Đội ngũ cán bộ lao động thương binh xã hội huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 125 - 127)

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm (2016) Đội ngũ cán bộ lao động thương binh xã hội các xã, thị trấn mặc dù đã bố trí được cán bộ công chức không phải kiêm nhiệm nhiều việc nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao do chưa được đào tạo bài bản về công tác xã hội dẫn đến việc quản lý, theo dõi đối tượng bảo trợ xã hội, thực hiện chế độ, chính sách bảo trợ xã hội gặp nhiều khó khăn như trong việc rà soát, thống kê, quản lý đối tượng.

Để thực hiện được hệ thống chính sách cần có hệ thống sự nghiệp đủ mạnh để triển khai thực hiện. Trong những năm qua mới chỉ quan tâm đến việc tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý hành chính ở các cấp, các ngành có chức năng nhiệm vụ đến thực hiện chính sách. Chưa quan tâm đến hệ thống các đơn vị sự nghiệp chăm sóc đối tượng xã hội ở cộng đồng và ở cấp cơ sở. Chính vì chưa có hệ thống dịch vụ sự nghiệp chăm sóc đủ với nhu cầu đòi hỏi đã dẫn đến hầu hết các dịch vụ hỗ trợ kém chất lượng. Cán bộ cơ sở chưa được đào tạo cơ bản về công tác xã hội, thực hành về công tác xã hội, dẫn đến hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp. Điều này đã dẫn đến việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách chưa nghiêm, thường chậm so với hiệu lực của chính sách.

Diễn giải Cán bộ LĐTBXH huyện Cán bộ LĐTBXH huyện Tổng số Tổng lao động 10 22 32 1. Giới tính: - Nam 3 3 6 - Nữ 7 19 26 2. Trình độ: - Đại học 10 22 32 - Cao đẳng, trung cấp 0 0 0 3. Chuyên ngành: 10 22 32 - QLKT, kinh tế 1 2 3 - Tài chính 3 3 - Xã hội học 5 19 24 - Luật 1 1 2 4. Chế độ tuyển dụng: - Hợp đồng 0 5 5 - Biên chế 10 17 27

Việc bố trí cán bộ công chức của phòng LĐTBXH, cán bộ LĐTBXH xã, thị trấn chưa đủ mạnh để thực thi chính sách BTXH. Đối với cán bộ LĐTBXH xã, thị trấn để làm tốt được chuyên môn thì cần phải có thời gian tham gia công tác nhiều năm mới nắm chắc đối tượng, hiểu rõ địa bàn, có kinh nghiệm thực hiện chính sách được tốt, khi tiếp xúc, trả lời những thắc mắc của đối tượng thì cần có chuyên môn sâu, biết cách giải thích và trả lời cho phù hợp trong việc xã giao, đôi khi có những người cố tình không hiểu, “công thần” nên có thái độ không đúng mực với cán bộ LĐTBXH nên rất cần bố trí cán bộ LĐTBXH là người có kinh nghiệm, chững trạc nên bố trí chức danh này ổn định, không nên thuyên chuyển quá nhanh.

-Tài chính: Qua các nghị định cho thấy, nguồn kinh phí giành cho BTXH không ngừng được điều chỉnh từ năm 2000 đến nay. Nếu Nghị định 07/2000 quy định khoản TGXH thường xuyên do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương thì đến Nghị định 67/2007 quy định phân cấp rõ ràng hơn nguồn kinh phí TGXH thường xuyên tại cộng đồng.

- Hiện tại, mức trợ cấp liên tục được thay đổi nhưng vẫn còn rất thấp, mang tính cào bằng, điều chỉnh trợ cấp còn chậm so với mức lương và giá cả thị trường. Quy định về nguồn kinh phí dành cho trợ giúp không ngừng được bổ sung mở rộng, huy động tối đa khả năng tài chính của Nhà nước, địa phương; Tuy nhiên cơ chế tự cân đối ngân sách cũng đang tạo lên sự chênh lệch và khác biệt giữa các địa phương về phân bổ ngân sách cho hoạt động trợ cấp dẫn đến sự thiếu công bằng trong việc tiếp cận chính sách của người dân ở các địa phương khác nhau. Sự tham gia ủng hộ đóng góp của cá nhân, cộng đồng và các tổ chức xã hội vào ngân sách ngày càng mở rộng song tính tự nguyện tham gia đóng góp ủng hộ chưa cao.

Các khoản chi liên quan đến quản lý được thực hiện theo qui định hiện hành, chưa có những qui định đặc thù theo từng loại đối tượng chính sách.

Nghị định 136/2013/NĐ-CP ban hành ngày 21/10/2013 nhưng đến 24/10/2014 mới ban hành Thông tư 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện. Chính vì vậy, về nâng mức trợ cấp đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. nhưng thành phố Hà Nội thực hiện nâng mức TGXH thường xuyên hàng tháng từ 01/01/2015, thực hiện hỗ trợ mai táng phí từ 01/01/2016. Nguyên nhân là do ngân sách Nhà nước chưa cân đối đủ nên việc thực hiện chậm chễ. Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến đời sống của đối tượng BTXH.

-Thiếu cơ chế quản lý, nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp: Việc lập dự toán phải căn cứ vào đối tượng hưởng lợi, căn cứ vào nguồn thu ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện nên sự phối hợp giữa ngành LĐTBXH và Tài chính Kế hoạch chưa chặt chẽ. Nguồn ngân sách hạn hẹp nên mức độ quan tâm đến đối tượng BTXH sẽ hạn chế.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục: Tuyên truyền là yếu tố quan trọng nhất có tác động lớn đến hiệu quả thực thi chính sách. Mục đích chính là nâng cao nhận thức của toàn xã hội cả cơ quan tổ chức thực thi chính sách và chính đối tượng hưởng lợi.

UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến NCT, NKT vào các ngày kỷ niệm: Ngày thành lập Hội người cao tuổi (10/5), Người khuyết tật (18/4) trên hệ thống loa truyền thanh huyện, xã. Ngoài ra còn tuyên truyền trên hệ thống pa nô, khẩu hiệu, lồng ghép vào các buổi liên hoan văn nghệ quần chúng. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác BTXH hàng năm cho cán bộ các phòng, ban ngành đoàn thể của huyện, xã, thôn với trên 2000 lượt người tham gia. Các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV, khẳng định quyền, nghĩa vụ phát huy vài trò của NCT, NKT trong xã hội, giúp NKT nâng cao kiến thức, kinh nghiệm để vươn lên trong cuộc sống (UBND huyện Gia Lâm, 2016b).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 125 - 127)