1.1.1 .Vận tải và vận tải biển
1.2. Vai trò của vận tải biển
1.2.3. Tác dụng của vận tải biển
Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay vận tải đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là vận tải biển.
Thứ nhất, vận tải biển thúc đẩy lưu thông và phân phối hàng hóa
Vận tải biển chiếm hơn 80% lƣợng hàng hóa trong giao dịch quốc tế. Việc thông thƣơng buôn bán hàng hoá đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, các quốc gia thƣờng sử dụng nhiều phƣơng thức khác nhau nhƣ: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không… Nhƣng nguyên tắc ―tự do đi biển‖ đã tạo thuận lợi cho ngành vận tải biển phát triển và nhờ đó tàu thuyền mọi quốc tịch đƣợc tự do hoạt động trên các tuyến thƣơng mại quốc tế. Khối lƣợng chuyên chở hàng hóa luân chuyển, lƣu thông trên thị trƣờng quốc tế qua đƣờng biển quốc tế tăng nhanh.
Chúng ta biết rằng, khối lƣợng hàng hóa lƣu chuyển giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau nhƣ: thực trạng tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia, mức độ hội nhập tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm và phân công lao động quốc tế, sự chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩn xuất khẩu, năng lực vận tải và tình hình an ninh chính trị mỗi nƣớc cũng nhƣ trong từng khu vực và toàn cầu. Trong các yếu tố này, khả năng vận chuyển đóng vai trò quan trọng, nó có thể phát huy tiềm năng
1
Phòng thƣơng mại quốc tế (ICC-International Chamber of Commerce) là một tổ chức Quốc tế phi chính phủ, tập hợp những lực lƣợng kinh tế chủ yếu nhất của từng nƣớc hội viên vào các ủy ban quốc gia (National committes).
kinh tế quốc gia hoặc hạn chế tiềm năng đó. Do ƣu thế của vận tải đƣờng biển về giá cả, về tính đa dạng, nhất là trong điều kiện của sự phát triển khoa học và công nghệ, những ƣu thế của vận tải biển càng đƣợc phát huy, và vì vậy làm cho giá thành vận chuyển có xu hƣớng giảm xuống. Chính điều đó đã góp phần gia tăng khối lƣợng hàng luân chuyển trong quan hệ quốc tế thông qua đƣờng biển, góp phần thúc đẩy buôn bán quốc tế và phân phối hàng hóa giữa các quốc gia và giữa các khu vực trong nền kinh tế toàn cầu.
Thứ hai, thúc đẩy liên kết thương mại quốc tế
Vận tải biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lƣu thông hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, góp phần đƣa các quốc gia hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế. Vận tải biển thúc đẩy thƣơng mại quốc tế phát triển và là một yếu tố không thể tách rời khỏi thƣơng mại quốc tế.
Vận tải biển và thƣơng mại quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vận tải tồn tại và phát triển trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vận tải phát triển tiếp tục thúc đẩy sản xuất và trao đổi phát triển hơn nữa. Thực tiễn hoạt động thƣơng mại cho thấy, hợp đồng trong mua bán hàng hóa có vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ với hợp đồng vận tải, thậm chí bao gồm cả hợp đồng vận tải. Đó là vì hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa ngƣời mua và ngƣời bán; còn hợp đồng thuê chở điều chỉnh quan hệ giữa ngƣời thuê chở và ngƣời chuyên chở; mà ngƣời thuê chở là ngƣời bán hay ngƣời mua lại phụ thuộc vào quy định của hợp đồng mua bán. Nhiều hợp đồng mua bán chỉ định trƣớc ngƣời chuyên chở. Chính từ mối quan hệ chặt chẽ này mà các quốc gia đều đặt tên luật hàng hải là Luật Thƣơng mại Hàng hải (Merchant Marine Transport Law). Thực tế đã chứng minh rằng, việc giao nhận vận tải có thể khuyến khích hoặc kìm hãm sự phát triển buôn bán giữa các nƣớc.
Việc mua bán hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển phải tuân theo những điều kiện và luật lệ hàng hải quốc tế phức tạp. Do đó, mối quan hệ
giữa thƣơng mại quốc tế với vận tải biển cũng phức tạp hơn các phƣơng thức vận tải khác.
Thứ ba, vận tải biển ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường buôn bán của các quốc gia
Trong các giai đoạn trƣớc đây của nền sản xuất xã hội, khi mà tƣ liệu sản xuất nói chung còn thô sơ, trình độ công nghệ còn hạn chế và đặc biệt hiểu biết về đại dƣơng, về biển xa còn hạn hẹp, thì nhu cầu giao lƣu buôn bán cũng hạn chế và khả năng thực hiện giao thƣơng, nhất là giao thƣơng biển xa cũng không thể phát triển. Chính vì vậy khối lƣợng hàng hóa, nhất là hàng hóa cồng kềnh, có khối lƣợng và trọng lƣợng lớn luân chuyển trên phạm vi liên quốc gia cũng bị ảnh hƣởng. Thƣờng là các quốc gia có chung đƣờng biên thực hiện trao đổi buôn bán. Do vậy số lƣợng mặt hàng cũng không đa dạng.
