Chính sách bảo trợ xã hội cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 65 - 67)

dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội

Đối tượng BTXH được hộ gia đình, cá nhân tại cộng đồng nhận nuôi dưỡng chăm sóc, đa số không còn người thân thích hoặc có gia đình, có người

thân nhưng không có khả năng nuôi dưỡng và bản thân họ gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý. Điển hình như rối loạn hành vi, e dè, ngại tiếp xúc, hay cáu gắt, tức giận, gây gổ, trầm cảm... Phần đông đối tượng có thể trạng yếu, tỉ lệ mắc bệnh mãn tính cao và mắc một số các dạng tật như khuyết tật vận động, người bị khuyết tật về thần kinh hoặc bị “sang chấn” tâm lý trầm trọng.

Nhận thức của phần đông đối tượng còn nhiều hạn chế cho rằng do bản thân dạng tật của đối tượng và do không có điều kiện cũng như khả năng thiết lập các mối quan hệ xã hội.

Bảng 4.1. Quy định đối tượng bảo trợ xã hội được cá nhân, gia đình nhận nuôi dưỡng tại cộng đồng

TT Đối tượng Hệ số

1

Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc NCT thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở BTXH nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng

1,5

2 Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng

2.1 Nhận nuôi trẻ dưới 18 tháng tuổi 2,5

2.2 Nhận nuôi trẻ từ dưới 18 tháng tuổi đến dưới 4 tuổi 2,5

2.3 Nhận nuôi trẻ từ 4 đến 16 tuổi 1,5

3 Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng mang thai nuôi

con nhỏ

3.1 Đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi 1,5 3.2 Đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi 2,0 3.3 Đang nuôi từ 2 con trở lên dưới 36 tháng tuổi 2,0 4 Hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng (tính

cho mỗi NKT đặc biệt nặng mà gia đình trực tiếp nuôi dưỡng)

4.1 Nuôi 1 người 1,0

4.2 Nuôi 2 người 2,0

4.3 Nuôi 3 người 3,0

4.4 Nuôi 4 người 4,0

5 Đối tượng nhận chăm sóc, nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng 5.1 Nhận nuôi dưỡng, chăm sóc 1 NKT đặc biệt nặng 1,5 5.2 Nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ 2 NKT đặc biệt nặng trở lên 3,0 Nguồn: Chính phủ (2013)

Đối tượng thụ hưởng và mức trợ giúp được cụ thể theo quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 67/207/NĐ-CP, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 đã mở rộng đối tượng thụ hưởng.

+ Hệ số 1,0 quy định: Gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc 01 người khuyết tật đặc biệt nặng.

+ Hệ số 1,5 quy định: Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc người cao tuổi cô đơn tại cộng đồng; Hộ gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng từ 4 đến 16 tuổi; Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi; Gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng 01 NKT đặc biệt nặng.

+ Hệ số 2,0 quy định: NKT nặng, NKT đặc biệt nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi, đang nuôi 2 con trở lên dưới 36 tháng tuổi; Hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc 02 NKT đặc biệt nặng.

+ Hệ số 2,5 quy định: Gia đình nhận nuôi dưỡng TEMC mất nguồn nuôi dưỡng dưới 18 tháng tuổi, từ 18 đến dưới 4 tuổi.

+ Hệ số 3,0 quy định: Hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc 03 NKT đặc biệt nặng; Gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng từ 2 NKT đặc biệt nặng.

+ Hệ số 4,0 quy định: Hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc 04 NKT đặc biệt nặng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)