Mở rộng, nâng cấp hệ thống cảng biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 50 - 63)

1.1.1 .Vận tải và vận tải biển

2.1. Thực trạng phát triển hệ thống cảng biểnTrung Quốc

2.1.1. Mở rộng, nâng cấp hệ thống cảng biển

Do nhu cầu vận tải biển gia tăng, những thập niên cuối của thế kỷ XX, Trung Quốc đã thực hiện chiến lƣợc tập trung đầu tƣ phát triển cảng biển. Đến cuối năm 1996, Trung Quốc có trên 1500 cảng, trong đó có 394 cảng có vị trí quan trọng. Theo Bộ trƣởng Giao thông vận tải Trung Quốc Xu Zuyuan, tính đến cuối 2006, Trung Quốc dành 60 tỷ NDT cho 166 dự án xây dựng cảng mới để nâng công suất giao nhận của các cảng (21, tr.57). Năm 2006, việc ban hành ―Quy hoạch bố cục cảng biển toàn quốc‖, đánh dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng và phát triển cảng biển Trung Quốc. Các cảng biển Trung Quốc không ngừng mở rộng về quy mô và số lƣợng, bố cục và quy hoạch cảng biển dần hợp lý, thúc đẩy vận tải biển ngày càng phát triển.

Ở các vùng kinh tế đã hình thành hệ thống cảng biển liên hoàn, gồm các cảng biển chính và nội địa để phối hợp luân chuyển hàng hóa trong nƣớc đi quốc tế và ngƣợc lại. Chẳng hạn quần thể cảng biển có quy mô lớn nhất là ―Đồng bằng Trƣờng Giang―. Quần thể cụm cảng này gồm có 6 cảng chính và 6 cảng nội địa có công suất trên 100 triệu tấn, chiếm 32,2% công

suất xếp dỡ hàng hóa của các cảng trên quy mô toàn quốc.

Năm 2014, quần thể cảng biển Bột Hải là nơi kinh tế phát triển nhất miền Bắc Trung Quốc, có công suất xếp dỡ hàng hóa chiếm 30,5% công suất xếp dỡ hàng hóa của Trung Quốc, xếp sau đồng bằng Trƣờng Giang.

Có thể điểm qua quá trình phát triển các cảng biển chính trong hệ thống cảng biển của Trung Quốc nhƣ sau:

- Cảng Thượng Hải:

Cảng Thƣợng Hải là một trong những cảng biển tấp nập, và là cảng trung chuyển nhiều container nhất thế giới. Thƣợng Hải là cảng lớn nhất của Trung Quốc có khả năng bốc dỡ trên 170 triệu tấn (1996). Mỗi năm, ngoài hơn 10.000 tàu hàng của Trung Quốc, còn có hơn 2.500 chuyến tàu quốc tế từ hơn 160 nƣớc và khu vực qua cảng Thƣợng Hải (35). Với hệ thống trang thiết bị hiện đại nhƣ hệ thống điều khiển điện tử từ xa và quản lý bằng vô tuyển, cảng Thƣợng Hải có khả năng bốc dỡ hàng hoá với khối lƣợng lớn, kể cả hàng hoá dƣới dạng chất lỏng, chất bột hay hoá chất. Các cảng chuyển tiếp đƣợc xây dựng rất gần cảng Thƣợng Hải để hàng hoá có thể đƣợc chia nhỏ và vận chuyển đến Thƣợng Hải bằng tàu chở hàng nhỏ hơn.

Hiện nay, Tập đoàn cảng biển quốc tế Thƣợng Hải (SIPG) là cơ quan duy nhất quản lý các bến trong cảng. Trong số 125 bến mà SIPG quản lý có 82 bến có thể đón các tàu có sức chở từ 10.000 DWT trở lên. Các bến có thể xử lý hàng rời, hàng RO/RO và các hàng hóa đặc biệt. Wusongkou, Waigaoqiao và Yangshan là ba khu vực cảng container chính của cảng Thƣợng Hải.

