Thực tiễn thực thi chính sách bảo trợ xã hội tại một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Thực tiễn thực thi chính sách bảo trợ xã hội tại một số nước trên thế giới

thế giới

* Mô hình an sinh xã hội của Thụy Điển xuất hiện từ những năm 1930 theo mô hình “xã hội dân chủ”. An sinh xã hội Thụy Điển chủ yếu dựa vào thuế và sự đóng góp, đây là mô hình an sinh xã hội “thân thiện với việc làm”, có nghĩa là đảm bảo việc làm cho tất cả mọi người. Vào năm 1999, Chính phủ Thụy Điển đã thực hiện các chiến lược hiện đại hoá an sinh xã hội với 4 mục tiêu cơ bản, trong đó có mục tiêu quan trọng là: “Tạo việc làm để nâng cao thu nhập, sau đó việc làm sẽ mang lại thu nhập”. Từ năm 1601, đạo luật cứu tế người nghèo của Vương quốc Anh ra đời, đạo luật này quy định việc sử dụng tiền thu thuế của các địa phương để cung cấp cho các dịch vụ chăm sóc ốm đau, những người nghèo khổ bần cùng, những người không nhà cửa. Trong thập kỷ 20, đạo luật bảo hiểm sức khỏe quốc gia ra đời 1911 và tiếp đến là đạo luật bảo hiểm xã hội quốc gia nhằm tái thiết lại hệ thống dịch vụ xã hội sau chiến tranh thế giới thứ II. Thụy Điển và Anh đều có hệ thống an sinh xã hội phát triển, phạm vi rộng và ngân sách lớn, phổ cập đối với tất cả mọi người dân.Tất cả người dân đều được hưởng

những quyền lợi xã hội như nhau. Thuỵ điển và Anh đều dành ½ ngân sách chi tiêu cho an sinh xã hội, trong khi đó một số nước thu nhập trung bình đầu tư cho hệ thống này khoảng 14% GDP. An sinh xã hội/trợ giúp xã hội được thiết kế theo vòng đời, cho toàn dân, bao gồm tất cả các đối tượng, không loại trừ người giàu (phổ quát). Mọi người dân đều được nhận trợ cấp phổ quát. Đây là khoản trợ cấp tiền mặt ở tầng trợ cấp đầu tiên bảo đảm mục tiêu bình đẳng và công bằng với mọi công dân. Mức trợ cấp cơ bản này không lớn để người dân (bao gồm cả người bị khuyết tật) có ý thức, có động lực tham gia lao động, đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội để có lương hưu tốt khi đến tuổi nghỉ hưu, chứ không chỉ trông chờ vào trợ cấp xã hội để sống. Đồng thời với sự tham gia lao động sẽ giúp cho mọi người có thu nhập, không bị rơi vào đối tượng của trợ giúp hiện tại và có đóng góp phát triển kinh tế chung của đất nước. Tuy vậy, trợ giúp, chăm sóc xã hội không cào bằng, mà phụ thuộc vào nhu cầu của đối tượng. Đối với từng nhóm đối tượng có hoàn cảnh khác nhau sẽ có các loại, phân tầng trợ giúp bổ sung khác nhau để bảo đảm công bằng (Bùi Sỹ Lợi, 2010).

* Kinh nghiệm của Brazil: Trợ cấp tiền mặt cho trẻ em thuộc các hộ gia đình thu nhập thấp dưới 30$ một tháng mức trợ cấp 7,5$ một trẻ em, tối đa không quá 3 trẻ em, với điều kiện bảo đảm cho trẻ em đến trường và hộ gia đình tham gia khám chữa bệnh - mức trợ cấp này từ năm 2003. Trợ cấp tiền mặt phổ cập cho người cao tuổi trên 65 tuổi (lương hưu xã hội - tương đương với mức lương hưu tối thiểu là 130$ một tháng) và trợ cấp tiền mặt cho người khuyết tật không phải là người cao tuổi có thu nhập dưới 1/4 lương hưu tối thiểu với mức tương đương lương hưu tối thiểu 130$/tháng (Nguyễn Thi ̣Lan Hương, 2012).

* Kinh nghiệm của Nam Phi: Trợ cấp cho trẻ em, người cao tuổi là nam từ 65 trở lên và nữ từ 60 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng không có thu nhập, thu nhập thấp thông qua kiểm tra thu nhập với mức trợ cấp là 30$ một tháng cho trẻ em, 90 $ cho con nuôi; 130$ cho người cao tuổi, người khuyết tật nặng, các đối tượng cần sự quan tâm đặc biệt khác với mức 130$ một người một tháng (Bùi Sỹ Lợi, 2010).

* Kinh nghiệm của Nhật Bản: Nhật Bản là một trong những nước có điều kiện kinh tế phát triển và là một quốc gia có hệ thống trợ giúp xã hội tương đối tốt. Đối tượng hưởng lợi chính sách là những cá nhân gặp hoàn cảnh khó khăn, trong đó có NCT, NKT và trẻ em. TGXH được nhìn nhận là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội Nhật Bản. Chính

sách trợ giúp xã hội ở Nhật Bản bao gồm chính sách bảo đảm thu nhập, chăm sóc y tế, chăm sóc giáo dục, hỗ trợ tạo việc làm và bảo đảm các điều kiện tiếp cận. Các chính sách TGXH được quy định trong luật phúc lợi xã hội, luật chuyên ngành. Tuy nhiên, để cân đối nguồn lực quốc gia trong dài hạn cũng như ngắn hạn thì TGXH được cụ thể thành các chương trình, kế hoạch phúc lợi xã hội (Bùi Sỹ Lợi, 2010).

* Kinh nghiệm ở Malaysia: Malaysia là một quốc gia có nền kinh tế tương đối phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, mức sống giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm dân cư còn nhiều khác biệt, đặc biệt là nhóm đối tượng xã hội hoàn cảnh khó khăn, người nghèo có thu nhập thấp rất cần sự trợ giúp của Nhà nước. Hệ thống TGXH của malaysia tương đối phát triển và đa dạng. Chính phủ thực hiện các chính sách TGXH thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau, trợ cấp xã hội, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ y tế, phục hồi chức năng lao động, hỗ trợ về văn hóa, hỗ trợ tham gia các hoạt động xã hội công đồng. Tong đó, trợ cấp xã hội là một trong những nội dung chính sách quan trọng. Đối tượng hưởng lợi của chính sách là NCT khó khăn, NKT, người có thu nhập thấp, không có việc làm. Mức độ bao phủ của chính sách chiếm khoảng trên 10% dân số (Nguyễn Thi ̣Lan Hương, 2012).

* Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trung Quốc thực hiện cải cách ASXH vào cuối những năm thế kỷ 20. Mục tiêu đến đầu thể kỷ 21 cơ bản xây dựng xong hệ thống ASXH liên quan và bền vững tài chính, đa dạng nguồn lực. BTXH là trụ cột quan trọng của ASXH và bao gồm chính sách bảo hộ đối với người thu nhập thấp ở thành thị, chính sách phúc lợi xã hội đối với NCT không có thu nhập, NKT, TEMC, người vô gia cư sống lang thang đường phố. Quá trình xây dựng chính sách phải đảm bảo nguyên tắc tương ứng với trình độ phát triển kinh tế. Theo nguyên tắc này mức trợ giúp xã hội cho đối tượng phải ngang bằng với mức sống tối thiểu dân cư. Đồng thời mức sống dân cư cũng có thể là một trong những tiêu chí để xác định đối tượng hưởng lợi (Nguyễn Thanh Minh, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)