Sự suy giảm nhu cầu vận tải biển từ sự giảm tốc và chuyển hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 85 - 87)

1.1.1 .Vận tải và vận tải biển

3.1. Vấn đề đặt ra với phát triển vận tải biểnTrung Quốc

3.1.1. Sự suy giảm nhu cầu vận tải biển từ sự giảm tốc và chuyển hướng

hướng nền kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng của Trung Quốc mấy năm gần đây đã không đúng nhƣ mong đợi của các tổ chức kinh tế toàn cầu, ví dụ nhƣ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trƣởng hàng năm của Trung Quốc vƣợt 8% cho đến hết năm 2017. Việc suy giảm tốc tăng trƣởng là một trong những nguyên do chính tác động đến thị trƣờng vận tải biển của Trung Quốc trong hai năm qua.

Trên thực tế, tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua, với con số trung bình đạt 10% mỗi năm. Tuy nhiên, nó đã suy yếu dần trong những năm gần đây là điều không tránh khỏi. Bởi lẽ, một nền kinh kinh tế ngày một lớn mạnh thì càng khó để duy trì phát triển ở tốc độ cao. Tăng trƣởng kinh tế 7% năm nay ở Trung Quốc có lẽ sẽ tạo thêm sản lƣợng nhiều hơn so với con số 14% trong năm 2007. Trên thực tế, kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với ―cơn gió ngƣợc‖. Kinh tế Trung Quốc tăng trƣởng cao khi cả ba yếu tố: nhân lực, nguồn vốn và năng suất sản phẩm cùng tăng. Nhƣng hiện nay cả 3 yếu tố đó đều chững lại ở Trung Quốc. Dân số trong độ tuổi lao động đạt mức cao nhất vào năm 2012. Đầu tƣ cũng đã đạt tới đỉnh (chiếm 49% GDP, con số mà chỉ có một vài nƣớc đạt đƣợc). Cuối cùng, khoảng cách công nghệ của Trung Quốc và các nƣớc lớn đang đƣợc thu hẹp dần, đồng nghĩa với việc tăng trƣởng năng suất cũng thấp hơn.

Nhiều xu hƣớng gần đây cũng giải thích cho sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc. Diễn biến quan trọng nhất phải kể đến tín dụng khổng lồ. Tổng nợ (bao gồm chính phủ, gia đình và các doanh nghiệp) tính đến tháng 7 năm

2015 đã lên tới 282% GDP9. Số nợ này đã khiến Trung Quốc rơi vào tình cảnh lao đao với nghĩa vụ trả nợ nặng nề. Đáng lo ngại hơn, phần lớn tín dụng này lại rơi vào tay những nhà đầu tƣ xây dựng bất động sản. Quỹ nhà đất tồn đọng không bán đƣợc đang đạt mức cao kỷ lục. Chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2015, những ngôi nhà mới xây đã giảm gần 1/5 so với cùng kỳ năm trƣớc. Việc thanh toán các khoản nợ cũng khó khăn hơn, phải mất nhiều năm. Với hệ thống tài chính Trung Quốc đang gần nhƣ đóng hiện nay, tất nhiên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khó có thể xảy ra song việc xóa hết nợ xấu không chỉ là nhiệm vụ một sớm một chiều có thể giải quyết triệt để đƣợc.

Bên cạnh đó, ngân hàng trung ƣơng Trung Quốc từ trƣớc đến nay luôn do dự trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Những thay đổi của quy tắc tài chính lại khiến các cấp chính quyền địa phƣơng gặp khó khăn trong việc chi tiêu ngân sách. Với tình trạng lạm phát giá tiêu dùng ở mức thấp 1,1% và giá sản xuất rơi vào giảm phát, nhiều ngƣời nhận định kinh tế Trung Quốc đang chững lại so với tiềm năng thực sự của nó. Thông thƣờng, nếu nhƣ có những thay đổi trong chính sách cũng nhƣ sự mở đầu của một chu kỳ mới, tƣơng lai kinh tế của một nƣớc sẽ đƣợc cải thiện. Song những thay đổi cơ cấu trong kinh tế Trung Quốc lại là một câu chuyện khác. Nó sẽ ngăn chặn bất kỳ sự phục hồi nào. Tốc độ tăng trƣởng đạt mức 2 chữ số có lẽ sẽ chỉ còn là phép lạ trong quá khứ đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Chính sự giảm tốc của nền kinh tế đã ảnh hƣởng đến các khu vực sản xuất. Trong lĩnh vực vận tải biển, gắn liền với xuất khẩu, sự giảm tốc nền kinh tế đồng nghĩa với nhu cầu xuất nhập khẩu sẽ giảm theo. Đây là nguyên nhân chính đẩy đến sự suy giảm tiếp theo của vận tải biển. Nhiều doanh nghiệp vận tải không có đơn đặt hàng, trong khi công suất đang dƣ thừa, đã đẩy đến tình trạng nợ đọng và lỗ vốn. Cụ thể từ năm 2010 tới nay, các công ty vận tải biển ở Trung Quốc luôn phải đối mặt với rủi ro về tài chính. Các

hãng vận tải lớn lần lƣợt báo lỗ hoặc lãi không đáng kể trong 3 năm liên tiếp. Toàn bộ 41 hãng vận tải biển ở Hà Bắc và 55 công ty ở Sơn Đông đều thua lỗ trong năm 2013 (7, tr.49). Chỉ trong nửa đầu năm 2013, Hãng vận tải biển Chang Jiang Shipping Group Phoenix thua lỗ 360 triệu NDT (58,6 triệu USD). China Shipping Container Lines Co. - Công ty vận tải container đƣờng biển do Nhà nƣớc nắm đa số cổ phần cũng báo cáo mức lỗ ròng 2,6 tỷ NDT (420 triệu USD) trong năm 2013.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc cũng đang trong bƣớc chuyển cơ cấu. Những thập kỷ qua sự tăng trƣởng của kinh tế Trung Quốc gắn liền với gia tăng nguồn vốn đầu vào và thâm dụng lao động thông qua mở rộng quy mô sản xuất. Sự phát triển theo chiều rộng dƣờng nhƣ đã tới giới hạn, buộc Trung Quốc phải chuyển sang phát triển dựa vào gia tăng năng suất và hiệu quả sản xuất trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ. Hơn nữa, môi trƣờng kinh tế thế giới cũng ngày càng cạnh tranh gay gắt, Trung Quốc đang chuyển hƣớng thúc đẩy sản xuất không chỉ trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mà còn trên cơ sở khai thác nhu cầu nội địa. Điều này cũng trực tiếp tác động đến nhu cầu vận tải biển hiện nay và tƣơng lai.

Nhƣ vậy, trƣớc sự suy giảm nhu cầu vận tải biển, việc duy trì sự phát triển của lĩnh vực này đang là thách thức lớn với các chuyên gia điều hành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Có lẽ, Trung Quốc sẽ phải tìm hƣớng đi mới cho lĩnh vực vận tải biển, không chỉ dựa vào gia tăng khối lƣợng vận chuyển mà cần chú trọng gia tăng các sản phẩm vận tải, nâng cao chất lƣợng chúng và đáp ứng nhu cầu thị trƣờng thế giới, đồng thời tính tới kinh doanh, cho thuê các phƣơng tiện vận tải và hệ thống cảng biển vốn có, để gia tăng nguồn thu từ chính cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành vận tải biển.

3.1.2. Yêu cầu hiện đại hóa cảng biển và đội tàu biển trước tình trạng ô nhiễm cảng biển gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 85 - 87)