Tổng hợp kết quả giải quyết chính sách bảo trợ xã hội năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

Đối tượng HS đề nghị Hồ sơ đủ điều kiện giải quyết Tỷ lệ giải quyết (%) Hồ sơ không/chưa đủ điều kiện Trong đó Cần bổ sung hồ sơ Chưa đến thời điểm hưởng TEMC 14 12 85,71 2 1

Người đơn thân 34 34 100,00 0 0 0

Người nhiễm HIV 2 1 50,00 1 1

NCT 325 288 88,62 37 8 21

NKT 212 195 91,98 17 7

Mai táng phí 215 209 97,21 6 2 Bảo hiểm y tế 319 275 86,21 44 16

Tổng số 1121 1014 90,45 107 35 21

Nhìn chung, hầu hết đối tượng BTXH nhận đủ số tiền trợ cấp và các chính sách khác được thụ hưởng. Nhưng vẫn tồn tại hiện tượng một số đối tượng đến nhận tiền TGXH hàng tháng chậm hơn so với thời gian thông báo của Ban chi trả, còn hiện tượng cho người nhà đi nhận thay do hoàn cảnh đối tượng nhưng lại không có biên bản ủy quyền theo quy định. Đây là một tồn tại khó giải quyết.

Ngoài kiểm tra chính thức từ Phòng LĐTBXH, Phòng Tài chính huyện, công tác kiểm tra cũng được quan tâm thực hiện thông qua các kênh thông tin đại chúng, báo đài... Do làm tốt công tác kiểm tra nên đã góp phần làm giảm bớt số đơn thư của đối tượng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, giảm được áp lực nghiệp vụ cho các địa phương.

Hệ thống giám sát đánh giá chính sách đã được thiết lập và tăng cường, ban đầu xây dựng các chỉ số báo cáo đơn giản, sau đó đã hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu theo các nội dung chính sách, đến nay đã có được hệ thống chỉ tiêu báo cáo thống kê với trên 20 chỉ tiêu chính và khoảng 60 chỉ tiêu có liên quan đến việc tổ chức thực hiện. Do có hệ thống chỉ tiêu báo cáo, từ thành phố đến huyện đã quan tâm hơn đến công tác thống kê đối tượng và thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về thực trạng đối tượng, kết quả thực hiện chính sách BTXH từ cấp xã đến cấp thành phố. Hiện nay, đối tượng BTXH đã được cập nhật và quản lý bằng phần mềm Quản lý đối tượng BTXH tại cộng đồng.

Theo dõi giám sát cũng đã có sự tham gia các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể, tổ chức đại diện của người cao tuổi, người khuyết tật và của chính đối tượng. Các quy định về xác định đối tượng cần có sự tham gia của người dân và của chính đối tượng BTXH. Thực tế, một số trường hợp sai sót trong công tác xét duyệt, quản lý được phát hiện từ chính đối tượng BTXH. Đã tăng cường đào tạo được đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra khảo sát xác định đối tượng.

4.2.2. Kết quả thực thi các chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Gia Lâm Gia Lâm

4.2.2.1. Đặc điểm đối tượng điều tra

Nhóm đối tượng BTXH thường xuyên cộng đồng tập trung chủ yếu những đặc điểm như không có khả năng lao động, không có khả năng tự phục vụ cá nhân, cần có người nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp, khó khăn về kinh tế không còn nguồn thu nhập, sống trong hoàn cảnh thuộc hộ nghèo, không còn người thân thích để nuôi dưỡng…

a. Người cao tuổi

Trong 10 năm tới, vấn đề già hóa dân số sẽ trở thành một thách thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu trợ giúp xã hội đối với NCT, đặc biệt là nhu cầu về trợ giúp sức khỏe, nhà ở, vui chơi giải trí. Số NCT lại tập trung chủ yếu ở tuổi dưới 80 và nhóm tuổi dưới 65 tuổi, chiếm gần 30% tổng số người cao tuổi. (Phòng LĐTBXH huyện Gia Lâm, 2015b). Điều này cho thấy xu hướng bổ sung số người vào dần số cao tuổi hàng năm là rất lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với nhu cầu về trợ giúp BTXH trong những năm tới là vừa phải đảm bảo cung cấp hệ thống dịch vụ xã hội cho tuổi già vừa phải đảm bảo chất lượng chăm sóc kéo dài tuổi thọ.

+ Trình độ văn hóa và chuyên môn đào tạo

Mặc dù đã hết tuổi lao động và hầu như không tham gia hoạt động kinh tế nhưng chuyên môn kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của NCT. Nhất là kiến thức về chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống, nhà ở, môi trường sống, thu nhập tuổi già. Người có trình độ chuyên môn, có lương hưu, trợ cấp BHXH, bảo hiểm y tế sẽ có cuộc sống ổn định hơn, ít cần đến trợ giúp của Nhà nước và xã hội. Ngược lại, nhóm người có trình độ thấp hầu như không có nguồn hỗ trợ nào, sống chủ yếu dựa vào con cháu có nhu cầu trợ giúp lớn.

Người cao tuổi là những người sinh từ thời kỳ trước năm 1956 và trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thời kỳ khó khăn của đất nước, do vậy điều kiện đi học rất hạn chế. Theo báo cáo khảo sát của Phòng LĐTBXH huyện Gia Lâm năm 2015 có tới 15,52% NCT không biết chữ, trên 50% chưa học hết cấp 2 (THCS) và chỉ có 21,75% tốt nghiệp lớp 10 (hệ 10 năm). Số liệu điều tra cũng cho kết quả tương tự, có 17,78% không biết đọc, biết viết, 68,89% có trình độ THCS trở xuống, 13,33% trình độ THPT (Bảng 4.8).

+ Về sức khỏe của NCT

Sức khỏe là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống của NCT. Đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá về nhu cầu trợ giúp xã hội. Trên thực tế cho thấy đa số người cao tuổi hiện nay có sức khỏe kém và mắc nhiều loại bệnh cùng một lúc. Điều này đòi hỏi cần có chính sách và giải pháp về y tế phù hợp. Đối với NCT cô đơn không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng do thiếu điều kiện chăm sóc sức khỏe thì tình trạng bệnh tật còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

74

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)