Sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 37 - 39)

1.1.1 .Vận tải và vận tải biển

1.3. Các yếu tố tác động đến vận tải biển

1.3.1. Sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế

Ngành vận tải biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành vận tải biển phụ thuộc trƣớc hết vào tình phát triển kinh tế của mỗi nƣớc cũng nhƣ nền kinh tế thế giới.

Bản thân vận tải biển cũng là ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Các lĩnh vực kinh tế đều gắn bó phụ thuộc lẫn nhau. Một khi nền kinh tế suy thoái, thì các ngành kinh tế cũng bị tác động. Điều này gắn chặt với chức năng của vận tải biển vừa phục vụ chuyên chở, vừa kinh doanh sản phẩm vận tải biển.

Thứ nhất, với chức năng chuyên chở, vận tải biển phụ thuộc vào tổng

nhu cầu vận chuyển. Nền kinh tế tăng trƣởng tốt thì nhu cầu xuất và nhập khẩu sẽ gia tăng. Đây chính là điều kiện cho phát triển vận tải biển. Ngƣợc lại, nền kinh tế suy thoái, nhu cầu vận chuyển giảm sút, dẫn đến các doanh nghiệp vận tải sẽ dƣ thừa năng lực, trong khi vẫn phải trả chi phí bảo trì, tiền lƣơng...dẫn đến lâm vào tình trạng khó khăn, lỗ vốn thậm chí nguy cơ phá sản. Thực trạng của các doanh nghiệp vận tải trên thế giới trong thời khủng hoảng kinh tế vừa qua là minh chứng rõ cho vấn đề này. Cụ thể, kể từ khi suy thoái kinh tế năm 2008, hầu hết các hãng tàu vận tải kể cả tàu container, tàu chở hàng lỏng, hàng rời đều lỗ vốn, thu không đủ bù chi. Năm 2011 có 14 hãng lớn trên thế giới công bố lỗ 3-25%, một số hãng phải nộp đơn xin phá sản. Từ năm 2008-2011, đội tàu biển thế giới tăng 37% về trọng tải, gấp 3 lần nhu cầu vận tải, khiến tình trạng thừa năng lực so với nhu cầu vận tải ngày càng nghiêm trọng. Hãng tàu Chile CSAV công bố lỗ ròng 525 triệu USD trong nửa đầu năm 2011, thua lỗ liên tục trong 3 năm liên tiếp từ năm 2008, tổng cộng 1,05 tỷ USD. MOL, hãng tàu lớn nhất Nhật Bản đã báo mức lỗ 17 tỷ JPY. NYK Lines, hãng tàu lớn thứ 2 Nhật Bản năm 2011 lỗ ròng khoảng 12 tỷ JPY (tƣơng đƣơng 156 triệu USD). Bên cạnh đó, kết thúc năm 2011 đã có 14 hãng tàu của Nhật đã công bố lỗ, với biên độ khác nhau từ -3 tới -25% (16).

Thứ hai, với chức năng kinh doanh sản phẩm vận tải, vận tải biển cũng

chỉ có thể gia tăng khi nhu cầu các sản phẩm vận tải trong nền kinh tế quốc gia cũng nhƣ trong nền kinh tế thế giới gia tăng. Một khi kinh tế suy thoái, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm vận tải nói chung, vận tải biển nói riêng cũng giảm sút, sẽ tác động trực tiếp đến chức năng kinh doanh sản phẩm vận

tải.

Rõ ràng là, kinh tế phát triển hay suy thoái sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của ngành vận tải biển

Thứ ba, mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế càng cao, nhu cầu

giao thƣơng, vận tải cũng tăng lên sẽ là động lực thúc đẩy vận tải nói chung, đặc biệt là vận tải quốc tế, trong đó có vận tải biển. Với ƣu thế của mình giao thƣơng hội nhập quốc tế càng mở rộng, vận tải biển sẽ càng phát triển mạnh mẽ

Tuy nhiên điều cũng cần thấy là, sự ảnh hƣởng của phát triển kinh tế và hội nhập đến vận tải biển còn tùy thuộc vào quy mô kinh tế quốc gia. Nếu một nền kinh tế quy mô vfa hội nhập sâu sẽ có điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển vận tải biển. Điều đó cũng giải thích vì sao các nền kinh tế hàng đầu thế giới nhƣ Mỹ, Nhật, EU và những thập kỷ gần đây là Trung Quốc lại có hệ thống vận tải biển quy mô và phát triển mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)