Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Gia Lâm

3.1.2.1. Dân số và lao động

Tính đến năm 2015 dân số trung bình toàn huyện Gia Lâm là 264.395 người, 62.723 hộ. Qua các năm, quy mô dân số của huyện ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2015 đạt mức 1,26 %. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.126 người/km2, dân số phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Dân số chính trên toàn huyện thành phần dân tộc kinh là chính…Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn với 20 xã vùng nông thôn, chiếm 85,5% tổng dân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 14,5% tổng dân số toàn huyện. Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến tuổi lao động, những người bị dôi dư trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, khu công nghiệp và và làng nghề vẫn chưa có việc làm ổn định (UBND huyện Gia Lâm, 2015b, 2016c).

3.1.2.2. Mức sống và thu nhập

Là một huyện ngoại thành, đa phần người dân trên địa bàn huyện sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Thu nhập của cư dân nông thôn huyện Gia Lâm ngày càng được cải thiện. Kết quả giảm nghèo đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Năm 2015 theo tiêu chuẩn nghèo mới của thành phố Hà Nội, khu vực nông thôn huyện Gia Lâm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,43%. Trên địa bàn huyện đến nay vẫn còn 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao là Trung Mầu, Lệ Chi và Dương Quang (UBND huyện Gia Lâm, 2015a).

3.1.2.3. Hệ thống giao thông

Huyện Gia Lâm có mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều khắp với 3 loại: giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao. Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát

triển kinh tế xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hoá nhanh thì hệ thống giao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục được xây dựng và cải tạo nâng cấp. Tại 20 xã có 911,05 km đường giao thông, trong đó: đã trải nhựa hoặc đổ bê tông 441,08 km (48,42 %), trong đó có 199,92 km còn tốt (45,32 %), 241,17 km xuống cấp (54,68 %); và 469,97 km là đường cấp phối hoặc đường đất (51,58 %) (UBND huyện Gia Lâm, 2016a). Hiện trạng hệ thống giao thông huyện cụ thể như sau:

* Hệ thống đường sắt

Trong địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chính đi qua, rẽ nhánh từ ga Gia Lâm. Tuyến đi các tỉnh phía Bắc qua ga Yên Viên. Tuyến này chạy song song với đường Quốc lộ 1A. Tuyến đường sắt đi Hải Phòng chạy dọc theo Quốc lộ 5. Ngoài hai tuyến đường quốc gia trên trong khu vực còn có các nhánh đường sắt rẽ vào XN sửa chữa toa xe Yên Viên. Đường sắt có hai loại khổ đường rộng 1m và 1435mm, cao độ nền đường sắt đều rất cao so với khu vực xung quanh. Hệ thống đường sắt có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

* Hệ thống đường bộ

- Đường quốc lộ 1A mới (đường vành đai 3) từ Cầu Thanh Trì lên phía Bắc đi Bắc Ninh, đường đang trong giai đoạn hoàn thiện, đường có mặt cắt thiết kế rộng 29,5m và 42m, chiều dài hiện tại trong phạm vi huyện là 5355m. Đường quốc lộ 1A cũ chạy từ Tây Nam lên Đông Bắc từ Cầu Đuống, Yên Viên với chiều dài trong phạm vi huyện là 3895m. Tuyến đường này còn đóng vai trò là đường đô thị, đường có mặt cắt ngang 10 -12m, mặt đường bê tông thấm nhập nhựa. Hiện đang được dự kiến mở rộng với mặt cắt rộng 48m. Đường quốc lộ 5 đi Hải Phòng, chiều dài tuyến đường trong phạm vi huyện là 4582m, mặt cắt đường gồm hai dải xe mỗi chiều rộng 10,5m, dải phân cách trung tâm rộng 0,5m. Hiện tuyến đường Hà Nội - Hưng Yên và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã đưa vào hoạt động (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

Mặc dù trên địa bàn có nhiều tuyến quốc lộ và đường vành đai đi qua, nhưng các tuyến này chưa được xây dựng đồng bộ, thiếu các đường thu gom, cầu vượt dân sinh đấu nối với tuyến đường của địa phương nên thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Hệ thống đường giao thông trong liên huyện, liên xã, liên thôn và trong các khu vực đô thị cũng đang được đầu tư xây dựng và đạt tiêu chí

nông thôn mới. Về cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa bàn trên huyện và bên ngoài, tạo điều kiện cho mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài địa phương cũng như tiếp cận các hoạt động kinh tế - xã hội khác, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong giai đoạn tương lai (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

Đường thủy: Đường thủy trong phạm vi huyện khai thác cả ở sông Hồng và sông Đuống. Sông Hồng có khả năng đáp ứng đi lại cho tàu đến 1000 tấn. Tuy nhiên do điều kiện địa chất thuỷ văn rất khó tổ chức các cảng sông tại bờ Bắc sông Hồng (trên địa bàn huyện). Trên sông Đuống hiện có hai cảng nhỏ là cảng Đông Trù và cảng của nhà máy Diêm, Gỗ Cầu Đuống nằm ngoài phạm vi huyện. Mạng lưới giao thông thuỷ hiện tại chưa được khai thác triệt để (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

