Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

a. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

- Các chính sách của Chính phủ, các bộ, ngành về chính sách BTXH. - Số liệu thu thập được công bố của các cơ quan nhà nước, tổ chức cung cấp (báo cáo sản xuất kinh doanh, báo cáo lao động, công trình nghiên cứu, chính sách tham khảo, chuyên khảo có liên quan đến thực thi chính sách bảo trợ xã hội

đối với người nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội, thu thập số liệu qua các nguồn, kênh khác nhau như thư viện, mạng Internet; tổng hợp từ sách báo, tạp chí, tài liệu nghiên cứu đặc biệt là thông tin số liệu từ các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết từ năm 2014 - 2016 của UBND huyện Gia Lâm… từ đó nắm bắt những thông tin khái quát về tình hình nghiên cứu đề tài, tình hình thực thi chính sách bảo trợ xã hội qua đó tìm ra những hướng nghiên cứu mới cho đề tài.

- Thu thập thông tin, số liệu đã công bố: Liệt kê số liệu và thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin.

- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin.

- Tiến hành thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn kết hợp với ghi chép, sao chụp.

- Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Đề tài tập trung điều tra, khảo sát nghiên cứu thực thi chính sách BTXH tại huyện Gia Lâm. Chọn đối tượng đại diện của 03 xã là Đa Tốn, Kim Sơn và Trung Mầu để khảo sát, điều tra việc thực thi chính sách bảo trợ xã hội. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn Phòng LĐTBXH đây là 03 địa bàn thực thi chính sách bảo trợ xã hội tốt, trung bình và hạn chế. Đây cũng là 3 địa bàn lần lượt thuộc 3 cụm của huyện là Bắc Đuống, Nam Đuống và Sông Hồng.

Do đặc thù về số lượng đối tượng BTXH của 3 xã khác nhau nên để đảm bảo tính đại diện, khách quan, tôi chọn 100 đối tượng để đại điện cho các loại đối tượng (06 người cao tuổi cô đơn, 39 NCT từ đủ 80 tuổi trở lên), 13 người đơn thân nuôi con), 35 người khuyết tật, 07 trẻ em mồ côi). Không điều tra người nhiễm HIV không có khả năng lao động thuộc hộ nghèo và hộ gia đình nhận nuôi dưỡng đối tượng BTXH vì cả 3 xã không có trường hợp nào. Chọn điều tra, khảo sát các đối tượng BTXH theo các phiếu điều tra in sẵn với tổng số mẫu làm 100 mẫu (Bảng 3.1).

Phỏng vấn sâu 28 cán bộ thực thi chính sách BTXH. Trong đó: Phỏng vấn sâu 02 cán bộ Phòng LĐTBXH cấp huyện (01 đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác BTXH, 01 đồng chí cán bộ chuyên môn trực tiếp quản lý, theo dõi công tác BTXH), phỏng vấn sâu 7 lãnh đạo đại diện các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện

(Phòng GDĐT, Bảo hiểm xã hội, Mặt trận tổ quốc, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội NCT, Hội NKT), 07/22 lãnh đạo xã là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt TGXH cấp xã (03 lãnh đạo của xã điều tra, 04 lãnh đạo của xã không điều tra), 12/22 cán bộ, công chức LĐTBXH các xã, thị trấn.

Bảng 3.1. Số lượng chọn mẫu điều tra của đề tài

Chỉ tiêu Tổng số trên địa bàn Số lượng điều tra Phương pháp thu thập Số xã, thị trấn

* Số đối tượng bảo trợ xã hội thụ hưởng (Trung Mầu: 24, Kim Sơn: 39, Đa Tốn: 37)

* Các cơ quan thực thi chính sách BTXH. Trong đó:

- Cấp huyện:

(Phỏng vấn sâu: Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn Phòng LĐTBXH, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Bảo hiểm xã hội huyện, Mặt trận tổ quốc; Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Người cao tuổi, Hội NKT);

- Cấp xã:

+ Đồng chí lãnh đạo UBND (là chủ tịch Hội đồng xét duyệt TGXH).

+ Cán bộ công chức trực tiếp thực hiện chính sách BTXH 22 1011 33 11 22 22 22 3 100 28 9 19 7 12 - Điều tra bằng phiếu hỏi Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu

Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội huyện Gia Lâm (2016) Số liệu thu thập từ các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện được thu thập bằng cách điều tra bằng phiếu hỏi. Đối với cơ quan thực thi chính sách bảo trợ xã hội (cấp huyện, xã), tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các đồng chí đại diện các đơn vị thực thi chính sách bảo trợ xã hội để thu thập ý kiến. 3.2.3. Phương pháp xử lý phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê, mô tả

Các số liệu được thu thập, tìm hiểu thực tế sẽ được mô tả, thống kê lại trong quá trình thực hiện, phản ánh thực trạng thực thi chính sách bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó tổng hợp, phân tích vấn đề liên quan để đi đến mục tiêu đã xác định.

