Yếu tố ảnh hưởng từ đối tượng hưởng lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 117 - 121)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách bảo trợ xã hội tạ

4.3.1. Yếu tố ảnh hưởng từ đối tượng hưởng lợi

4.3.1.1. Quy mô, phân bố đối tượng

Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, đang trong thời kỳ có cơ cấu dân số vàng với nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên xu hướng già hóa dân số diễn ra nhanh đặt ra thách thức lớn về tính bền vững của chính sách, chương trình BTXH. Bước vào thời kỳ già hóa dân số, tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi tuổi trở

lên) tăng nhanh, chạm ngưỡng trên 15% năm 2015. Bình quân mỗi năm có trên 600 nghìn người bước vào tuổi 60, tăng bình quân 7,5%/năm. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống TGXH (Bộ LĐTBXH, 2016a)

Hơn nữa quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN huy động và phát huy được mọi nguồn lực cho phát triển đất nước nhưng kéo theo nhiều rủi ro xã hội do cải cách thể chế, do mặt trái, do khiếm khuyết của kinh tế thị trường mà phần lớn những tác động tiêu cực là thách thức đối với thực hiện chính sách ASXH/TGXH. Vấn đề chuyển dịch lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị làm tăng nguy cơ mất việc làm của lao động nông thôn, tình hình giảm nghèo có xu hướng chậm lại, bất bình đẳng có xu hướng gia tăng. Đối tượng BTXH tại những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có xu hướng tăng.

Hà Nội là một trong những địa phương có mức TGXH thường xuyên cao nhất cả nước với mức bao phủ hầu hết các đối tượng. Tuy nhiên, ở mỗi địa bàn, đặc điểm công tác BTXH cũng có những khác biệt riêng tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi quận, huyện. Gia Lâm là huyện thuộc ngoại thành Hà Nội, đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, nhưng tỷ lệ hộ nghèo, hộ khó khăn vẫn cao. Vì thế đối tượng BTXH ngoài chế độ chung của nhà nước và thành phố quy định, huyện vẫn chưa có cơ chế riêng để hỗ trợ thêm và bao phủ toàn bộ các đối tượng do điều kiện kinh tế của huyện còn khó khăn.

Phạm vi hỗ trợ mới quan tâm đến nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về sức khỏe, bệnh tật, TEMC, người già không nơi nương tựa mà chưa quan tâm đến một số nhóm các đối tượng yếu thế khác mới nảy sinh do những biến cố kinh tế-xã hội.

Như vậy cần có hệ thống chính sách BXTH đảm bảo không bỏ sót đối tượng cần TGXH. Như vậy đối tượng BXTH sẽ bao phủ hơn so với hiện tại không chỉ những đối tượng yếu thế, thiệt thòi mà cả các đối tượng thu nhập thấp, các đối tượng cần bảo vệ chăm sóc vì mục tiêu công bằng, bình đẳng (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người khuyết tật nói chung…).

4.3.1.2. Nhu cầu trợ giúp của các đối tượng

Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chính sách. Chính sách có hiệu quả cao phải là chính sách hướng đến nhu cầu cá nhân cho đối tượng hưởng lợi. Tức là đối tượng có nhu cầu gì, thì ưu tiên hỗ trợ nhu cầu đó. Chính vì vậy mà

trong quá trình nghiên cứu xây dựng chính sách cần đánh giá về nhu cầu và mong muốn của đối tượng hưởng lợi. Qua điều tra, khảo sát đa số đối tượng BTXH đều cho rằng mức TGXH thường xuyên hàng tháng hiện nay là quá thấp, chưa đảm bảo mức sống tối thiểu (không rơi vào tình trạng nghèo). 93% có ý kiến cần nâng mức trợ cấp hàng tháng. Thế nhưng với mức trợ cấp hiện nay thì đời sống của đối tượng còn ở mức dưới chuẩn nghèo, họ phải cần sự trợ giúp của gia đình và cộng đồng, xã hội. Rõ ràng mức hài lòng của đối tượng với chính sách chưa cao. Điều đó cũng có nghĩa là tác động chưa đạt như mong muốn đặt ra của chính sách. Như vậy nếu như nhu cầu của đối tượng BTXH về lâu dài không được đáp ứng thì đến lúc nào đó đối tượng sẽ không thiết tha với chính sách dành riêng cho họ.

+ Nguyện vọng của NCT

Theo Bảng 4.29, phân tích từ nhu cầu TGXH của NCT thì 100% có nhu cầu trợ giúp xã hội hàng tháng; 95,1% có nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe; 26,6% có nhu cầu hỗ trợ xây, sửa chữa nhà ở; 38,3% có nhu cầu vui chơi giải trí; 26,6% có nhu cầu hỗ trợ sản xuất và 43,3% có nhu cầu khác.

