Một số nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 49)

Nghiên cứu “Người già cô đơn và những vấn đề đặt ra trong chính sách xã hội” của Mạc Tuấn Linh: trong hệ thống an sinh của bất cứ quốc gia nào, an sinh người cao tuổi giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Trong nghiên cứu này đề cập đến một bộ phận người cao tuổi đó là người cao tuổi cô đơn. Người già cô đơn khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt nhưng đối với họ thiếu thốn hơn cả là đời sống tinh thần quá nghèo nàn. Sự trợ giúp của xã hội chỉ góp một phần nhỏ giúp đỡ họ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Đời sống tinh thần cũng như tình cảm thiếu thốn ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi hiện nay.

Nghiên cứu “Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu, chính sách phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam” của Cục Bảo trợ xã hội. Đây là một đề tài lớn, khái quát toàn bộ hệ thống hoạt động và chính sách

đối với các cơ sở trợ giúp xã hội trên cả nước. Nghiên cứu đã phân tích những kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo trợ xã hội tại Việt Nam hiện nay và đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp đối tượng trong các cơ sở tập trung hiện nay.

Nghiên cứu “Đẩy mạnh hoạt động bảo trợ xã hội của tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Trịnh Quang Nghĩa. Nghiên cứu đã nêu được thực trạng của công tác bảo trợ xã hội của tỉnh Quảng Ngãi với hệ thống bảo trợ ngày càng hoàn thiện, đối tượng thụ hưởng từng bước được mở rộng, chủ thể tham gia hoạt động bảo trợ xã hội tăng. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ rõ những tồn tại và hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động bảo trợ xã hội. Tác giả đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động bảo trợ xã hội trong thời gian tới.

2.2.4. Bài học kinh nghiệm đối với thực chi chính sách bảo trợ xã hội tại huyện Gia Lâm

Cần xác định rõ quan điểm, định hướng phát triển hệ thống an sinh xã hội nói chung và BTXH nói riêng. Kinh nghiệm của các nước cho thấy các quốc gia đều xây dựng chính sách trên cơ sở quan điểm định hướng. Quan điểm phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào điều kiện và đặc điểm của từng nước. Đối với những nước có kinh tế phát triển tiếp cận theo hướng phổ cập chính sách. Nhưng ngay cả quan điểm phổ cập cũng có bước đi và cách vận dụng khác nhau (Nhật Bản ưu tiên mạnh cho phát triển dịch vụ phúc lợi xã hội, bảo đảm điều kiện tiếp cận và tham gia bình đẳng vào xã hội; Trung Quốc đi theo hướng phổ cập chính sách theo khu vực. Các nước đang phát triển tiếp cận theo hướng dung hòa giữa phổ cập và mục tiêu. Ưu tiên chính sách cho một số nhóm khó khăn. Nhưng thực hiện phổ cập chính sách đối với các nhóm ưu tiên này).

Xây dựng hệ thống chính sách theo các cấp độ và chức năng của chính sách. Việc xây dựng, hoàn thiện chính sách và tổ chức thực thi cần tuân thủ các nguyên tắc như: Kết hợp giữa bảo đảm công bằng xã hội và hiệu quả thị trường; Tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng thực hiện cung cấp dịch vụ xã hội của thị trường; Xây dựng chính sách theo các khu vực (khu vực thành thị, khu vực nông thôn, khu vực đồng bằng, khu vực miền núi…).

Xác định rõ vai trò của Nhà nước và vai trò của tư nhân, tách bạch giữa thương mại và không thương mại. Nhà nước chỉ cung cấp các dịch vụ mà thị trường không cung cấp.

Thay đổi cách tiếp cận trong việc xác định đối tượng từ cách làm rời rạc, có tính nhất thời cho những đối tượng phát sinh trong một hoàn cảnh cụ thể như hiện nay sang tiếp cận vòng đời với việc xác định những yếu tố rủi ro, dễ tổn thương có tính đặc trưng cho từng nhóm tuổi.

Thay đổi quan niệm từ “từ thiện” sang “hỗ trợ”, trách nhiệm thì mới đảm bảo hiệu quả của trợ giúp xã hội cũng như tính bền vững của hệ thống.

Cần xây dựng hệ thống pháp luật về chính sách BTXH. Ở nước ta hầu như các chính sách mới được quy định ở các văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương dẫn đến tính hiệu lực của chính sách chưa cao. Do phân tán văn bản đã dẫn đến một số quy định chưa thống nhất, còn có sự chồng chéo nội dung, đối tượng. Vận dụng kinh nghiệm các nước, về lâu dài Việt Nam cần thiết phải hình thành Luật chính sách BTXH.

