Dịch vụ hậu cần cảng biểnTrung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 72 - 76)

1.1.1 .Vận tải và vận tải biển

2.3. Dịch vụ hậu cần cảng biểnTrung Quốc

ngừng thúc đẩy phát triển dịch vụ vận tải. Cùng với sự phát triển thƣơng mại tự do hóa, tổng thƣơng mại dịch vụ vận tải có xu hƣớng tăng. Thƣơng mại dịch vụ vận tải biển – bộ phận quan trọng nhất trong thƣơng mại dịch vụ vận tải Trung Quốc - cũng phát triển. Ngành dịch vụ vận tải biển từng bƣớc mở rộng, vị trí chủ đạo của ngành vẫn là các doanh nghiệp vận tải biển quốc doanh lớn vận chuyển trong và ngoài nƣớc. Tập đoàn Container Hàng hải quốc tế Trung Quốc (China International Marine containers – CIMC) là nhà sản xuất và cung ứng thiết bị vận tải toàn cầu lớn nhất Trung Quốc. Tập đoàn CIMC sản xuất và cung ứng container, xe kéo... Để tránh rủi ro chuỗi cung ứng bị trì hoãn, CIMC luôn tìm cách cải thiện quy trình bằng cách vận chuyển sản phẩm trên các lộ trình vận tải biển hiệu quả nhất.

Dịch vụ hậu cần (logistics) có vai trò rất quan trọng trong vận tải biển. Cùng với cuộc cách mạng về container hóa và phát triển công nghệ vận tải đa phƣơng thức là sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ logistics tạo nên một diện mạo mới cho ngành hàng hải. Ngày nay, các nƣớc phát triển trên thế giới không ngừng cải tiến hệ thống lƣu thông và phân phối hàng hoá bao gồm việc đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng và phƣơng tiện vận tải, xếp dỡ phục vụ cho vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Khái niệm Quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ 3PL/ 4PL đã dẫn đến các hãng vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, hàng không, các công ty giao nhận, khai khác kho bãi, các nhà phân phối cùng tham gia vào dây chuyền sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói ngành vận tải và logistics đang làm việc theo mô hình kinh doanh phối hợp nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng. Trung Quốc khi xây dựng chiến lƣợc phát triển hàng hải đã tính đến chính sách vận tải đa phƣơng thức gắn kết và đồng bộ, song song với việc xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần (logistics).

Trong quản lý đối với dịch vụ logistics cảng biển, Singapore là nƣớc đi đầu về quản lý và phát triển dịch vụ logistics trong khu vực Đông Nam Á

và trên thế giới. Trong Bảng xếp hạng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics (Logistics Performance Index -LPI) của Ngân hàng thế giới, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 30, Hongkong đứng thứ 8 trong tổng số 150 quốc gia, vùng lãnh thổ về dịch vụ logistics. Hiện nay, dịch vụ logistics đóng góp khoảng 8% GDP Singapore. Điểm mạnh của quản lý dịch vụ logistics Singapore so với Trung Quốc và các quốc gia khu vực là các cấp quản lý đã đầu tƣ xây dựng chuỗi cung ứng đáng tin cậy và hiệu quả cao kết hợp với chi phí rất cạnh tranh. Singapore đã đầu tƣ xây dựng một hệ thống cảng biển đƣợc đánh giá là cảng thu hút tàu thuyền qua lại nhiều nhất khu vực châu Á. Singapore đã sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hầu hết các khâu của dịch vụ logistics cảng biển, đổi mới quản lý đối với dịch vụ logistics cảng bằng cách đề ra chính sách ―một cửa‖ nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan và trung chuyển. Nâng cao vai trò đặc biệt quan trọng của Hiệp hội dịch vụ logistics Singapore (SLA-Singapore Logistics Association).