Bảng 4.29. Tổng hợp mong muốn được trợ giúp xã hội của người cao tuổi

Mong muốn được hỗ trợ Tỷ lệ (%)

- Trợ giúp xã hội hàng tháng 100,0

- Chăm sóc sức khỏe 95,1

- Làm nhà mới, sửa chữa nhà 26,6

- Vui chơi giải trí 38,3

- Hỗ trợ sản xuất phát triển kinh tế 26,6

- Trợ giúp khác 43,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nguyện vọng của NKT (Bảng 4.30) có 80,2% NKT mong muốn được trợ giúp khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; 100% được trợ cấp xã hội; 41,3% được trợ giúp chỉnh hình, phục hồi chức năng, Vay vốn phát triển sản xuất 7,0%; Về học văn hóa có 2,82%; Học nghề cũng chỉ có 3,48%.

Phân tích cho thấy đời sống vật chất, tinh thần của NKT còn nhiều khó khăn, cần có chính sách trợ giúp để có thể đáp ứng các yêu cầu tối thiểu. Trong số người khuyết tật có 31,43% là NKT đặc biệt nặng không có khả năng tự phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Đối với hộ gia đình thì ưu tiên lựa chọn hàng đầu là NKT trong hộ được nhận trợ cấp hàng tháng và chăm sóc sức khỏe.

Bảng 4.30. Nhu cầu của người khuyết tật

Mong muốn được hỗ trợ Tỷ lệ (%)

- Trợ giúp xã hội hàng tháng 100,0

- Chăm sóc sức khỏe 80,2

- Chỉnh hình, phục hồi chức năng 41,3

- Hỗ trợ sản xuất phát triển kinh tế 7,0

- Học văn hóa, học nghề 6,3

- Trợ giúp khác 32,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Hệ thống hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện, nguồn tài chính hạn hẹp nên cho đến nay ngay cả thành phố lớn như Hà Nội vẫn chưa triển khai được giao thông tiếp cận. Vì vậy, NKT gặp nhiều “rào cản” khi tiếp cận với công trình giao thông. Số NKT được cấp thẻ xe buýt của toàn huyện chỉ ở con số là 8,3% (Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, 2016).

Hiện tại, hầu hết người khuyết tật đang sinh sống cùng với gia đình và nguồn sống của họ cũng dựa vào sự trợ giúp của gia đình và người thân, vì vậy gia đình được xem là nơi đầu tiên và cũng là nơi đóng vai trò quan trọng nhất trong việc trợ giúp người khuyết tật khắc phục khó khăn, vươn lên tạo lập cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng. Vì lý do này mà bên cạnh các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho NKT, cần hướng tới hỗ trợ cho hộ gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.

4.3.1.3. Năng lực cá nhân của đối tượng thụ hưởng

Chính sách BTXH với mục tiêu giúp đỡ các đối tượng trợ giúp chủ động phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro và có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển. Việc nắm bắt chế độ chính sách đối với các hộ chính sách, đối tượng chính sách là tương đối đầy đủ và kịp thời. Chất lượng thủ tục hồ sơ các đối tượng nộp về UBND các xã cũng đảm bảo theo qui định. Tuy nhiên, cũng có một số hộ chính sách, đối tượng chính sách với năng lực bản thân có hạn hoặc người thân trong hộ đi làm ăn xa hoặc không quan tâm đến thông tin nên không tiếp cận thông tin được kịp thời, đầy đủ dẫn đến làm hồ sơ chậm, hồ sơ còn thiếu giấy tờ... Số đối tượng BTXH có sức khỏe và năng lực trực tiếp tham gia các hoạt động trợ giúp thường xuyên của địa phương không nhiều do tuổi cao sức yếu, bị khuyết tật,

không có điều kiện tham gia, nhưng đa số họ đều khẳng định các dịch vụ trợ giúp triển khai tại địa phương đều giúp họ có cuộc sống ý nghĩa và tinh thần thoải mái hơn, tăng vị thế trong gia đình. Hầu hết những người được trợ giúp không có khả năng lao động (69%), gặp nhiều khó khăn về vận động, sinh hoạt hàng ngày, cần phải có người trợ giúp, đặc biệt là về sức khỏe (chiếm 52%). Cũng vì thế mong muốn và nguyện vọng của họ là được chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh (52%). Nhưng không ít đối tượng BTXH còn có tư tưởng ỷ lại, chông chờ nguồn TGXH của nhà nước và xã hội, không có ý trí vươn lên trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 117 - 121)