Từ kinh nghiệm của những mô hình trong nước trên, có thể rút ra bài học đối với huyện Gia Lâm như sau:

Cần đề xuất kiến nghị với cấp Trung ương, thành phố nâng mức trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ mai táng phí, tính lệ phí chi trả theo phần trăm tổng số tiền trợ cấp. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về chính sách BTXH đặc biệt là việc xác định mức độ khuyết tật cho đối tượng NKT.

Bố trí đủ số lượng biên chế theo đầu công việc để đảm bảo khối lượng công việc; bố trí khu hành chính công tập trung để thuận lợi trong cơ chế liên thông một cửa.

Tổ chức tuyên truyền, triển khai sâu rộng từ các cơ quan tổ chức thực thi đến đối tượng BTXH và toàn thể nhân dân nhằm phát huy những nguồn lực tiềm tàng trong xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm thu hút rộng rãi các nguồn lực.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc của Huyện là quận Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai; phía Đông Bắc và Đông giáp với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo a. Địa hình

Huyện Gia Lâm thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Tuy vậy, địa hình của huyện khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội của huyện (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

b. Khí hậu

Huyện Gia Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh keo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,40C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400-1600mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất là 1.150 giờ, cao nhất là 1.970 giờ. Tổng bức xạ cao, trung bình khoảng 4.272Kcal/m2 /tháng. Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông nam và gió mùa Đông bắc. Gió mùa Đông nam bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào. Gió mùa Đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường gây ra lạnh

và khô. Rét đậm trong tháng 12 và tháng 1, thường gây ra những thiệt hại cho sản xuất (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm

3.1.2.1. Dân số và lao động

Tính đến năm 2015 dân số trung bình toàn huyện Gia Lâm là 264.395 người, 62.723 hộ. Qua các năm, quy mô dân số của huyện ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2015 đạt mức 1,26 %. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.126 người/km2, dân số phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Dân số chính trên toàn huyện thành phần dân tộc kinh là chính…Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn với 20 xã vùng nông thôn, chiếm 85,5% tổng dân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 14,5% tổng dân số toàn huyện. Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến tuổi lao động, những người bị dôi dư trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, khu công nghiệp và và làng nghề vẫn chưa có việc làm ổn định (UBND huyện Gia Lâm, 2015b, 2016c).

3.1.2.2. Mức sống và thu nhập

Là một huyện ngoại thành, đa phần người dân trên địa bàn huyện sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Thu nhập của cư dân nông thôn huyện Gia Lâm ngày càng được cải thiện. Kết quả giảm nghèo đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Năm 2015 theo tiêu chuẩn nghèo mới của thành phố Hà Nội, khu vực nông thôn huyện Gia Lâm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,43%. Trên địa bàn huyện đến nay vẫn còn 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao là Trung Mầu, Lệ Chi và Dương Quang (UBND huyện Gia Lâm, 2015a).

3.1.2.3. Hệ thống giao thông

Huyện Gia Lâm có mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều khắp với 3 loại: giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao. Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát

triển kinh tế xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hoá nhanh thì hệ thống giao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục được xây dựng và cải tạo nâng cấp. Tại 20 xã có 911,05 km đường giao thông, trong đó: đã trải nhựa hoặc đổ bê tông 441,08 km (48,42 %), trong đó có 199,92 km còn tốt (45,32 %), 241,17 km xuống cấp (54,68 %); và 469,97 km là đường cấp phối hoặc đường đất (51,58 %) (UBND huyện Gia Lâm, 2016a). Hiện trạng hệ thống giao thông huyện cụ thể như sau:

* Hệ thống đường sắt

Trong địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chính đi qua, rẽ nhánh từ ga Gia Lâm. Tuyến đi các tỉnh phía Bắc qua ga Yên Viên. Tuyến này chạy song song với đường Quốc lộ 1A. Tuyến đường sắt đi Hải Phòng chạy dọc theo Quốc lộ 5. Ngoài hai tuyến đường quốc gia trên trong khu vực còn có các nhánh đường sắt rẽ vào XN sửa chữa toa xe Yên Viên. Đường sắt có hai loại khổ đường rộng 1m và 1435mm, cao độ nền đường sắt đều rất cao so với khu vực xung quanh. Hệ thống đường sắt có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