Theo kết quả khảo sát của tổ chức tƣ vấn quốc tế Frost Sullivan, thị phần dịch vụ logistics (3PL) của khu vực ASEAN chiếm khoảng 10% toàn bộ thị trƣờng dịch vụ logistics châu Á -Thái Bình Dƣơng. ASEAN đƣợc chia thành 3 nhóm nƣớc xét theo chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics (LPI) gồm: Nhóm 1 có trình độ phát triển dịch vụ logistics cao nhất (Singapore); Nhóm 2 có trình độ phát triển ở mức trung bình (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines); Nhóm 3 có trình độ phát triển thấp nhất (Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timo). Quản lý hiệu quả hệ thống dịch vụ logistics thể hiện ở chi phí dịch vụ logistics thấp, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tỷ lệ chi phí dịch vụ logistics/GDP của Việt Nam hiện nay là trên 20%, cao gấp 3 lần so với của những nƣớc có dịch vụlogistics phát triển nhất. So sánh ta thấy, thành công của Trung Quốc là dựa trên sự đổi mới quản lý đối với dịch vụ logistics cảng một cách đúng đắn, đồng bộ từ các cấp quản lý và sự quan tâm đầu tƣ hợp lý của doanh nghiệp đối với loại

hình dịch vụ này. Chính phủ cho phép đƣợc thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài, tạo điều kiện cho công ty nƣớc ngoài có thể thâm nhập sâu vào thị trƣờng logistics cảng. Tập trung xây dựng và phát triển đồng bộ mạng lƣới giao thông. Chú trọng xây dựng hệ thống kho bãi và phát triển hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới vào dịch vụ logistics cảng biển. Trung Quốc đầu tƣ rất nhiều cho việc xây dựng các trung tâm logistics quốc tế và cảng biển tại các vị trí chiến lƣợc.

Hoạt động dịch vụ kho bãi đƣợc Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ và đƣợc các cơ quan chính phủ nhƣ Bộ Ngoại thƣơng và Hợp tác kinh tế Trung Quốc MOFTEC (Ministry of Foreign Trade and Economic Cooperation) và Bộ Thông tin Viễn thông MOC (Ministry of Communications) cấp giấy phép. Nhờ vậy mà hệ thống kho bãi tại các cảng biển của Trung Quốc phát triển mạnh. Tuy nhiên, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty kinh doanh kho vận nƣớc ngoài tại Trung Quốc đặt các công ty tham gia dịch vụ này trƣớc xu thế cạnh tranh gay gắt.

Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, tuy quy mô dịch vụ vận tải biển Trung Quốc khá lớn so với các quốc gia, nhƣng thực lực không mạnh, còn có khoảng cách so với các nƣớc phát triển, thể hiện:

Một là, thƣơng mại dịch vụ ngành hàng hải Trung Quốc ở trong tình trạng nhập siêu lâu dài, nhất là sức cạnh tranh, trình độ dịch vụ cao cấp còn yếu so với các nƣớc phát triển.

Hai là, quy mô đội tàu tuy lớn, song cũng còn hạn chế so với một số quốc gia và so với nhu cầu, tiềm lực của bản thân nền kinh tế Trung Quốc. Cơ cấu năng lực và dịch vụ vận chuyển, đội tàu chuyên nghiệp hóa, trình độ công nghệ cần đƣợc nâng cao, hiện đại hóa và đồng bộ hóa.

Ba là, doanh nghiệp ngành hàng hải Trung Quốc đảm nhận thị phần khối lƣợng dịch vụ vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc còn khá thấp, hiện chỉ chiếm ¼ tổng khối lƣợng dịch vụ hàng xuất nhập khẩu.

Thiếu năng lực tổng thể đảm bảo dịch vụ vận hành an toàn, chất lƣợng cao đối với nhu cầu của nền kinh tế Trung Quốc.

Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành vận tải biển Trung quốc vẫn tồn tại một số khó khăn, những qui định về dịch vụ vận tải biển Trung Quốc chƣa hoàn thiện, các doanh nghiệp vận tải qui mô nhỏ với sức cạnh tranh không cao, cơ sở thiết bị vận tải lạc hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)