Do không đảm bảo độ sâu cần thiết đối với các cảng ven bờ, nằm trong kế hoạch mở rộng cảng Thƣợng Hải, một cảng nƣớc sâu mới nằm trên biển phía đông Trung Quốc đã đƣợc xây dựng cách đất liền 30km, cảng nƣớc sâu Yangshan, kết nối với đất liền thông qua một cây cầu dài 32,5km. Dự án đƣợc chia làm bốn giai đoạn. Giai đoạn I bắt đầu khai thác từ tháng 12/2005 với khoản đầu tƣ 7,5 tỷ USD. Bến cảng mới có độ sâu 16m đƣợc xây dựng

trong 5 năm. Ngay trong năm đầu tiên xây dựng, bến cảng này đã xếp dỡ 3,1 triệu TEU. Giai đoạn II đƣợc thực hiện với số vốn đầu tƣ 7 tỷ USD và đƣợc đƣa vào hoạt động từ tháng 12/2006 với bốn cầu cảng có năng lực xử lý 2.100.000 TEU. Giai đoạn III và IV đƣợc hoàn thành vào năm 2010 và 2012, có khả năng xử lý 15 triệu TEU.

Năm 2010, cảng Thƣợng Hải đã chuyên chở đƣợc 29,05 triệu container 20' (TEU) nhiều hơn cảng Singapore 500.000 TEU4. Trên thực tế, tính theo lƣợng bốc xếp hàng hóa, Thƣợng Hải đã trở thành cảng biển lớn nhất thế giới từ năm 2010. Cảng Thƣợng Hải có thể phục vụ hơn 2.000 tàu container/tháng, chiếm khoảng 1/4 tổng lƣợng giao thƣơng quốc tế của Trung Quốc. Năm 2013, lƣợng bốc xếp hàng hoá của Thƣợng Hải đạt mốc 33,620 triệu TEU, tăng từ 32,580 triệu TEU của năm 2012 và 31,740 triệu TEU của năm 2011. Thành tựu này đạt đƣợc là nhờ 2 nhân tố chính sau: một là, kinh tế Trung Quốc đã phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008; và hai là, cuộc triển lãm thế giới 2010 (World Expo 2010) diễn ra tại Thƣợng Hải trong 6 tháng liền đã thúc đẩy lƣu thông hàng hóa qua cảng. Trung Quốc đặt mục tiêu biến cảng Thƣợng Hải trở thành trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới vào năm 2020.

- Cảng Thâm Quyến:

Cảng Thâm Quyến nằm ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc trong khu vực phía Nam của đồng bằng Châu Giang. Thâm Quyến là một trong các cảng bận rộn nhất ở Trung Quốc đại lục, cũng nhƣ trên thế giới. Cảng Thâm Quyến là một trong số các cảng quan trọng nhất về thƣơng mại quốc tế của Trung Quốc với 131 tuyến Container quốc tế, 560 chuyến tàu đến mỗi tháng và có 21 tuyến đƣờng trung chuyển đến các cảng khác trong khu vực đồng bằng Châu Giang. Hiện Cụm cảng Thâm Quyến là đầu mối vận tải thủy của khu vực với 8 khu cảng thƣơng nghiệp, 24 cảng lớn có thể đón đƣợc tàu cỡ vạn tấn trở lên. Hàng năm lƣợng hàng hóa qua cảng trên 22 triệu TEU.

Cảng Quảng Châu:

Nằm trên đƣờng trục giao nhau của ba con sông Đông Giang, Tây Giang và Bắc Giang phía Nam Trung Quốc, cảng Quảng Châu bao gồm những đƣờng giao thông quan trọng gồm: đƣờng thủy, đƣờng sắt cao tốc và đƣờng hàng không tạo thành một khu trung tâm quan trọng trong khu vực đồng bằng sông Châu Giang. Đây cũng là đầu mối giao thông quan trọng cho các ngành công nghiệp ở các tỉnh lân cận nhƣ Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Hồ Bắc và Giang Tây.