* Hệ thống đường bộ

- Đường quốc lộ 1A mới (đường vành đai 3) từ Cầu Thanh Trì lên phía Bắc đi Bắc Ninh, đường đang trong giai đoạn hoàn thiện, đường có mặt cắt thiết kế rộng 29,5m và 42m, chiều dài hiện tại trong phạm vi huyện là 5355m. Đường quốc lộ 1A cũ chạy từ Tây Nam lên Đông Bắc từ Cầu Đuống, Yên Viên với chiều dài trong phạm vi huyện là 3895m. Tuyến đường này còn đóng vai trò là đường đô thị, đường có mặt cắt ngang 10 -12m, mặt đường bê tông thấm nhập nhựa. Hiện đang được dự kiến mở rộng với mặt cắt rộng 48m. Đường quốc lộ 5 đi Hải Phòng, chiều dài tuyến đường trong phạm vi huyện là 4582m, mặt cắt đường gồm hai dải xe mỗi chiều rộng 10,5m, dải phân cách trung tâm rộng 0,5m. Hiện tuyến đường Hà Nội - Hưng Yên và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã đưa vào hoạt động (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

Mặc dù trên địa bàn có nhiều tuyến quốc lộ và đường vành đai đi qua, nhưng các tuyến này chưa được xây dựng đồng bộ, thiếu các đường thu gom, cầu vượt dân sinh đấu nối với tuyến đường của địa phương nên thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Hệ thống đường giao thông trong liên huyện, liên xã, liên thôn và trong các khu vực đô thị cũng đang được đầu tư xây dựng và đạt tiêu chí

nông thôn mới. Về cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa bàn trên huyện và bên ngoài, tạo điều kiện cho mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài địa phương cũng như tiếp cận các hoạt động kinh tế - xã hội khác, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong giai đoạn tương lai (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

Đường thủy: Đường thủy trong phạm vi huyện khai thác cả ở sông Hồng và sông Đuống. Sông Hồng có khả năng đáp ứng đi lại cho tàu đến 1000 tấn. Tuy nhiên do điều kiện địa chất thuỷ văn rất khó tổ chức các cảng sông tại bờ Bắc sông Hồng (trên địa bàn huyện). Trên sông Đuống hiện có hai cảng nhỏ là cảng Đông Trù và cảng của nhà máy Diêm, Gỗ Cầu Đuống nằm ngoài phạm vi huyện. Mạng lưới giao thông thuỷ hiện tại chưa được khai thác triệt để (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

3.1.2.4. Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất đã được chú trọng đầu tư xây dựng, đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp thì hệ thống thuỷ lợi cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

3.1.2.5. Hệ thống điện lưới quốc gia

Trên địa bàn huyện có 245 km đường dây 35Kv, 25 đường dây 10Kv và 165 trạm biến áp phụ tải, với tổng lượng điện lưới quốc gia phục vụ cho đời sống dân sinh và phục vụ sản xuất. Song một số xã thuộc tiểu vùng 2, tiểu vùng 3 vào mùa vải nu cầu sử dụng máy bơm để tưới vải rất lớn nên hệ thống điện luôn ở tình trạng quá tải, điện rất yếu (UBND huyện Gia Lâm, 2016a).

3.1.2.6. Hệ thống y tế, giáo dục a. Y tế

Hiện trên địa bàn huyện có 20 trạm Y tế, 16 trạm đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Tổng diện tích khuôn viên các trạm y tế xã là 42203 m2, cần tiếp tục mở rộng thêm 5070 m2. Tổng số phòng chức năng, phòng bệnh là 278 phòng, trong đó có 194 phòng đạt chuẩn, còn 84 phòng chưa đạt chuẩn. Để 100 % trạm y tế đạt chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần đầu tư nâng cấp 4 trạm y tế không đạt chuẩn; xây mới 60 phòng bệnh, phòng chức năng (bao gồm cả xây lại

những phòng hiện không đạt chuẩn); nâng cấp 47 phòng bệnh, phòng chức năng, hệ thống phụ trợ và nâng cấp trang thiết bị cho các trạm y tế xã (Ban chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm, 2015).

b. Giáo dục

Công tác xã hội hóa giáo dục đã được quan tâm đầy đủ, bước đầu đã huy động được toàn xã hội chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục. Đội ngũ giáo viên được quan tâm phát triển và đang dần được chuẩn hóa. Cơ sở vật chất cho dạy và học ngày càng được cải thiện, nhiều loại hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Mạng lưới các trường học trên địa bàn huyện Gia Lâm khá hoàn chỉnh, được phân bổ đều khắp theo các cấp từ huyện đến các địa phương. Chất lượng phòng học được trang bị đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng tốt cho nhu cầu học tập của người dân địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 49)