Tỷ lệ bao phủ của chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 98 - 102)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Người thuộc diện hưởng Tỷ lệ bao phủ (%) Người thuộc diện hưởng Tỷ lệ bao phủ (%) Người thuộc diện hưởng Tỷ lệ bao phủ (%) Trẻ em mồ côi 126 80,16 117 74,36 81 95,06 Người nhiễm HIV 17 52,94 11 63,64 8 75,00 Người ĐTNC 187 95,19 178 93,82 207 97,10 Người cao tuổi 3658 98,88 3662 99,45 3767 99,89 Người khuyết tật 2698 91,99 2798 94,17 2851 99,12 Gia đình nuôi dưỡng

BTXH 9 100,00 7 100,00 5 100,00

Gia đình trực tiếp

chăm sóc NKT 369 73,98 355 92,96 383 95,82 Tổng số 7064 94,41 7128 96,45 7302 99,22

Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm (2014, 2015a, 2016) Qua Bảng 4.15, tỷ lệ bao phủ của chính sách BTXH thường xuyên đã tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy tác động của chính sách đến đối tượng hưởng lợi rất tích cực. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng lại có những điều kiện trợ cấp và mức trợ cấp khác nhau. Ba nhóm đối tượng cơ bản được trợ giúp, hướng vào mục tiêu bao phủ nhóm đối tượng theo vòng đời nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, cú sốc của con người trong suốt cuộc đời như: Trợ giúp trẻ em từ sơ sinh đến dưới 16 tuổi (bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; trợ cấp xã hội hàng tháng cho trẻ em dưới 16 tuổi và người dưới 22 tuổi đang học văn hóa, học nghề mất nguồn nuôi dưỡng); trợ giúp người khuyết tật (trợ giúp tiền mặt hàng tháng, hỗ trợ việc làm, chăm sóc y tế); trợ giúp người cao tuổi (hỗ trợ tiền mặt, bảo hiểm y tế, mai táng phí). Với đối tượng BTXH là người khuyết tật đặc biệt nặng, hộ gia đình còn được hưởng kinh phí trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Đây cũng là nguồn động viên lớn đối với hộ gia đình có người khuyết tật. Tuy nhiên, còn một số nhóm đối tượng phải phụ thuộc vào điều kiện hưởng lợi như người đơn thân nuôi con và người nhiễm HIV phải thuộc hộ gia đình nghèo mới được xét trợ cấp. Mặc dù chính sách trợ giúp đối với nhóm người đơn thân nuôi con đã được cải thiện rõ rệt từ cuối năm 2015, hệ số tính theo số con của người

đơn thân (nuôi 1 con - hệ số 1, nuôi 2 con trở lên - hệ số 2). Tuy nhiên, đời sống của nhóm đối tượng này vẫn rất khó khăn. Hơn nữa, nhóm đối tượng này có sự biến động lớn hàng năm. Nhiều người đơn thân nuôi con thuộc hộ gia đình cận nghèo mặc dù hoàn cảnh khó khăn cũng chưa đủ điều kiện hưởng do chính sách chưa bao phủ hết.

4.2.2.3. Chính sách chăm sóc sức khỏe, cấp thẻ bảo hiểm y tế

Bảo đảm 100% đối tượng đang hưởng trợ cấp được cấp thẻ BHYT hàng năm. Chi trả viện phí khi đi khám, điều trị bệnh (hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng BTXH đang hưởng TGXH thường xuyên hàng tháng và hỗ trợ 95% đối với người nghèo). Ngoài ra, theo quy định, từ năm 2016, Phòng LĐTBXH phối hợp với cơ quan BHXH huyện thực hiện cấp thẻ BHYT cho người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng tuất BHXH (đạt 92,1%). Số đối tượng chưa được cấp do chưa nắm được quy định của chính sách hoặc thẻ BHYT tự nguyện của đối tượng vẫn còn hạn sử dụng trong năm tài chính.

Bảng 4.16. Kết quả tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng bảo trợ xã hội từ 2014-2016 huyện Gia Lâm

TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Số đối tượng BTXH đang

hưởng trợ cấp hàng tháng 6669 6875 7245 - Số người được cấp thẻ 6669 6875 7245

- Tỷ lệ bao phủ (%) 100 100 100

2 NCT đủ 80 tuổi đang hưởng

trợ cấp tuất BHXH - - 215

- Số người được cấp thẻ - - 198

- Tỷ lệ bao phủ (%) - - 92,10

Nguồn: Phòng Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (2014, 2015a, 2016) (Ghi chú: dấu (-) không có số liệu do chính sách mới thực hiện từ năm 2016)

Hàng năm, Phòng LĐTBXH huyện còn phối hợp với các ngành, cơ quan, đoàn thể, đơn vị tài trợ, tổ chức phi chính phủ cung cấp xe lăn, xe đẩy, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Từ năm 2014, Trung tâm y tế huyện Gia Lâm triển khai Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đến 22/22 trạm y tế xã, thị trấn. Hiện nay, các trạm y tế đang quản lý 3.189 người khuyết tật tại cộng đồng, lập hồ sơ theo dõi 359 người khuyết tật có nhu cầu phục hồi chức năng. Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ 6 tháng 1 lần. Thực

hiện cấp 158 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật. Trẻ em bị bệnh tim thuộc hộ gia đình nghèo được khám và điều trị miễn phí. Ngoài các chính sách trên trẻ em còn được trợ giúp thông qua các chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích nhằm bảo đảm quyền được sinh tồn và quyền được bảo vệ của trẻ em.