3.1.2.4. Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất đã được chú trọng đầu tư xây dựng, đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp thì hệ thống thuỷ lợi cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

3.1.2.5. Hệ thống điện lưới quốc gia

Trên địa bàn huyện có 245 km đường dây 35Kv, 25 đường dây 10Kv và 165 trạm biến áp phụ tải, với tổng lượng điện lưới quốc gia phục vụ cho đời sống dân sinh và phục vụ sản xuất. Song một số xã thuộc tiểu vùng 2, tiểu vùng 3 vào mùa vải nu cầu sử dụng máy bơm để tưới vải rất lớn nên hệ thống điện luôn ở tình trạng quá tải, điện rất yếu (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

3.1.2.6. Hệ thống y tế, giáo dục a. Y tế

Hiện trên địa bàn huyện có 20 trạm Y tế, 16 trạm đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Tổng diện tích khuôn viên các trạm y tế xã là 42203 m2, cần tiếp tục mở rộng thêm 5070 m2. Tổng số phòng chức năng, phòng bệnh là 278 phòng, trong đó có 194 phòng đạt chuẩn, còn 84 phòng chưa đạt chuẩn. Để 100 % trạm y tế đạt chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần đầu tư nâng cấp 4 trạm y tế không đạt chuẩn; xây mới 60 phòng bệnh, phòng chức năng (bao gồm cả xây lại

những phòng hiện không đạt chuẩn); nâng cấp 47 phòng bệnh, phòng chức năng, hệ thống phụ trợ và nâng cấp trang thiết bị cho các trạm y tế xã (Ban chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm, 2015).

b. Giáo dục

Công tác xã hội hóa giáo dục đã được quan tâm đầy đủ, bước đầu đã huy động được toàn xã hội chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục. Đội ngũ giáo viên được quan tâm phát triển và đang dần được chuẩn hóa. Cơ sở vật chất cho dạy và học ngày càng được cải thiện, nhiều loại hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Mạng lưới các trường học trên địa bàn huyện Gia Lâm khá hoàn chỉnh, được phân bổ đều khắp theo các cấp từ huyện đến các địa phương. Chất lượng phòng học được trang bị đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng tốt cho nhu cầu học tập của người dân địa phương. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 21 trường mầm non, tổng diện tích khuôn viên 100049 m2, đã có 4 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 17 trường chưa đạt chuẩn, có 21 trường tiểu học, tổng diện tích khuôn viên 164241 m2, trong đó 19 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, có 20 trường trung học cơ sở, 05 trường trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, có 5 trường trung học phổ thông. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, phòng ở giáo viên cơ bản được kiên cố hóa (Ban chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm, 2015).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Địa bàn chọn nghiên cứu là huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Trên địa bàn huyện, có 22 xã, thị trấn, chọn đối tượng của 03 đơn vị đại diện là xã Đa Tốn (cụm Sông Hồng), xã Kim Sơn (Cụm Nam Đuống) và xã Trung Mầu (cụm Bắc Đuống).

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

a. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

- Các chính sách của Chính phủ, các bộ, ngành về chính sách BTXH. - Số liệu thu thập được công bố của các cơ quan nhà nước, tổ chức cung cấp (báo cáo sản xuất kinh doanh, báo cáo lao động, công trình nghiên cứu, chính sách tham khảo, chuyên khảo có liên quan đến thực thi chính sách bảo trợ xã hội

đối với người nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội, thu thập số liệu qua các nguồn, kênh khác nhau như thư viện, mạng Internet; tổng hợp từ sách báo, tạp chí, tài liệu nghiên cứu đặc biệt là thông tin số liệu từ các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết từ năm 2014 - 2016 của UBND huyện Gia Lâm… từ đó nắm bắt những thông tin khái quát về tình hình nghiên cứu đề tài, tình hình thực thi chính sách bảo trợ xã hội qua đó tìm ra những hướng nghiên cứu mới cho đề tài.

- Thu thập thông tin, số liệu đã công bố: Liệt kê số liệu và thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin.

- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin.

- Tiến hành thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn kết hợp với ghi chép, sao chụp.

- Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Đề tài tập trung điều tra, khảo sát nghiên cứu thực thi chính sách BTXH tại huyện Gia Lâm. Chọn đối tượng đại diện của 03 xã là Đa Tốn, Kim Sơn và Trung Mầu để khảo sát, điều tra việc thực thi chính sách bảo trợ xã hội. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn Phòng LĐTBXH đây là 03 địa bàn thực thi chính sách bảo trợ xã hội tốt, trung bình và hạn chế. Đây cũng là 3 địa bàn lần lượt thuộc 3 cụm của huyện là Bắc Đuống, Nam Đuống và Sông Hồng.