- Phân tổ thống kê

Phương pháp này được sử dụng để tính toán và tìm ra sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng BTXH được trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng.

- Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này để mô tả bức tranh tổng quát về kết quả thực thi chính sách BTXH cho các đối tượng BTXH.

- Phương pháp thống kê so sánh

Trong tiến trình thực hiện đề tài sử dụng phương pháp so sánh theo thời gian qua các năm cụ thể từ 2014- 2016. Từ đó nhằm làm rõ sự khác biệt về chính sách BTXH của các nhóm đối tượng.

3.2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu điều tra được xử lý, tính toán trên phần mềm Excel với phương pháp thống kê, mô tả, bình quân, tần suất và phân tích xu hướng. Sau đó trình bày các thông tin thu thập được dưới bảng biểu, sơ đồ, đồ thị để có thể phản ánh nội dung nghiên cứu một cách rõ ràng và dễ hiểu tới người đọc.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Tất cả những ai liên quan đến chính sách bảo trợ xã hội đều phải có trách nhiệm tham gia vào quá trình thực thi chính sách.

Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước là người trực tiếp triển khai thực thi chính sách công thông qua các biện pháp khác nhau.

Sự tham gia của cộng đồng dân cư là rất quan trọng. Chính phủ cũng như các cơ quan nhà nước cần làm cho người dân hiểu được lợi ích mà chính sách bảo trợ xã hội đem lại cho họ. Lợi ích đó bao gồm lợi ích quốc gia, lợi ích của các địa phương, đơn vị, lợi ích của từng cá nhân. Chỉ khi đó các chính sách bảo trợ xã hội mới dễ dàng triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu được thể hiện:

3.2.4.1. Phản ánh về các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

- Các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng đối với đối tượng BTXH.

3.2.4.2. Tình hình tổ chức thực thi chính sách

* Xây dựng kế hoạch.

* Nguồn lực con người và tài chính.

- Nguồn kinh phí triển khai thực hiện chính sách.

- Nhu cầu thực hiện các chế độ và đối tượng thụ hưởng. * Các bước thực hiện chính sách.

- Tuyên truyền phổ biến chính sách. + Cơ quan chịu trách nhiệm lập kế hoạch.

+ Tỷ lệ hộ, đối tượng biết và nhận thức về chính sách. + Tỷ lệ đối tượng BTXH được nhận trợ cấp.

- Phân công, phối hợp thực hiện chính sách

+ Hệ thống tổ chức chỉ đạo và thực hiện chính sách.

+ Đánh giá về phân cấp quản lý và thực thi chính sách của cán bộ. - Duy trì chính sách.

+ Phân công trách nhiệm đến từng cấp, từng ngành.

+ Phương pháp, biện pháp quy trình và cách thức thực hiện chính sách: Xác định đối tượng, Quyết định chính sách, Kiểm tra chính sách, Theo dõi, tổng hợp báo cáo.

- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra thực hiện chính sách.

+ Cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đánh giá thực thi chính sách bảo trợ xã hội.

+ Công tác báo cáo giám sát. - Thực hiện chính sách.

3.2.4.3. Phản ánh kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội a. Tính hiệu lực của chính sách từng bước được bảo đảm

* Đối tượng hưởng chính sách được mở rộng, từng bước bao phủ hết các đối tượng BTXH khó khăn.

* Tăng số người được hưởng chính sách trợ giúp, trợ cấp và giảm tỷ lệ đối tượng thuộc diện hưởng nhưng chưa được hưởng.

- Về trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH tại cộng đồng.

b. Tính hợp lý chính sách được nâng cao, tác động trực tiếp đến đời sống của đối tượng hưởng lợi

- Mức trợ cấp hàng tháng đã được điều chỉnh hợp lý hơn, gắn với mức sống dân cư…

- Điều kiện để hưởng trợ giúp xã hội được mở rộng.

- Mức trợ cấp cụ thể cho các nhóm đối tượng đã được thiết kế theo 6 cung bậc khác nhau được coi là bước tiến quan trọng.

- Hệ số trợ cấp được điều chỉnh mức trợ cấp tạo quyền lợi, lợi ích ưu tiên cho một số nhóm khó khăn nhất.

- Tính công bằng của chính sách được bảo đảm một cách tương đối trong các nhóm đối tượng hưởng lợi.

- Ưu tiên theo mức độ khó khăn, theo độ tuổi, theo từng loại đối tượng.

c. Tác động ảnh hưởng của chính sách đối với đối tượng hưởng lợi

Những đối tượng BTXH được nhà nước trợ cấp cho một khoản tiền hàng tháng để có điều kiện mua lương thực, thực phẩm và các chi tiêu cần thiết khắc phục cho nhu cầu cuộc sống nhằm đảm bảo duy trì cuộc sống cho đối tượng. Ngoài ra, chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng còn thông qua việc hỗ trợ sinh kế cho các đối tượng BTXH còn sức lao động, có nhu cầu học tập, có nhu cầu phát triển kinh tế, tăng thu nhập ổn định cuộc sống đó là chính sách đào tạo dạy nghề, hỗ trợ giáo dục, vay vốn, hỗ trợ cải thiện hoặc làm mới nhà ở, chương trình xóa đói giảm nghèo.