Các bến cảng của cảng Quảng Châu kéo dài dọc theo khu vực bờ sông Châu Giang qua các thành phố Quảng Châu, Đông Quan, Trung Sơn, Thâm Quyến và Chu Hải. Vị trí của cảng đƣợc xem nhƣ là cửa ngõ ra vào phục vụ cho các hoạt động vận chuyển cho các khu vực cảng Nam Sa, cảng Xinsha, cảng Hoàng Phố và cảng Inner, khu vực cảng Nam Sa gần Hong Kong.

Cảng gồm 4.600 bến, 133 phao, 2.359 bến neo đậu với mỗi bến có khả năng phục vụ trọng tải 1000 tấn, công suất tối đa 3.000 tấn (36). Tháng 07/2009, chính quyền quản lý cảng đã tiến hành nạo vét cảng cho phép các tàu thuyền với tổng sức chở 100.000 tấn vào cảng Nam Sa khi thủy triều cao. Hiện nay, chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt cho phép tiếp tục nạo vét cảng cho phép tàu 100.000 tấn vào Nam Sa trong thủy triều thấp. Cơ sở vật chất hiện đại cùng với nền kinh tế sôi động giúp cảng kết nối với hơn 300 cảng của 80 quốc gia trên thế giới.

Cảng Quảng Châu đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Với một loạt các hoạt động bốc hàng và dỡ hàng, lƣu trữ, chứa hàng ở kho ngoại quan, dịch vụ xử lý hàng container cho các loại hàng hóa nông nghiệp, công nghiệp và các sản phẩm khác nhƣ dầu, than đá, ngũ cốc, phân bón, thép, quặng, ô tô… cảng đã góp phần làm cho nền kinh tế phía Nam Trung Quốc nói riêng và toàn quốc gia nói chung thêm phần sôi động. Bên cạnh các hoạt động cho hàng hóa, cảng còn cung cấp dịch vụ hành khách và các dịnh vụ hậu cần.

Là cảng trung tâm phía Nam Trung Quốc, cảng Quảng Châu đang trải qua một sự gia tăng vƣợt bậc về khối lƣợng hàng hóa vận chuyển nhờ vào các hoạt động kinh tế sôi động tại Quảng Châu và các vùng nội địa xung quanh.

Năm 1999, cảng Quảng Châu đã đánh dấu sự tăng trƣởng vƣợt bậc của mình với lƣợng hàng hóa thông qua trong năm vƣợt 100 triệu tấn. Trong năm 2006, toàn bộ cảng đã đạt lƣợng hàng hóa thông qua 300 triệu tấn hàng hóa. Năm 2012, cảng thông qua hơn 460 triệu tấn hàng hóa, đƣa cảng trở thành cảng lớn thứ tƣ trên thế giới.

- Cảng Tần Hoàng Đảo:

Cảng đƣợc xây dựng từ năm 1903 tại Vịnh nƣớc sâu biển Bột Hải, tỉnh Hà Bắc. Đây là cảng lớn thứ 2 của Trung Quốc nếu tính về năng lực bốc dỡ. Cảng Tần Hoàng Đảo là cảng nƣớc sâu, mỗi năm cảng này bốc xếp khoảng 30 triệu tấn than, trong đó 80,3% lƣợng than này đƣợc xuất khẩu sang Nhật Bản. Đây là cảng vận chuyển than lớn nhất Trung Quốc và vì vậy giá than ở đây đƣợc lấy làm cơ sở tính giá chuẩn cho ngành than đá Trung Quốc. Những năm sau cải cách, cảng đã đƣợc đồng bộ hoá gồm 10.000 cầu tàu và 44 bến đỗ, trong đó có 23 bến nƣớc sâu có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải 10.000 tấn. Cầu tàu cho tàu chở dầu dài một dặm.

