Một số giải pháp thực thi chính sách bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 131 - 136)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4.2.Một số giải pháp thực thi chính sách bảo trợ xã hội

a. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi phương pháp tiếp cận về trợ giúp xã hội thường xuyên hàng tháng

- Quy định rõ về trách nhiệm các cơ quan, tổ chức phải thực hiện công tác giáo dục, truyền thông về chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng. Cụ thể về trách nhiệm gồm: (1) Tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đều phải có trách nhiệm giáo dục, truyền thông về TGXH; (2)Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác giáo dục, truyền thông về TGXH cho nhân dân trên địa bàn địa phương. (3)Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, giáo dục, truyền thông về TGXH trên đài phát thanh, dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện.

- Về nội dung giáo dục, truyền thông bao gồm: Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng BTXH và trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ chăm sóc và giúp đỡ đối tượng bảo trợ xã hội. Quan điểm chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TGXH.

Các biện pháp, giải pháp hỗ trợ hiệu quả đối với đối tượng. Nêu gương những điển hình tiên tiến vượt khó và những nội dung khác có liên quan. Để thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các tổ chức, cơ quan thông tin đại chúng trong công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và đối tượng BTXH về chính sách, luật pháp liên quan tới quyền, nghĩa vụ của người hưởng lợi.

b. Hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng

- Nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành Luật trợ giúp xã hội trong đó có chính sách trợ giúp thường xuyên (trợ cấp tiền mặt).

Kiện toàn đội ngũ cán bộ mang tính chuyên nghiệp và ổn định làm công tác xã hội ở cấp xã, thị trấn, có như vậy mới có thể thực hiện tốt chính sách BTXH. Về thể chế tài chính cũng cần làm rõ trách nhiệm của từng cấp trung ương, tỉnh và huyện trong việc bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện chính sách BXTH.

- Mở rộng diện bao phủ, mức trợ cấp cho đối tượng BTXH

+ Đối với người cao tuổi: tiếp tục TCXH hàng tháng cho NCT từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu. Mở rộng TCXH đối với NCT từ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp BHXH và tuất thường, NCT có độ tuổi từ 75-79 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo.

+ Đối với NKT: Cần bóc tách riêng NKT là người cao tuổi và NKT là trẻ em và NKT trong độ tuổi lao động. Hiện nay chính sách TGXH đối với NKT chưa phân định cụ thể, rõ ràng.

+ Đối với nhóm trẻ em: Tiếp tục trợ cấp cho trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ em khuyết tật theo quy định tại NĐ 136. Mở rộng trẻ em chỉ có cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tiếp tục trợ cấp cho trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo. Mở rộng trợ cấp cho trẻ em bị nhiễm HIV (bỏ điều kiện thuộc hộ nghèo).

Nâng mức trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng cho tất cả các đối tượng BTXH, bảo đảm tương đồng với các chính sách xã hội khác như ưu đãi người có công, bảo hiểm xã hội...

Chính sách bảo trợ xã hội thường xuyên phải đảm bảo điều kiện để đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên cộng đồng có mức sống bằng mức sống tối thiểu. Yêu cầu đặt ra là phải từng bước nâng cao chất lượng chính sách theo hướng trợ cấp xã hội phải đủ duy trì cuộc sống cho một người ở mức tối thiểu, đồng thời với những người không có khả năng chăm sóc bản thân được chế độ cho người chăm sóc.

c. Nâng cao năng lực cán bộ và tổ chức thực thi chính sách

- Ổn định nguồn cán bộ cấp xã thực hiện nhiệm vụ ngành LĐTBXH, trong đó có việc thực hiện chính sách BTXH.

- Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về tổ chức thực thi chính sách TGXH, phân cấp quản lý đối tượng, cơ chế phân cấp tài chính và tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp và giám sát thực hiện chính sách BXTH. Đánh giá đơn vị nào làm tốt và chưa tốt để có cơ chế thực hiện cho phù hợp.

- Tăng cường cán bộ thực hiện công tác BTXH cấp xã, huyện và nhân viên công tác xã hội giúp đỡ đối tượng. Do đó cần nâng cao cả trình độ chuyên môn và tăng số lượng cán bộ. Tăng nguồn phụ cấp cho cán bộ xã hội.

- Tăng cường đào tạo ngắn hạn cho cán bộ cấp huyện, xã qua các lớp tập huấn theo từng chuyên đề, tập huấn triển khai chính sách, thăm quan mô hình nhằm đáp ứng nâng cao năng lực cán bộ.

d. Minh bạch hóa các thủ tục hành chính cấp cơ sở

- Đổi mới quy trình xác định đối tượng, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân của đối tượng BTXH.

Cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm bớt giấy tờ, rút ngắn thời gian thực hiện. Thủ tục đơn giản, phân cấp triệt để cho địa phương. Thống nhất quy trình xác định, quản lý đối tượng thụ hưởng từ cấp xã theo quy trình nhất định.