Do đặc thù về số lượng đối tượng BTXH của 3 xã khác nhau nên để đảm bảo tính đại diện, khách quan, tôi chọn 100 đối tượng để đại điện cho các loại đối tượng (06 người cao tuổi cô đơn, 39 NCT từ đủ 80 tuổi trở lên), 13 người đơn thân nuôi con), 35 người khuyết tật, 07 trẻ em mồ côi). Không điều tra người nhiễm HIV không có khả năng lao động thuộc hộ nghèo và hộ gia đình nhận nuôi dưỡng đối tượng BTXH vì cả 3 xã không có trường hợp nào. Chọn điều tra, khảo sát các đối tượng BTXH theo các phiếu điều tra in sẵn với tổng số mẫu làm 100 mẫu (Bảng 3.1).

Phỏng vấn sâu 28 cán bộ thực thi chính sách BTXH. Trong đó: Phỏng vấn sâu 02 cán bộ Phòng LĐTBXH cấp huyện (01 đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác BTXH, 01 đồng chí cán bộ chuyên môn trực tiếp quản lý, theo dõi công tác BTXH), phỏng vấn sâu 7 lãnh đạo đại diện các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện

(Phòng GDĐT, Bảo hiểm xã hội, Mặt trận tổ quốc, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội NCT, Hội NKT), 07/22 lãnh đạo xã là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt TGXH cấp xã (03 lãnh đạo của xã điều tra, 04 lãnh đạo của xã không điều tra), 12/22 cán bộ, công chức LĐTBXH các xã, thị trấn.

Bảng 3.1. Số lượng chọn mẫu điều tra của đề tài

Chỉ tiêu Tổng số trên địa bàn Số lượng điều tra Phương pháp thu thập Số xã, thị trấn

* Số đối tượng bảo trợ xã hội thụ hưởng (Trung Mầu: 24, Kim Sơn: 39, Đa Tốn: 37)

* Các cơ quan thực thi chính sách BTXH. Trong đó:

- Cấp huyện:

(Phỏng vấn sâu: Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn Phòng LĐTBXH, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Bảo hiểm xã hội huyện, Mặt trận tổ quốc; Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Người cao tuổi, Hội NKT);

- Cấp xã:

+ Đồng chí lãnh đạo UBND (là chủ tịch Hội đồng xét duyệt TGXH).

+ Cán bộ công chức trực tiếp thực hiện chính sách BTXH 22 1011 33 11 22 22 22 3 100 28 9 19 7 12 - Điều tra bằng phiếu hỏi Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu

Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội huyện Gia Lâm (2016) Số liệu thu thập từ các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện được thu thập bằng cách điều tra bằng phiếu hỏi. Đối với cơ quan thực thi chính sách bảo trợ xã hội (cấp huyện, xã), tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các đồng chí đại diện các đơn vị thực thi chính sách bảo trợ xã hội để thu thập ý kiến. 3.2.3. Phương pháp xử lý phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê, mô tả

Các số liệu được thu thập, tìm hiểu thực tế sẽ được mô tả, thống kê lại trong quá trình thực hiện, phản ánh thực trạng thực thi chính sách bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó tổng hợp, phân tích vấn đề liên quan để đi đến mục tiêu đã xác định.

- Phân tổ thống kê

Phương pháp này được sử dụng để tính toán và tìm ra sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng BTXH được trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng.

- Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này để mô tả bức tranh tổng quát về kết quả thực thi chính sách BTXH cho các đối tượng BTXH.

- Phương pháp thống kê so sánh

Trong tiến trình thực hiện đề tài sử dụng phương pháp so sánh theo thời gian qua các năm cụ thể từ 2014- 2016. Từ đó nhằm làm rõ sự khác biệt về chính sách BTXH của các nhóm đối tượng.

3.2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu điều tra được xử lý, tính toán trên phần mềm Excel với phương pháp thống kê, mô tả, bình quân, tần suất và phân tích xu hướng. Sau đó trình bày các thông tin thu thập được dưới bảng biểu, sơ đồ, đồ thị để có thể phản ánh nội dung nghiên cứu một cách rõ ràng và dễ hiểu tới người đọc.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Tất cả những ai liên quan đến chính sách bảo trợ xã hội đều phải có trách nhiệm tham gia vào quá trình thực thi chính sách.

Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước là người trực tiếp triển khai thực thi chính sách công thông qua các biện pháp khác nhau.

Sự tham gia của cộng đồng dân cư là rất quan trọng. Chính phủ cũng như các cơ quan nhà nước cần làm cho người dân hiểu được lợi ích mà chính sách bảo trợ xã hội đem lại cho họ. Lợi ích đó bao gồm lợi ích quốc gia, lợi ích của các địa phương, đơn vị, lợi ích của từng cá nhân. Chỉ khi đó các chính sách bảo trợ xã hội mới dễ dàng triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu được thể hiện:

3.2.4.1. Phản ánh về các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53)