- Cảng Thiên Tân:

Đây là một cảng chính phía Tây của biển Bột Hải, Đông Bắc Trung Quốc. Cảng này chỉ cách Bắc Kinh 175km nên rất thuận lợi trong phối hợp khai thác vận chuyển hàng hóa. Cảng có 62 cầu tàu, trong đó có 37 cầu tàu có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải 10.000 tấn hoặc lớn hơn. Bến bốc dỡ container đầu tiên có chiều dài 400m có sức chứa các tàu chở hàng với 1300 container.Năm 2003, sản lƣợng bốc xếp đạt 162 triệu tấn (38). Cảng nối liền với 170 quốc gia và hơn 300 cảng biển trên thế giới. Cảng Thiên Tân còn là một điểm xung yếu nối liền 2 châu Á – Âu. Cảng thực hiện dịch vụ bốc xếp container với Ôxtrâylia, Hồng Kông, Nhật Bản và Mỹ. Kho chứa

container có sức chứa 6.828 container. Cảng Thiên Tân có một bến bốc xếp container hiện đại khác có công suất bốc xếp 100.000 container/năm và 2 bến bốc xếp hàng hoá khác xử lý 670.000 tấn hàng, có công suất bốc xếp hàng năm khoảng 300.000 đến 400.000 container. Cảng có các trang thiết bị nhƣ cần trục, cần trục hạ thuỷ, băng truyền hay xe xếp hàng di động. Cảng cũng có hệ thống máy tính và các cầu cảng vận chuyển hàng bằng đƣờng ray, xƣởng đóng tàu và xƣởng sửa chữa tàu thuyền quốc tế.

Cảng đƣợc chia làm 9 khu vực: ba khu vực chính gồm Bắc Giang, Nam Giang, và Đông Giang nằm xung quanh khu vực lòng sông Tân Cảng; các khu vực dọc theo sông Hải Hà; khu vực cảng Beitang xung quanh cửa sông Beitang; khu vực cảng Dagukou ở cửa sông Hải Hà; và ba khu vực hiện đang đƣợc xây dựng gồm Hanggu, Gaoshaling và Nam Cƣơng. Năm 2012, cảng Thiên Tân đạt tổng lƣu lƣợng hàng hóa thông qua là 476 triệu tấn và 12,3 triệu container. Đây là năm đánh dấu sự tăng trƣởng thần kỳ của cảng Thiên Tân với mức tăng trƣởng 5,3% lƣợng hàng hóa và 6,2% lƣợng container so với năm 2011. Trong năm 2013, cảng Thiên Tân xử lý 500 triệu tấn hàng hóa và 13 triệu TEU container, nâng vị trí cảng lên thứ 4 thế giới theo trọng tải hàng hóa thông qua, và thứ 9 theo số lƣợng container. Công suất hoạt động của cảng vẫn còn tăng ở một tỷ lệ cao, dự kiến vào năm 2015 là 550 – 600 triệu tấn hàng hóa thông qua.

- Cảng Ninh Ba:

Với vị trí nằm tại điểm giao nhau của các tỉnh giáp biển Trung Quốc và đồng bằng sông Dƣơng Tử, cảng Ninh Ba có điều kiện tự nhiên độc đáo với giao thông thuận tiện có thể đi đến tất cả các hƣớng, kết nối Đông Á và toàn bộ khu vực quanh Thái Bình Dƣơng với nhau. Đây đƣợc xem là một cảng nƣớc sâu nổi tiếng của Trung Quốc.

Chỉ cách Hong Kong, Đài Loan, Busan, Osaka và Kobe 1.000 dặm đƣờng biển nên đây là một nơi lý tƣởng cho việc phát triển giao thông vận tải biển đi đến các cảng của Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Đại Dƣơng.

Cảng Ninh Ba đƣợc xây dựng vào năm 1844. Trong thời gian 30 năm cuối của thế kỷ XX, các cầu cảng nƣớc sâu đã đƣợc xây dựng, đƣa vào sử dụng (trong đó, một cầu có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 tấn và 2 cầu cảng còn lại có khả năng tiếp nhận các loại tàu có trọng tải khoảng 25.000 tấn) tại khu vực Bắc Luận. Tại khu vực Hải Trấn, 2 cầu cảng khác đã đƣợc hoàn thành để phục vụ cho các phƣơng tiện vận tải có trọng tải khoảng 10.000 tấn hoặc hơn. Tính đến cuối năm 1996, có 56 cầu cảng đƣợc đƣa vào hoạt động, trong đó có 18 cầu cảng có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải trên 10.000 tấn.