Tuy Nhà nước đã có chính sách trợ giúp y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc diện hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, đối tượng BTXH là một bước đi phù hợp với lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân nhưng việc việc tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng, hiệu quả vẫn là một thách thức. Có quy định người có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh không phải trả tiền như trẻ em dưới 6 tuổi hoặc chỉ phải trả một phần nhỏ (5%) như người nghèo nhưng trên thực tế thì danh mục thuốc không phải trả tiền rất ít và nhu cầu chữa bệnh lại phải sử dụng nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục đó. Do vậy, người có thẻ bảo hiểm y tế vẫn phải chi một khoản tiền rất lớn vượt quá khả năng của các hộ gia đình nghèo và cận nghèo; bên cạnh đó là chi phí đi lại, ăn nghỉ trông coi bệnh nhân, vì vậy việc tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng vẫn là một rào cản lớn đối với nhóm người nghèo, người cư trú ở những vùng điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn; một số trẻ em, người bị bệnh hiểm nghèo hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng lại chưa có chính sách trợ giúp như trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và các bệnh hiểm nghèo khác. Vấn đề này cũng cần nghiên cứu để có chính sách trợ giúp cho phù hợp.

4.2.2.4. Về chính sách hỗ trợ giáo dục, học nghề

Thực hiện Luật Giáo dục, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có quan tâm, tạo điều kiện thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục đối với đối tượng BTXH. Theo số liệu báo cáo, học sinh, sinh viên là trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV, NKT, người nghèo học trong cơ sở giáo dục công lập đều được miễn, giảm học phí, hỗ trợ đồ dùng học tập, hỗ trợ học nghề… Ngoài ra, nhà nước còn có chính sách đặc thù cho nhóm trẻ em khuyết tật bao gồm chính sách về giáo dục hòa nhập, bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Hội NKT huyện đã tổ chức 04 lớp xóa mù chữ cho 60 hội viên NKT. Tổ chức lớp nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua hoạt động “Hình ảnh NKT qua góc nhìn nghệ thuật” tại trường THCS Yên Thường; Tổ chức dạy tại nhà cho 15 cháu là trẻ em khuyết tật không có khả năng hòa nhập cộng đồng. Trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện 100% các trường Tiểu học và Trung học phổ thông đã thực hiện cho trẻ khuyết

tật học tại trường hòa nhập với tất cả các học sinh bình thường khác. Phòng Giáo dục đào tạo huyện tổ chức 04 điểm chuyên đề giáo dục cho trẻ em khuyết tật học hòa nhập cộng đồng gồm: Trường Mầm non Trâu Quỳ, Trường Mầm non Lệ Chi, Trường Mầm non Yên Thường và Trường Tiểu học Yên Thường.

Bên cạnh chính sách hỗ trợ về giáo dục nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật, đối tượng BTXH. Năm 2014-2016, UBND huyện chỉ đạo Phòng LĐTBXH huyện Gia Lâm, Trung tâm dạy nghề, Hội Người khuyết tật huyện phối hợp, tạo điều kiện về cơ sở vật chất tổ chức 05 lớp dạy nghề tin học cho 72 người khuyết tật là hội viên của Hội NKT; dạy nghề may cho 14 hội viên. Năm 2014 Hội NKT đã giới thiệu cho 12 hội viên vào học nghề và làm việc tại cơ sở may Lét Á và Trung tâm dạy nghề Minh Tâm. 100% hội viên xã Kiêu Kỵ có khả năng lao động đều có việc làm ổn định (UBND huyện Gia Lâm, 2016b).

Hiện nay, theo các văn bản hiện hành, nhà nước thực hiện cấp bù học phí (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng) cho học sinh là con của người có công với cách mạng, các đối tượng BTXH học mẫu giáo và phổ thông ngoài công lập. Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học phí ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập để các đối tượng này đóng học phí cho nhà trường; thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc hộ nghèo, mồ côi mức 70.000đ/học sinh/tháng để mua sách vở và đồ dùng học tập theo thời gian thực tế học và không quá 9 tháng/năm học. Chính sách này tính đến thời điểm hiện nay khá toàn diện, độ bao phủ rộng, mức trợ giúp tương đối tốt. Đây là một trong những thành công của hệ thống tổ chức thực hiện chính sách.

4.2.2.5. Chính sách hỗ trợ mai táng phí

Thực hiện hỗ trợ mai táng phí cho hộ có người trực tiếp được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khi qua đời (3,0 triệu đồng theo Nghị định 13/2010/NĐ- CP và với mức bằng 20 lần mức chuẩn trợ cấp xã hội 5,4 triệu đồng theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP). Trong những năm qua, 100% hộ gia đình có đối tượng BTXH đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng qua đời được hỗ trợ chi phí mai táng (trừ đối tượng BTXH đó được hưởng trợ cấp mai táng ở nguồn khác cao hơn mức quy định tại NĐ 13 và NĐ 136/NĐ-CP).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 98 - 102)