Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 59 - 62)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Tất cả những ai liên quan đến chính sách bảo trợ xã hội đều phải có trách nhiệm tham gia vào quá trình thực thi chính sách.

Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước là người trực tiếp triển khai thực thi chính sách công thông qua các biện pháp khác nhau.

Sự tham gia của cộng đồng dân cư là rất quan trọng. Chính phủ cũng như các cơ quan nhà nước cần làm cho người dân hiểu được lợi ích mà chính sách bảo trợ xã hội đem lại cho họ. Lợi ích đó bao gồm lợi ích quốc gia, lợi ích của các địa phương, đơn vị, lợi ích của từng cá nhân. Chỉ khi đó các chính sách bảo trợ xã hội mới dễ dàng triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu được thể hiện:

3.2.4.1. Phản ánh về các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

- Các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng đối với đối tượng BTXH.

3.2.4.2. Tình hình tổ chức thực thi chính sách

* Xây dựng kế hoạch.

* Nguồn lực con người và tài chính.

- Nguồn kinh phí triển khai thực hiện chính sách.

- Nhu cầu thực hiện các chế độ và đối tượng thụ hưởng. * Các bước thực hiện chính sách.

- Tuyên truyền phổ biến chính sách. + Cơ quan chịu trách nhiệm lập kế hoạch.

+ Tỷ lệ hộ, đối tượng biết và nhận thức về chính sách. + Tỷ lệ đối tượng BTXH được nhận trợ cấp.

- Phân công, phối hợp thực hiện chính sách

+ Hệ thống tổ chức chỉ đạo và thực hiện chính sách.

+ Đánh giá về phân cấp quản lý và thực thi chính sách của cán bộ. - Duy trì chính sách.

+ Phân công trách nhiệm đến từng cấp, từng ngành.

+ Phương pháp, biện pháp quy trình và cách thức thực hiện chính sách: Xác định đối tượng, Quyết định chính sách, Kiểm tra chính sách, Theo dõi, tổng hợp báo cáo.

- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra thực hiện chính sách.

+ Cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đánh giá thực thi chính sách bảo trợ xã hội.

+ Công tác báo cáo giám sát. - Thực hiện chính sách.

3.2.4.3. Phản ánh kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội a. Tính hiệu lực của chính sách từng bước được bảo đảm

* Đối tượng hưởng chính sách được mở rộng, từng bước bao phủ hết các đối tượng BTXH khó khăn.

* Tăng số người được hưởng chính sách trợ giúp, trợ cấp và giảm tỷ lệ đối tượng thuộc diện hưởng nhưng chưa được hưởng.

- Về trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH tại cộng đồng.

b. Tính hợp lý chính sách được nâng cao, tác động trực tiếp đến đời sống của đối tượng hưởng lợi

- Mức trợ cấp hàng tháng đã được điều chỉnh hợp lý hơn, gắn với mức sống dân cư…

- Điều kiện để hưởng trợ giúp xã hội được mở rộng.

- Mức trợ cấp cụ thể cho các nhóm đối tượng đã được thiết kế theo 6 cung bậc khác nhau được coi là bước tiến quan trọng.

- Hệ số trợ cấp được điều chỉnh mức trợ cấp tạo quyền lợi, lợi ích ưu tiên cho một số nhóm khó khăn nhất.

- Tính công bằng của chính sách được bảo đảm một cách tương đối trong các nhóm đối tượng hưởng lợi.

- Ưu tiên theo mức độ khó khăn, theo độ tuổi, theo từng loại đối tượng.

c. Tác động ảnh hưởng của chính sách đối với đối tượng hưởng lợi

Những đối tượng BTXH được nhà nước trợ cấp cho một khoản tiền hàng tháng để có điều kiện mua lương thực, thực phẩm và các chi tiêu cần thiết khắc phục cho nhu cầu cuộc sống nhằm đảm bảo duy trì cuộc sống cho đối tượng. Ngoài ra, chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng còn thông qua việc hỗ trợ sinh kế cho các đối tượng BTXH còn sức lao động, có nhu cầu học tập, có nhu cầu phát triển kinh tế, tăng thu nhập ổn định cuộc sống đó là chính sách đào tạo dạy nghề, hỗ trợ giáo dục, vay vốn, hỗ trợ cải thiện hoặc làm mới nhà ở, chương trình xóa đói giảm nghèo.

Về cơ bản chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng BTXH bước đầu được cải thiện và nâng cao như về kinh tế, sức khỏe, trình độ, vị thế xã hội…góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 59 - 62)