Cơ cấu thu nhập của người cao tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 91 - 93)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

b. Người khuyết tật

Do chưa có sự thống nhất về các tiêu chí để đánh giá NKT, nên việc điều tra gặp những khó khăn nhất định. Nghiên cứu lấy số liệu điều tra của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm (2015c) (tổng hợp kết quả rà soát NKT để thực hiện chế độ đối với NKT theo NĐ 28/NĐ-CP) để làm cơ sở phân tích, tính toán NKT trên địa bàn. Số người khuyết tật được chia theo nhóm dạng tật. Khuyết tật vận động 40,27%; tâm thần 21,33%; Trí tuệ 14,66%; Khuyết tật nhìn 9,89%…. Có nhiều nguyên nhân gây ra khuyết tật khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu do bệnh tật và do hậu quả của chiến tranh, tai nạn giao thông…Các nguyên nhân này phản ánh sự chăm sóc ban đầu và dịch vụ y tế còn hạn chế trong việc kiểm soát bệnh tật dẫn đến tỷ lệ khuyết tật cao. Sự phân bố cũng không đồng đều giữa các địa phương phản ánh do mật độ dân số không đồng đều, do điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí, bẩm sinh, ốm đau, mức độ can thiệp của y học khác nhau. Theo số liệu điều tra (Bảng 4.11) số đối tượng bị khuyết tật cũng ở các dạng tương tự với báo cáo rà soát người khuyết tật của Phòng LĐTBXH huyện, trong đó nhóm khuyết tật vận động chiếm đa số 37,14%.

Bảng 4.11. Cơ cấu theo độ tuổi và dạng tật của người khuyết tật Chỉ tiêu Chỉ tiêu Tổng số người Tỷ lệ (%)

Chia theo độ tuổi Dưới 16 tuổi Tỷ lệ (%) Từ 16- đến 60 tuổi Tỷ lệ (%) Trên 60 tuổi Tỷ lệ (%) Tổng số 35 100 4 11,43 21 60,00 10 28,57 - Vận động 13 37,14 1 7,69 7 53,85 5 38,46 - Tâm thần 4 11,43 0 0,00 3 75,00 1 25,00 - Trí tuệ 3 8,57 1 33,33 2 66,67 0 0,00 - Nhìn 7 20,00 0 0,00 5 71,43 2 28,57 - Nghe nói 6 17,14 2 33,33 3 50,00 1 16,67 - Khác 2 5,71 0 0,00 1 50,00 1 50,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Theo khảo sát (Bảng 4.11), tỷ lệ khuyết tật ở từng độ tuổi cũng khác nhau. Dưới 16 tuổi chiếm 11,43%; Số NKT từ 16-60 tuổi chiếm 60,0%; NKT trên 60 tuổi chiếm 28,57%.

* Trình độ văn hóa của NKT: Trình độ văn hóa của NKT thấp, có tới 40,0% NKT không biết chữ; 25,71% tốt nghiệp tiểu học. Số có trình độ trung học cơ sở chỉ chiếm 14,29%, Trình độ Trung học phổ thông chiếm 8,57% (Bảng 4.8).

Trình độ văn hóa của NKT không có xu hướng cải thiện trong tương lai nếu như không có các biện pháp hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và cộng đồng xã hội.

* Trình độ chuyên môn kỹ thuật và việc làm

Theo kết quả điều tra, có 85,71% NKT chưa qua bất cứ hình thức đào tạo nghề nào. Trong những người qua đào tạo có 8,57% sơ cấp, trung cấp; 2,86% trình độ cao đẳng, đại học (Bảng 4.8).

Trong số 35 người khuyết tật điều tra, NKT có khả năng lao động (chiếm 8,57% tổng số NKT), NKT không còn khả năng lao động chiếm 91,43%, trong đó 60,0% NKT cần sự trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày, 31,43% NKT không có khả năng tự phục vụ được bản thân trong sinh hoạt hàng ngày cần sự trợ giúp hoàn toàn (Bảng 4.9). Tổng hợp số liệu cho thấy, có 42,86% NKT nguồn thu nhập chính từ lương hưu, trợ cấp BHXH, ưu đãi xã hội và chính sách bảo trợ xã hội (Biểu đồ 4.2). Số còn lại là nhờ sự hỗ trợ của gia đình và người thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 91 - 93)