Khảo sát xác định đối tượng xã hội theo các tiêu chí mới phù hợp với yêu cầu quản lý và xu thế hội. Việc xác định đối tượng như sau:

Bước 1. Xác định thông tin thu thập, phương pháp, công cụ thu thập thông tin.

Đây là bước đặc biệt quan trọng, việc xây dựng bảng hỏi và các câu hỏi sẽ quyết định chất lượng và mức độ chính xác của các thông tin mô tả đặc trưng đối tượng BTXH.

Bước 2.Thu thập thông tin: Bước này được thực hiện tại hộ gia đình hoặc nơi đối tượng đang sống. Cán bộ địa phương là người chịu trách nhiệm trực tiếp phỏng vấn và thu thập các thông tin của đối tượng. Để tránh bỏ sót đối tượng thì trước khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối tượng, phải sử dụng bảng kiểm các tiêu chí rà soát toàn bộ dân cư trên địa bàn để lập danh sách những người có khả năng là đối tượng BTXH. Sau khi có danh sách thực hiện phỏng vấn xã hội học đối với từng cá nhân và hộ gia đình.

Bước 3.Phân tích xử lý thông tin

được nhập vào máy tính để tổng hợp, phân tích và đưa ra danh sách những cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng BTXH và loại bỏ những cá nhân, hộ gia đình không thuộc diện hưởng các chính sách.

Bước 4.Xác định đối tượng và phân nhóm đối tượng

Trên cơ sở danh sách đối tượng đã được xác định ở bước trên, máy tính phân nhóm đối tượng theo từng loại đối tượng, địa chỉ, giới tính, tuổi và đặc trưng để xác định loại chính sách được hưởng, mức trợ giúp hàng tháng, thời gian thực hiện trợ giúp.

Bước 5.Tổng hợp, lập danh sách và báo cáo

Cùng với danh sách đối tượng BTXH đã được xác định chuyển cho các xã, phường thị trấn, cấp huyện tổng hợp báo cáo về thực trạng đối tượng BTXH trên địa bàn và tình hình thực hiện chính sách để báo cáo thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 4.5. Quy trình xác định đối tượng

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017) Phân nhóm đối tượng

Xác định đối tượng Xác định thông tin, phương pháp, công cụ Thu thập thông tin Phân tích xử lý thông tin Tổng hợp báo cáo Phỏng vấn cá nhân, hộ gia đình Phần mềm quản lý đối tượng Thông tin thứ cấp

Cơ sở dữ liệu ban đầu Phần mềm quản lý đối tượng Phần mềm quản lý đối tượng Phân tích cơ sở dữ liệu

Lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu

e. Tăng cường công tác thanh kiểm tra rà soát đối tượng BTXH, đặc biệt phát hiện những đối tượng bị trùng lặp chính sách hoặc đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được xét duyệt

Việc giám sát đánh giá thực hiện chính sách TGXH thường xuyên là một nội dung quan trọng trong quá trình đổi mới chính sách và cơ chế TGXH.

- Thiết lập hệ thống chỉ số, thông tin báo cáo hợp lý ở từng cấp và có phương pháp thu thập thông tin khoa học để bảo đảm có thể thu thập đầy đủ thông tin báo cáo một cách trung thực nhất.

- Đổi mới về thủ tục thực hiện, theo dõi giám sát, xác định đối tượng. Thủ tục đơn giản, phân cấp triệt để cho địa phương. Thống nhất quy trình xác định đối tượng thụ hưởng từ cấp xã theo quy trình nhất định. Xã là đơn vị hành chính xác định đối tượng thụ hưởng, cấp huyện, cấp tỉnh cơ quan giám sát huy động nguồn lực thực hiện. Quá trình xác định đối tượng cần phải bảo đảm được tính đồng thuận của cộng đồng. Từng bước hoàn thiện quy trình quản lý đối tượng theo hồ sơ, danh sách thông qua hệ thống phần mềm quản lý, hạn chế quản lý thủ công như hiện nay. Do vậy cần đòi hỏi tăng cường cán bộ cho cấp cơ sở, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng và đặc biệt là từng bước đầu tư trang thiết bị máy tính cho cấp huyện, xã.

- Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện, nhất là việc xác định đối tượng hưởng trợ cấp, bảo đảm tính công khai minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện; cần thông báo công khai những người được hưởng trợ cấp, cũng như những người không đủ điều kiện hưởng chính sách trợ giúp để tạo đồng thuận cao trong nhân dân.

- Duy trì chế độ thông tin báo cáo trung thực và đầy đủ. Cần thiết lập chế độ thông tin báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm giữa cấp xã/phường với cấp huyện/quận.

- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng xã hội và chi trả trợ cấp, BTXH, nâng cao hiệu quả quản lý và hạn chế sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp, BTXH.

f. Đẩy mạnh xã hội hóa về bảo trợ xã hội để đa dạng hóa nguồn vốn nhằm triển khai thực hiện Chương trình. Tích cực và chủ động khai thác các nguồn lực xã hội, nguồn lực quốc tế; xây dựng cơ chế khuyến khích và huy động các tổ chức, doanh nghiệp tham gia chăm sóc các đối tượng yếu thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 131 - 136)