóa. Nâng cao trọng tải của các đội tàu đại dƣơng đáp ứng nhu cầu vận tải của nền kinh tế. Nâng cao trình độ công nghệ của đội tàu biển ven bờ, khuyến khích sự phát triển của tàu chở khí hóa lỏng, tàu ro-ro và tàu hàng ô tô chuyên dùng khác. Đẩy nhanh việc tiêu chuẩn hóa đội tàu nội địa. Thực hiện nghiêm chỉnh và cải tiến các đội tàu cũ, tăng cƣờng đổi mới công nghệ biển, cải thiện hiệu suất an toàn, nâng cao trình độ kỹ thuật.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống vận tải xa bờ, ven biển và nội địa. Ƣu tiên phát triển các đội tàu vận tải tại các khu vực có điều kiện, nâng cao hiệu quả

vận chuyển và giảm chi phí vận chuyển.

Tháng 9/2014, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua: Một số ý kiến về phát triển lành mạnh ngành hàng hải. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc nâng phát triển ngành hàng hải thành chiến lƣợc quốc gia và chỉ rõ: cơ cấu năng lực vận chuyển, đội tàu chuyên nghiệp hóa, trình độ công nghệ của ngành vận tải biển cần phải tiếp tục tối ƣu hóa và nâng cao hơn nữa.

Ba là, chiến lƣợc phát triển dịch vụ vận tải biển và quản lý giao thông vận tải biển. Tích cực phát triển chức năng hậu cần cảng hiện đại. Dựa vào các cảng chính xây dựng trung tâm hậu cần khu vực, xây dựng các cảng thành nút quan trọng trong mạng lƣới dịch vụ hậu cần, mở rộng kho bãi, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các chức năng khác. Tăng cƣờng công tác hậu cần cảng, ga hàng hóa và xây dựng kênh hậu cần, thúc đẩy xây dựng cảng Logistics, lấy nền tảng là thông tin công cộng và thƣơng mại điện tử, để thúc đẩy sự phát triển của cảng.

Phát huy lợi thế chính sách thuế quan lại các cảng, tích cực phát triển các cảng trung chuyển quốc tế, thúc đẩy phát triển các dịch vụ phân phối, xuất nhập khẩu hàng hóa.

Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để nâng cao hiệu quả và mức độ dịch vụ cảng. Tập trung thúc đẩy vận chuyển đa dịch vụ cổng thông tin, dựa trên trung tâm ứng dụng EDI2, kết hợp xây dựng trung tâm vận chuyển, dựa vào các cảng ven biển và chủ yếu dọc theo sông Dƣơng Tử, thiết lập các chế độ khác nhau của các phƣơng tiện giao thông tích hợp hệ thống tài liệu và hệ thống dịch vụ thông tin, để đạt đƣợc chia sẻ thông tin và tích hợp dịch vụ hải quan.

Tích cực thúc đẩy vận tải đa phƣơng thức, tập trung đẩy mạnh vận tải container, chất lỏng, vật liệu rời và vận tải đƣờng sắt.

Tại vùng biển Bột Hải, sông Dƣơng Tử, Châu Giang, bờ biển phía Tây

2

Trao đổi dữ liệu điện tử EDI – Electronic data Interchange - là sự chuyển thông tin từ máy tính này sang máy tính khác bằng phƣơng tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã đƣợc thỏa thuận về cấu trúc thông tin.

và các khu vực khác: Phát triển dịch vụ tài chính, bảo hiểm, thông tin, giao nhận và các dịch vụ vận chuyển cao cấp khác, dịch vụ vận chuyển dây chuyền công nghiệp, vận chuyển dựa trên nền tảng thông tin thƣơng mại; thí điểm thành lập Khu vực vận chuyển quốc tế toàn diện. Tăng cƣờng hơn nữa các dịch vụ vận chuyển truyền thống nhƣ đại lý vận chuyển, chủ tàu không tàu - NVOCC3, quản lý tàu thuyền…