Với một bờ biển nƣớc sâu có thể khai thác trên 120km, cảng Ninh Ba có triển vọng phát triển hơn nữa trong tƣơng lai. Những năm gần đây với việc hiện đại hòa và mở rộng, các cảng sâu khoảng 18,2m, có thể phục vụ các tàu lớn có trọng tải từ 250.000 đến 300.000 tấn neo đậu tại đây. Ngoài ra, cảng còn có một khu vực rộng và bằng phẳng phía sau cảng nƣớc sâu thích hợp cho việc xây dựng và mở rộng kho cảng, kho bãi và phát triển các ngành công nghiệp biển.

Cảng Ninh Ba bao gồm năm khu vực chính: cảng Beilun, Zhenhai, Ninh Ba cũ, Daxie và Chuanshan. Đây là một cảng nƣớc sâu đa chức năng hiện đại kết hợp cả ba yếu tố đất liền nội địa, cửa sông và cảng biển. Hiện nay đang có 191 bến cảng hoạt động, trong đó có 39 bến nƣớc sâu có thể phục vụ cho các tàu có trọng tải hơn 10.000 tấn. Những bến cảng lớn hơn có thể tiếp đón đƣợc các tàu chở dầu thô 250.000 tấn, tàu chở quặng 200.000 tấn, các bến cảng chuyên biệt dành cho các tàu container thế hệ mới, hiện đại và những bến cảng chuyên biệt dành cho các tàu chở sản phẩm hóa chất lỏng có trọng tải 50.000 tấn. Cho đến nay, cảng kết nối với hơn 560 cảng biển của hơn 90 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Các hoạt động chính tại cảng bao gồm xử lý, lƣu trữ và chuyển tải hàng nhập khẩu quặng sắt, container trong nƣớc và nƣớc ngoài, dầu thô, các sản phẩm từ dầu, hóa chất lỏng, than và những hàng hóa khác có số lƣợng

lớn.

Năm 2012, cảng Ninh Ba đƣợc xây dựng thêm các công trình kết nối hoạt động với cảng Zhoushan. Lƣợng hàng hóa chuyển qua cảng đạt 16,83 triệu tấn container. Cũng trong năm này cảng tiếp nhận hơn 453 triệu tấn hàng hóa, đƣa cảng lên vị trí lớn thứ năm trên thế giới sau các cảng Thƣợng Hải, Singapore, Thiên Tân và cảng Quảng Châu.

- Cảng Đại Liên:

Nằm ở vịnh Đại Liên, cảng có 80 bến tàu chuyên dụng, trong đó 40 bến có thể phục vụ những tàu hơn 10.000 DWT. Cảng liên kết với hơn 300 cảng ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 68 tuyến đƣờng vận chuyển container quốc tế và trong nƣớc. Đại Liên là cảng lớn thứ hai Trung Quốc trung chuyển container, là cảng biển lớn nhất và nhanh nhất kết nối với giao thông vận tải đƣờng sắt nội địa. Cảng tiếp nhận xử lý khoảng 70% lƣợng hàng hóa và 90% lƣợng container trong khu vực.

Với cơ sở vật chất hiện đại, hằng năm cảng Đại Liên xử lý hơn 100 triệu tấn hàng hóa. Trong năm 2012, cảng đạt đƣợc 303 triệu tấn hàng hóa thông qua, đƣa cảng lên vị trí cảng biển lớn thứ 9 trên thế giới. Phần cảng dầu có khả năng bốc dỡ các tàu chở xăng dầu có trọng tải 100.000 tấn. Cảng có các trang thiết bị hiện đại nhƣ các loại máy bốc xếp di động, hệ thống băng truyền, cần trục hạ thuỷ, hay máy bốc xếp cỡ lớn có khả năng bốc xếp những kiện hàng trọng tải khoảng 600 tấn.Với hệ thống tàu dắt, cần cẩu, các loại tàu tiếp dầu, tiếp nƣớc hiện đại, cảng có thể đáp ứng mọi yêu cầu bốc xếp hàng hoá một cách thuận tiện hơn. Cảng Đại Liên có một xƣởng tàu có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)