Cơ cấu theo độ tuổi và dạng tật của người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 92 - 96)

Chỉ tiêu Tổng số người Tỷ lệ (%)

Chia theo độ tuổi Dưới 16 tuổi Tỷ lệ (%) Từ 16- đến 60 tuổi Tỷ lệ (%) Trên 60 tuổi Tỷ lệ (%) Tổng số 35 100 4 11,43 21 60,00 10 28,57 - Vận động 13 37,14 1 7,69 7 53,85 5 38,46 - Tâm thần 4 11,43 0 0,00 3 75,00 1 25,00 - Trí tuệ 3 8,57 1 33,33 2 66,67 0 0,00 - Nhìn 7 20,00 0 0,00 5 71,43 2 28,57 - Nghe nói 6 17,14 2 33,33 3 50,00 1 16,67 - Khác 2 5,71 0 0,00 1 50,00 1 50,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Theo khảo sát (Bảng 4.11), tỷ lệ khuyết tật ở từng độ tuổi cũng khác nhau. Dưới 16 tuổi chiếm 11,43%; Số NKT từ 16-60 tuổi chiếm 60,0%; NKT trên 60 tuổi chiếm 28,57%.

* Trình độ văn hóa của NKT: Trình độ văn hóa của NKT thấp, có tới 40,0% NKT không biết chữ; 25,71% tốt nghiệp tiểu học. Số có trình độ trung học cơ sở chỉ chiếm 14,29%, Trình độ Trung học phổ thông chiếm 8,57% (Bảng 4.8).

Trình độ văn hóa của NKT không có xu hướng cải thiện trong tương lai nếu như không có các biện pháp hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và cộng đồng xã hội.

* Trình độ chuyên môn kỹ thuật và việc làm

Theo kết quả điều tra, có 85,71% NKT chưa qua bất cứ hình thức đào tạo nghề nào. Trong những người qua đào tạo có 8,57% sơ cấp, trung cấp; 2,86% trình độ cao đẳng, đại học (Bảng 4.8).

Trong số 35 người khuyết tật điều tra, NKT có khả năng lao động (chiếm 8,57% tổng số NKT), NKT không còn khả năng lao động chiếm 91,43%, trong đó 60,0% NKT cần sự trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày, 31,43% NKT không có khả năng tự phục vụ được bản thân trong sinh hoạt hàng ngày cần sự trợ giúp hoàn toàn (Bảng 4.9). Tổng hợp số liệu cho thấy, có 42,86% NKT nguồn thu nhập chính từ lương hưu, trợ cấp BHXH, ưu đãi xã hội và chính sách bảo trợ xã hội (Biểu đồ 4.2). Số còn lại là nhờ sự hỗ trợ của gia đình và người thân.

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu thu nhập của người khuyết tật

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017) * Điều kiện và hoàn cảnh sống

Ước tính NKT sống trong 3430 hộ gia đình (trung bình 1,1 NKT/hộ). Khoảng 80% hộ gia đình có mức sống trung bình, 12,31% hộ thuộc diện hộ cận nghèo trở xuống (Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, 2015c). NKT luôn cần sự hỗ trợ, do vậy gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định đến điều kiện cũng như hoàn cảnh sống của NKT. Phân tích thực trạng hộ gia đình NKT cho thấy đời sống vật chất, tinh thần của NKT còn nhiều hạn chế và khó khăn. Hầu hết các hộ gia đình đều hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu của NKT do phải đối mặt với nhiều khó khăn xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện của các hộ, điều kiện chung của xã hội, mức độ khó khăn của hộ gia tăng khi số NKT trong hộ nhiều hơn. Khả năng đáp ứng các nhu cầu của NKT cho thấy đều ở mức còn khiêm tốn. Có 62,44% NKT được khám chữa bệnh. Chỉnh hình, phục hồi chức năng là biện pháp cần thiết đối với NKT có thể phục hồi sức khỏe, trí tuệ, hòa nhập cuộc sống. Tuy nhiên chỉ có khoảng 28,6% hộ có khả năng đáp ứng được nhu cầu này.

Giáo dục được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phát triển con người, đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho cuộc sống của mỗi cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội. Do những khó khăn về điều kiện kinh tế của hộ cũng như nhận thức của NKT, rào cản xã hội nên việc đáp ứng nhu cầu đi học của NKT thấp, chỉ có 19,7% hộ có khả năng đáp ứng được nhu cầu học tập của NKT. Khả năng của hộ không phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của hộ nhưng lại chịu sự ảnh hưởng của nơi cư trú của hộ gia đình có NKT.

Số hộ có NKT thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo còn khá cao, vì vậy tài sản của hộ rất ít, nhất là những tài sản có giá trị như phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, vì vậy mà chỉ có khoảng 30,6% hộ gia đình có NKT đáp ứng nhu cầu tiếp cận công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn của NKT.

* Khó khăn của NKT

Trên 90% NKT không có khả năng lao động, không có thu nhập ổn định phải nhờ vào sự trợ giúp của gia đình và xã hội. Mặt khác, hộ gia đình đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Kết quả tổng hợp điều tra cho thấy có 74% NKT có khó khăn về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; 48,57% có khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của NKT; 11,43% khó khăn tiếp cận vốn để phát triển sản xuất; 25,71% khó khăn tiếp cận công nghệ thông tin, truyền thông, 22,86 % khó khăn tiếp cận công trình công cộng và tham gia giao thông.

c. Trẻ em mồ côi

Năm 2016, huyện Gia Lâm có 174 trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng trong đó chủ yếu các em sống trong gia đình thay thế (cô, dì chú bác, họ hàng, ông bà nội ngoại, người thân, người nhận nuôi dưỡng, nhận là con nuôi, cơ sở tôn giáo) 2,54% sống trong trung tâm BTXH (Phòng LĐTBXH, 2016).