Nâng cao hơn nữa mức độ hợp tác của vận chuyển quốc tế, hợp tác hàng hải và tích cực tham gia vào các hành lang giao thông quan trọng, cải thiện mạng lƣới tuyến vận tải quốc tế, an ninh năng lƣợng và vật liệu chiến lƣợc an toàn giao thông vận tải khác. Hỗ trợ các cảng lớn và các doanh nghiệp vận chuyển lớn để thực hiện chiến lƣợc phát triển quốc tế, tăng cƣờng năng lực bảo hiểm vận chuyển năng lƣợng, nguyên vật liệu để thúc đẩy sự phát triển của vận tải đƣờng biển tại khu vực Đông Bắc Á.

Năm 2012, nhằm thúc đẩy hiện đại hóa dịch vụ giao thông vận tải, Trung Quốc đã thông qua: Chiến lược phát triển giao thông thông minh giai

đoạn 2012-2020. Mục tiêu của chiến lƣợc là hình thành hệ thống giao thông

thông minh đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông vận tải hiện đại, thực hiện ứng dụng tập trung và hoạt động đồng bộ giao thông thông minh quy mô, xuyên vùng, cung cấp dịch vụ đi lại thuận tiện và dịch vụ lƣu thông phân phối hiệu quả cao, đặt cơ sở vững chắc cho thực hiện hiện đại hóa giao thông vận tải vào giữa thế kỷ XXI.

Trên đây là các nội dung cơ bản của chiến lƣợc vận tải biển Trung Quốc ngay sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Có thể thấy chiến lƣợc hƣớng đến bảo đảm nhu cầu vận tải biển của nền kinh tế, trong đó có nét mới so với giai đoạn trƣớc là bảo đảm gắn bó chặt chẽ giữa hơn giữa vận chuyển nội địa với vận chuyển quốc tế. Chƣơng 2 sẽ tập trung xem xét quá trình hiện thực hóa chiến lƣợc.

3

Non Vessel Operating Common Carrier - Các nhà vận tải nhƣng bản thân không sở hữu tàu. nói cách khác họ chỉ là những ngƣời cung cấp dịch vụ vận chuyển.

Tiểu kết chương 1

Trong chƣơng 1, Luận văn đã đƣa ra tổng quan khái niệm vận tải biển, phân loại các loại hình vận tải biển, làm rõ khái niệm cảng biển, phƣơng tiện vận tải biển và dịch vụ cảng biển. Đó là những thành tố không thể thiếu khi xem xét, phân tích về hệ thống vận tải biển của các quốc gia. Chƣơng 1 cũng đã luận giải và phân tích vị trí, những ƣu điểm và hạn chế của vận tải biển so với các hình thức vận tải khác nhƣ đƣờng bộ, đƣờng không; làm rõ vai trò của vận tải biển trong thƣơng mại quốc tế. Cụ thể vận tải biển thúc đẩy lƣu chuyển hàng hóa và liên kết thƣơng mại quốc tế, tác động làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và thị trƣờng trong buôn bán quốc tế, tác động đến cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia và thúc đẩy giao lƣu, hội nhập quốc tế. Hệ thống các yếu tố tác động đến sự phát triển và chất lƣợng hoạt động của vận tải biển cũng đƣợc nêu rõ trong chƣơng 1. Chính những rủi ro trong phát triển vận tải biển đặt ra sự cần thiết bảo hiểm vận chuyển, vận tải biển.

Chƣơng 1 đã trình bày định hƣớng chiến lƣợc vận tải biển Trung Quốc sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những vấn đề đƣợc đề cập trong chƣơng 1 là nền tảng lý thuyết căn bản để thực hiện đánh giá thực trạng phát triển hệ thống vận tải biển của Trung Quốc ở chƣơng 2.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VẬN TẢI BIỂN TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)