Do những khám phá trong vận tải biển, nhất là việc phát triển các phƣơng tiện vận chuyển trên biển ngày càng hiện đại, chuyên dụng, cho phép chở đƣợc nhiều loại hàng hóa với kích thƣớc đa dạng, tính chất hóa lý khác nhau, không hạn chế về độ xa. Vì vậy, hàng hóa vận chuyển buôn bán ngày càng đa dạng về cơ cấu, và đa dạng về thị trƣờng xuất - nhập khẩu. Ví dụ cụ thể, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tháng của nền kinh tế kế hoạch hóa còn rất hạn hẹp về tổng lƣợng kim ngạch, cũng nhƣ thị trƣờng giao dịch, chủ yếu với Trung Quốc và Liên Xô cũ. Khi chúng ta mở cửa, hệ thống vận tải biển có điều kiện phát triển, đã mở ra điều kiện xuất khẩu ngày càng tăng đến nhiều thị trƣờng. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2013 Việt Nam có buôn bán, trao đổi hàng hóa với gần 240 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số thị trƣờng đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD của xuất khẩu tăng từ 25 thị trƣờng năm 2012 lên 27 thị trƣờng năm 2013 và nhập khẩu tăng từ 13 lên 17 thị trƣờng. Trong số gần 240 bạn hàng của Việt Nam, có 3 thị trƣờng hàng xuất khẩu Việt Nam có kim ngạch trên 10 tỉ USD (chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc) là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung
Quốc và 3 thị trƣờng nhập khẩu trên 10 tỉ USD (chiếm 52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc) là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản (13).
Việc nhiều hàng hóa tham gia vào giao thƣơng quốc tế, cũng nhƣ nhiều quốc gia do có phƣơng tiện thuận lợi đã tham gia vào buôn bán, làm cho quy mô thƣơng mại toàn cầu tăng lên mạnh mẽ. Điều này, đến lƣợt nó lại thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ tư, vận tải biển ảnh hưởng đến cán cân xuất-nhập khẩu của các quốc gia
Vận tải biển có vai trò rất quan trọng đối với thay đổi cán cân thƣơng mại quốc tế, nó có thể tác động làm tăng lên hoặc giảm đi. Vận tải biển bên cạnh chức năng phục vụ, nó còn có chức năng kinh doanh vì đó là ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Chức năng phục vụ thể hiện ở chỗ vận tải biển bảo đảm nhu cầu chuyển chở hàng hóa xuất-nhập khẩu của các quốc gia. Chức năng kinh doanh thể hiện trong việc thực hiện xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải đƣờng biển. Xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải là một hình thức xuất-nhập khẩu vô hình rất quan trọng. Hoạt động này đem lại nguồn thu rất lớn cho vận tải biển, góp phần cân đối cán cân thanh toán quốc tế của mỗi quốc gia.
Nhƣ vậy, thông qua xuất khẩu sản phẩm vận tải biển có thể tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, tác động tích cực đến cán cân thanh toán.
Điều rõ ràng là, vận tải biển là một yếu tố không thể tách rời thƣơng mại quốc tế. Nói đến thƣơng mại quốc tế là nói đến vận tải biển. Vận tải biển có thể vận chuyển đa dạng hàng hóa và còn có khả năng kinh doanh. Điều này thể hiện vai trò song hành của vận tải biển trong thƣơng mại quốc tế, vừa thúc đẩy thƣơng mại quốc tế, vừa có vai trò quan trọng trong cân đối cán cân thƣơng mại quốc tế. Song điều cũng cần thấy là bản thân thƣơng mại quốc tế cũng đặt yêu cầu và tiền đề thúc đẩy vận tải biển phát triển. Sự an toàn trong thƣơng mại quốc tế đòi hỏi vận tải biển (cảng biển, phƣơng tiện, quản lý, dịch vụ cảng biển...) ngày càng hiện đại.
Thứ năm, vận tải biển thúc đẩy giao lưu và hội nhập tế
Giao lƣu, hội nhập là nhu cầu của con ngƣời và cũng là điều kiện cho phát triển. Sự giao lƣu, trao đổi đƣợc thực hiện qua việc đi lại của con ngƣời, của việc trao đổi hàng hóa giữa các vùng, các quốc gia. Chính điều này dần dần mở rộng mối bang giao của các quốc gia trong quá trình phát triển.. Sự di chuyển của con ngƣời và hàng hóa giữa các quốc gia với nhau đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện vận chuyển đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng không...Đặc điểm của Trái đất chúng ta là biển chiếm ¾ diện tích, chi phí vận chuyển đƣờng biển nhìn chung thấp hơn các phƣơng tiện khác. Do vậy trên thực tế giao thông đƣờng biển, vận tải biển đảm bảo phần lớn nhu cầu của con ngƣời cũng nhƣ nhu cầu phát triển kinh tế toàn cầu. Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của vận tải biển trong giao thƣơng quốc tế.
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, vận tải biển ngày càng quan trọng. Điều này thể hiện ở nhu cầu giao lƣu hội nhập ngày càng tăng, đồng thời với sự phát triển của khoa học công nghệ, vận tải biển càng có điều kiện phát huy các ƣu thế vốn có thông qua hiện đại hóa để đáp ứng tốt hơn và nhiều hơn các nhu cầu sản xuất và đời sống của các quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy hơn nữa giao thƣơng và hội nhập toàn cầu.