Bảng 4.12. Số liệu trẻ em mồ côi hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên hàng tháng huyện Gia Lâm từ 2014-2016

Nội dung Năm 2014 2015 2016 TE MC TE hưởng trợ cấp Tỷ lệ (%) TE MC TE hưởng trợ cấp Tỷ lệ (%) TE MC TE hưởng trợ cấp Tỷ lệ (%) TE sống cùng người thân 103 101 98,06 101 87 86,14 98 77 78,57 TE sống trong cơ sở BTXH 4 4 100,00 3 3 100,00 4 4 100,00 TE được hộ gia đình nhận nuôi 9 9 100,00 7 7 100,00 5 5 100,00 TE là con nuôi 29 0 0,00 27 0 0,00 26 0 0,00 TE sống tại cơ sở tôn giáo 44 0 0,00 55 0 0,00 41 0 0,00 Tổng số 189 114 60,32 193 97 50,26 174 86 49,43 Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội (2014, 2015a, 2016)

Trẻ em mồ côi thiếu sự chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ nên chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, học tập, vui chơi, giải trí. Trong xu hướng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, tác động của mặt trái cơ chế thị trường thì TEMC càng bị thiệt thòi, hụt hẫng hơn. TEMC dễ bị tổn thương, bi quan, chán nản khi có những biến động. Do sớm va chạm và chịu thua thiệt trong cuộc sống nên các em thường có mặc cảm tự ti với xã hội. Vì vậy trẻ thường có xu hướng “thu mình” trong mối quan hệ hạn hẹp. Cũng có một số TEMC có nghị lực và ý chí vươn lên. Vấn đề quan trọng là các nhà hoạch định, thực thi chính sách phải hiểu rõ tâm lý, hiểu đúng tâm lý, điều chỉnh kịp thời những “tổn thương” về mặt tâm lý, động viên khuyến khích các em vươn lên trở thành người có ích và tránh được những lệch lạc, không được cộng đồng và xã hội chấp nhận.

TEMC gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt trẻ em ở độ tuổi vị thành niên gặp khó khăn hơn trẻ em là thiếu nhi. Ở độ tuổi này các em có tính độc lập, muốn tự khẳng định bản thân mình, biết suy nghĩ và biết cố gắng vượt qua sự thiếu hụt về tình cảm do hoàn cảnh riêng. Việc định hướng cho các em ở độ tuổi này là rất cần thiết, có ảnh hưởng lớn đến lập nghiệp và cuộc sống sau này của các em. Tuy nhiên, việc trợ giúp xã hội thường xuyên hàng tháng cho các em hiện nay vẫn tùy thuộc vào điều kiện hưởng do nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế. Vì thế, không ít trẻ em hiện nay vẫn còn phải nhờ sự trợ giúp của các nhà hảo tâm, các nguồn hỗ trợ từ nguồn vận động.

d. Người nhiễm HIV/AIDS

Hiện nay, người nhiễm HIV đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải, khó khăn đặc biệt là vấn đề nghèo đói và thiếu dinh dưỡng, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử.

Khó khăn về tâm lý, phần lớn đều nhận thức nhiễm HIV trong thời gian ngắn sẽ chết do AIDS hoặc các nhiễm trùng cơ hội khác. Điều này đã dẫn đến nguy cơ kỳ thị, bỏ học, bị bóc lột, bị sao nhãng, bỏ rơi, suy dinh dưỡng. Thiếu thốn tình cảm yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ, người thân vì tâm lý sợ lây bệnh.

Khó khăn về kinh tế, thiếu chỗ ở và giảm dần các điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe do mắc bệnh nên ngày một nghèo đi và chi phí cho sức khỏe ngày càng tăng lên.

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản lớn nhất đối với những người không may bị nhiễm HIV/AIDS. Nhất là đối với trẻ em trong độ tuổi đi học (kể

cả trẻ em sống trong gia đình có người nhiễm HIV/AIDS), các em thường rất khó khăn hòa nhập như những đứa trẻ bình thường khác. Các em bị các bạn cùng lớp xa lánh, bắt nạn, bị phân biệt đối xử bởi giáo viên và phụ huynh của các bạn trong lớp. Bên cạnh đó, những người nuôi dưỡng trẻ cũng mô tả sự khó khăn trong việc nhập học, cũng như duy trì việc theo học cho trẻ ở trường và thái độ không thân thiện của các nhân viên y tế.

Khả năng tiếp cận các dịch vụ sẵn có còn hạn chế: Hệ thống pháp luật nước ta đã quy định rõ làm cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ và hỗ trợ người bị nhiễm HIV/AIDS, kể cả trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ về giáo dục và dạy nghề, chăm sóc y tế, chăm sóc và điều trị HIV miễn phí và các khoản trợ cấp khác. Một khó khăn lớn là bản thân người nhiễm HIV do gặp phải sự kỳ thị và phân biệt đối xử, nên họ luôn tự ti, luôn cố “giấu mình”, không muốn để cho ai biết về tình trạng bệnh của mình kể cả đối với những người thực thi chính sách trợ giúp xã hội. Điều này cho thấy số người nhiễm HIV đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tự nguyện công khai và làm đơn hưởng TGXH vẫn còn ở con số khiêm tốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 92 - 96)