Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội

Sự công bằng của chính sách: Đây là sự thuận lợi về điều kiện hưởng lợi của đối tượng, sự bình đẳng về chế độ giữa các nhóm đối tượng và sự phù hợp của chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng với hệ thống chính sách xã hội và tính phù hợp được đánh giá bằng chỉ tiêu như mức độ thiếu hụt của chính sách so với mức sống tối thiểu dân cư; mức độ tương quan với các chính sách khác (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2016b).

Tính hợp lý của chính sách còn thể hiện thông qua việc xác định và xét duyệt đúng đối tượng, quy trình thực hiện có đúng không; có hợp lý không, có đảm bảo yêu cầu không (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2016b).

2.1.4.3. Tác động ảnh hưởng của chính sách đến đối tượng BTXH

Xem xét nội dung này cần nghiên cứu tỷ lệ đối tượng thay đổi cuộc sống sau khi được hưởng các chính sách TGXH. Tỷ lệ sự thay đổi này càng cao thì chính sách càng có hiệu quả. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2016b), đó là các chỉ tiêu: (1) Khả năng về kinh tế; (2) Sức khỏe, tinh thần được cải thiện; (3) Trình độ được nâng cao; (4) Tình trạng thoát nghèo hoặc không rơi vào nghèo dẫn đến giảm tỷ lệ hộ nghèo hang năm; (5) Trợ giúp xã hội ngày càng được hoàn thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tượng khó khăn với mức trợ cấp được điều chỉnh tăng dần, đã tác động trực tiếp, tích cực đến đời sống của người hưởng lợi, giúp họ ổn định cuộc sống, góp phần cải thiện và hòa nhập tốt hơn. Trợ cấp xã hội hàng tháng đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đối tượng BTXH có tiền mua lương thực, thực phẩm, có điều kiện đảm bảo chế độ dinh dưỡng, người nghèo có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Từ đó sức khỏe, tinh thần được cải thiện đáng kể. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện để đi học, trình độ học vấn được nâng lên.

2.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội xã hội

Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách BTXH là cần thiết nhằm tìm ra nguyên nhân, bài học cho thành công, thất bại của chính sách, để từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện phù hợp. Từ thực tiễn chính sách BTXH có những nhân tố ảnh hưởng chính sách sau:

2.1.5.1. Các yếu tố từ đối tượng hưởng lợi

Quy mô, phân bố đối tượng: Đây là một trong những nhân tố quyết định đến quan điểm tiếp cận chính sách theo hướng mục tiêu hay phổ cập. Nếu quy mô đối tượng ít thì có thể lựa chọn hướng nâng cao chất lượng chính sách, nếu quy mô đối tượng đông, nguồn lực có hạn thì lựa chọn hướng phổ cập chính sách. Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và hiệu lực, tính công bằng của chính sách (Nguyễn Ngọc Toản, 2010).

Nhu cầu trợ giúp của các đối tượng: Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chính sách. Chính sách có hiệu quả cao phải là chính sách hướng đến nhu cầu cá nhân cho đối tượng hưởng lợi. Tức là đối tượng có nhu cầu gì, thì ưu tiên hỗ trợ nhu cầu đó. Chính vì vậy mà trong quá trình nghiên cứu xây dựng chính sách cần đánh giá về nhu cầu và mong muốn của đối tượng hưởng lợi (Nguyễn Ngọc Toản, 2010).

Năng lực cá nhân của đối tượng thụ hưởng: Đó là khả năng tự bảo đảm các nhu cầu cá nhân của mình và khả năng tiếp cận chính sách của Nhà nước. Mặc dù nhân tố này nằm ngoài quá trình hoạch định, xây dựng chính sách, nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực thi chính sách (Nguyễn Ngọc Toản, 2010).

2.1.5.2. Các yếu tố từ cơ chế, công cụ chính sách

Hệ thống văn bản pháp luật: Mức độ thể chế hóa chính sách dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật, sự phù hợp, tương đồng của các văn bản với hệ thống luật pháp và yêu cầu của thực tiễn. Thể chế hóa phải bảo đảm quy định cả về đối tượng, chính sách, nguyên tắc, công cụ, điều kiện tổ chức thực thi như: Ngân sách, cán bộ, kỹ thuật nghiệp vụ. Nếu thể chế hóa thiếu một trong các nội dung thì sẽ dẫn đến chính sách ban hành khó có thể thực hiện hiệu quả được (Lê Quốc Lý, 2014).

Năng lực hoạch định chính sách và tổ chức thực thi chính sách: Năng lực này thể hiện bằng việc ban hành các văn bản có phù hợp không, có khả thi thực hiện không, có đúng với quy định không và có đảm bảo tính khách quan, thực tiễn không. Năng lực đánh giá bằng cả hệ thống tổ chức bộ máy, chuyên môn của cán bộ thực thi chính sách từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở (Lê Quốc Lý, 2014).

Nghiên cứu đánh giá về năng lực tổ chức chức thực hiện của cán bộ thực thi chính sách là nghiên cứu về năng lực quản lý chương trình trợ giúp, năng lực

quản lý tài chính, năng lực giám sát - đánh giá, năng lực ứng phó khi có sự thay đổi trong thực thi chính sách (Lê Quốc Lý, 2014).

Hệ thống các công cụ chính sách: Khi xem xét hệ thống chính sách cần đánh giá công cụ chính sách vì đây là yếu tố rất quan trọng. Nếu thiếu một trong các công cụ thì chính sách không thể đi vào cuộc sống được (Lê Quốc Lý, 2014).

2.1.5.3. Các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán

Ngoài các yếu tố thuộc về đối tượng hưởng lợi, cơ chế chính sách, công cụ chính sách thì nhân tố thuộc về chính trị, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán cũng là những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của chính sách. Hệ thống chính trị và lịch sử sẽ quyết định quan điểm và định hướng phát triển chính sách. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán quyết định đến các giải pháp, biện pháp và các công cụ phù hợp để đưa chính sách vào cuộc sống. Điều kiện kinh tế quyết định đến tính khả thi của chính sách, kết quả của chính sách. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền có phong tục, tập quán khác nhau. Do vậy, cách tiếp cận, thực thi chính sách với mỗi nhóm đối tượng đó cũng cần có các phương thức khác nhau cho phù hợp (Lê Quốc Lý, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)