Về cơ bản chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng BTXH bước đầu được cải thiện và nâng cao như về kinh tế, sức khỏe, trình độ, vị thế xã hội…góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN GIA LÂM GIA LÂM

4.1.1. Chính sách trợ cấp thường xuyên hàng tháng

Hệ thống các văn bản pháp luật quy định cụ thể về đối tượng thụ hưởng chính sách, mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng, các mức cụ thể đối với từng đối tượng, trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp, công tác kiểm tra giám sát, tổng hợp báo cáo... ứng với từng giai đoạn quy định mức TGXH khác nhau. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến nay, áp dụng theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP với mức chuẩn trợ giúp xã hội thấp nhất là 270.000đ/tháng. Căn cứ mức chuẩn trợ cấp của Trung ương, Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước nâng mức trợ cấp xã hội hàng tháng lên 350.000 đồng/tháng cho các đối tượng BTXH sống tại cộng đồng và tại các cơ sở BTXH thuộc Sở LĐTBXH Hà Nội. Mức trợ cấp được áp dụng tại Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND thành phố Hà Nội thực hiện từ 01/01/2015 (Phụ lục số 03).

Hoàn cảnh cụ thể mỗi nhóm đối tượng có mức cụ thể theo hệ số từ 1,0 - 1,5 - 2,0 - 2,5 - 3,0 - 4,0.

+ Hệ số 1,0 quy định: Người đơn thân nghèo nuôi 1 con; người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH, hỗ trợ hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng.

+ Hệ số 1,5 quy định: Người khuyết tật nặng; Người cao tuổi cô đơn từ đủ 60 đến 80 tuổi; Trẻ em mồ côi không có nguồn nuôi dưỡng từ 4 đến dưới 16 tuổi; Người từ 16 đến 22 tuổi có hoàn cảnh như trẻ em dưới 16 tuổi, không có nguồn nuôi dưỡng đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất; Người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không có khả năng lao động từ 16 tuổi trở lên.

+ Hệ số 2,0 quy định: Người khuyết tật nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng; Người cao tuổi cô đơn từ đủ 80 tuổi trở lên; Người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo từ 4 đến dưới 16 tuổi; Người đơn thân thuộc hộ nghèo nuôi 2 con trở lên.

+ Hệ số 2,5 quy định: Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em; Trẻ em mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng dưới 4 tuổi; Trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ nghèo dưới 4 tuổi.

+ Hệ số 3,0 quy định: Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo đủ điều kiện sống trong cơ sở BTXH nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

4.1.2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế

Với chủ trương giúp những người yếu thế tiếp cận với các dịch vụ y tế chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ khi đau ốm, chính sách này tập trung vào hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí, chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, phục hồi chức năng và khuyến khích các tổ chức thực hiện hình thức khám chữa bệnh nhân đạo. Thực hiện Luật BHYT ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ngày 13/6/2014 quy định rõ đối với đối tượng được ngân sách nhà nước đóng. Trong đó các đối tượng thuộc diện BTXH thường xuyên hàng tháng được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí. Thực hiện theo quy định này, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP cũng quy định rõ các các đối tượng BTXH được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng.

Đối tượng, thủ tục, hồ sơ quy trình cấp thẻ BHYT được quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó, đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách TGXH đối với đối tượng BTXH, Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật. Ngoài ra người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo QĐ công nhận hộ nghèo hàng năm cũng được ngân sách nhà nước đóng BHYT. Các đối tượng quy định trên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng: mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do ngân sách nhà nước đóng. Mức hưởng BHYT đối với nhóm đối tượng BTXH đang hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng là 100% chi phí khám chữa bệnh, đối với nhóm người nghèo, cận nghèo là 95%.

Sở LĐTBXH Hà Nội đã phối hợp với BHXH Hà Nội ban hành quy trình cấp thẻ đối với đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng theo thông tư 25/2016/TT-BLĐTBXH.

Mẫu DK05 (1)

Mẫu DK05 (1) (2) DS chưa hoàn thiện Mẫu DK06

Thẻ BHYT, biên bản giao thẻ, Danh sách D10a-TS, (3)

Sơ đồ 4.1. Quy trình cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội (2016) Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội (2016) 4.1.3. Chính sách trợ giúp giáo dục, đào tạo và tạo việc làm

Mảng chính sách này thể hiện ở những nội dung khuyến khích trẻ em là đối tượng BTXH đến trường và hỗ trợ các gia đình khó khăn có đủ điều kiện để bảo đảm cho các em đến trường.

Theo quy định của các văn bản pháp luật (Luật giáo dục, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật dạy nghề, Luật Người khuyết tật, Nghị định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)